Tình hình công nợ phải trả của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101 (Trang 60 - 66)

- Qua gần 5 năm hoạt động Công ty đang là doanh nghiệp hạng II với sản lượng năm 2011 đạt trên 200 tỷ đồng Thông qua việc thi công xây dựng

2.2.1.2. Tình hình công nợ phải trả của Công ty

Công ty cổ phần xây dựng HUD101 là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên Công ty luôn cần một lượng vốn lưu động rất lớn để việc thi công các công trình được diễn ra liên tục, đúng thời hạn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thì ngoài việc huy động nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty phải tìm cách tận dụng tối đa nguồn vốn tạm thời chiếm dụng trong thanh toán và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nhưng đây là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả và có thể phải kèm theo cả tiền lãi nên sẽ đặt lên Công ty gánh nặng về khả năng thanh toán nếu như việc kinh doanh không mạng lại lợi nhuận hoặc Công ty không bố trí được nguồn tiền trả nợ.

Không phải khi gặp rủi ro thì công nợ mới là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, trên thực tế công nợ phải trả luôn là bài toán nan giải làm đau đầu các nhà quản trị tài chính. Các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến nợ bao nhiêu mà còn quan tâm đến thời

hạn phải trả của các khoản nợ và cân đối các nguồn trả nợ một cách cụ thể, tránh tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán sau này. Công ty cổ phần xây dựng HUD101 cũng không tránh được tình trạng khó khăn đối mặt với các khoản phải trả. Chúng ta sẽ đi phân tích tình hình công nợ phải trả của Công ty trong vài năm gần đây.

- Quy mô công nợ phải trả của Công ty

Quy mô công nợ phải trả của Công ty cuối năm so với đầu năm giảm 11,569 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 14.07%, cùng với sự giảm sút của nợ phải trả là sự giảm sút của tổng nguồn vốn. Tốc độ giảm của nguồn vốn là 12.74% nhỏ hơn tốc độ giảm các khoản nợ phải trả chứng tỏ tình hình thanh toán công nợ phải trả của công ty năm 2012 khả quan hơn năm 2011, công ty có thể chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ. Cuối năm 2012, hệ số nợ là 0.86 giảm không đáng kể so với đầu năm 2012, vậy thực chất ở cuối năm 2012 doanh nghiệp chỉ có 14% là nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại 86% là vốn doanh nghiệp đi vay và đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Nếu so sánh hệ số nợ của Công ty với một số đơn vị cùng ngành xây lắp khác như: công ty cổ phần xây dựng số 2- Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hn là 0.88); công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 Thăng Long (Hn là 0.74); công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Tây Hồ ( Hn là 0.87) thì hệ số nợ cao như vậy là có thể chấp nhận được… Để đánh giá chính xác hơn tình hình thanh toán công nợ của Công ty ta đi so sánh trị giá các khoản phải thu và nợ phải trả. Ở đây chỉ so sánh các khoản phải thu và nợ phải trả được sử dụng mà không phải trả lãi nhằm đảm bảo tính sát thực trong việc đánh giá tình hình công nợ của Công ty.

Ở cả đầu năm và cuối năm, số vốn công ty đi chiếm dụng đều lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng và khoản chênh lệch này có xu hướng giảm vào cuối năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã chiếm dụng được lượng vốn đáng kể để tài trợ cho vốn lưu động.

Để làm rõ và chi tiết hơn công nợ phải trả chúng ta đi vào phân tích chi tiết bảng công nợ phải trả của công ty.

Thông qua bảng 2.10 ta thấy nợ ngắn hạn chiếm toàn bộ các khoản nợ phải trả của Công ty trong cả đầu năm và cuối năm 2012. Công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn. Cuối năm, nợ ngắn hạn là 70,685,150,230 đồng, giảm 11,569,057,377 đồng so với đầu năm 2012 ứng với tốc độ giảm là 14.07%.

Trong các khoản nợ phải trả thì khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản vay ngắn hạn cuối năm giảm 23.4 tỷ đồng so với đầu năm 2012 chủ yếu là do Công ty không những không vay thêm được khoản tiền nào của ngân hàng mà còn phải thanh toán khoản vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- CN Hà Nội (khoản vay này giảm gần 28 tỷ), trả nốt khoản vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam là 8.08 tỷ đồng (theo thuyết minh 5.7). Mặc dù ngay từ cuối năm 2011, Phòng Tài chính kế toán đã xây dựng kế hoạch vay vốn của các tổ chức tín dụng với hạn mực tín dụng ngắn hạn khoảng 60 tỷ đồng nhưng do Công ty thiếu tài sản đảm bảo nên năm 2012 hạn mức tín dụng chỉ đạt 35 tỷ đồng. Để khắc phục tạm thời tình trạng thiếu vốn, Công ty đã tận dụng thêm kênh huy động vốn bằng cách vay cá nhân, số tiền vay được là 1.7 tỷ đồng.

Khoản phải trả người bán: đầu năm 2012 khoản phải trả người bán là 4.68 tỷ đồng, cuối năm khoản phải trả người bán giảm xuống còn 3.39 tỷ đồng, và ở cả 2 thời điểm đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản phải trả. Mặc dù hoạt động kinh doanh năm 2012 có chiều hướng đi xuống nhưng Công ty vẫn hoàn thành các khoản nợ đến hạn thanh toán với các nhà cung cấp, nhằm đảm bảo uy tín và thương hiệu của Công ty. Các nhà cung cấp của Công ty chủ yếu là các công ty cung cấp nguyên vật liệu, phương tiện, máy móc, công cụ dụng cụ phục vụ việc thi công như công ty cổ phần xi măng Sông Thao, công ty cổ phần xi măng Đô Lương, công ty cổ phần TASCO, công ty XNK máy và thiết bị P.R.I.M.E,... Với các đặc điểm riêng của ngành xây

dựng như thời gian dự trữ một số loại nguyên vật liệu không được kéo dài; những máy móc, phương tiện thi công chỉ sử dụng trong các giai đoạn thi công nhất định, thời gian sử dụng có thể ngắn như trong giai đoạn làm móng cần sử dụng máy xúc, máy ủi.., khi thi công trên cao cần sử dụng cần cẩu…nên phần vốn đi chiếm dụng từ nhà cung cấp này thường không cao. Nếu công ty có thể gia tăng khoản này thì sẽ tăng khả năng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn. Nhưng đi kèm theo đó là công ty phải đảm bảo được uy tín trước các nhà cung cấp về thời gian thanh toán các khoản nợ.

Người mua trả tiền trước là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn ngắn hạn. So với thời điểm cuối năm 2011 thì tại thời điểm cuối năm 2012, khoản người mua trả tiền trước đã giảm đi 266.8 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 17.05%. Với việc nhận thầu một vài công trình xây dựng mới, công ty đã được bên A ứng trước một phần giá trị công trình, tùy từng mức độ công trình mà bên A ứng trước 10 % - 30%, thông thường, bên A sẽ tạm ứng trước cho công ty 10% giá trị công trình. Đây là nguồn vốn rất có lợi cho Công ty, đáp ứng được một lượng lớn vốn lưu động. Gia tăng được khoản mục này giúp Công ty tăng được uy tín với khách hàng, quy mô hoạt động của công ty được mở rộng hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn các dự án kinh doanh của công ty ký hợp đồng với bên A (bên A đã ứng trước tiền cho công ty) từ năm 2009, 2010, vẫn còn đang trong quá trình thi công như ‘ gói thầu số 1- nhà biệt thự BT7- Khu đô thị mới Vân Canh ( tổng giá trị 14 tỷ đồng), dự kiến tháng 11/2013 mới hoàn thành, “ gói thầu số 3- Xây thô nhà thấp tầng NV04B- Lô HH04- VH” (giá trị 23.3 tỷ đồng) nhận thi công từ năm 2010, dự kiến 2/2014 mới hoàn thành; xây dựng nhà liền kề lô N3 ( tổng giá trị hợp đồng 24 tỷ đồng) , tới 7/2013 mới hoàn thành , …nên khoản người mua trả tiền trước đã giảm đi.

Công ty đã trì hoãn việc nộp thuế cho nhà nước, thể hiện ở khoản mục thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước cuối năm tăng mạnh so với đầu năm, số tiền tăng là 2,71 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 491.59%. Khoản thuế nộp chậm này có thể tạo điều kiện cho công ty sử dụng một lượng vốn mà không mất chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên không nên quá trì hoãn hay trốn nộp thuế vì sẽ vi phạm pháp luật.

Tổng các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác có sự gia tăng rất mạnh vào cuối năm 2012, tăng gần 11 tỷ đồng so với đầu năm. Theo thuyết minh 5.9 thì tất cả các khoản mục PTPN ngắn hạn khác đều tăng, trong đó nổi bật nhất là khoản mục phải trả các đội thi công cuối năm tăng 10.2 tỷ đồng so với đầu năm. Sang năm tới, Công ty cần chú ý đến việc thanh toán khoản mục này đầy đủ, kịp thời để các đội thi công thực hiện tốt công việc ở công trình.

Quỹ khen thưởng phúc lợi cuối năm mặc dù giảm 29.1% so với đầu năm nhưng cũng là sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong việc tổ chức khen thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên nhằm động viên khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhìn chung năm 2012 Công ty đã làm tương đối tốt công tác quản lý công nợ phải trả, mặc dù Công ty khó tiếp cận được khoản vay ngắn hạn ngân hàng do thiếu tài sản đảm bảo nhưng các khoản nợ vay ngắn hạn cũ tại các ngân hàng đã được trả bớt, thực hiện thanh toán đúng hạn với nhà cung cấp và công ty tận dụng nhiều hơn khoản vốn chiếm dụng từ các khoản thuế và các khoản PTPN ngắn hạn khác.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty cổ phần xây dựng hud101 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w