Nền kinh tế càng phát triển thì phạm vi, quy mô công nợ trong doanh nghiệp càng mở rộng và việc quản lý công nợ càng khó khăn hơn. Tình hình công nợ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố, trong đó có các nhân tố chủ quan về phía doanh nghiệp và cả các nhân tố khách quan do môi trường kinh doanh tác động đến. Để có thể đưa ra được các biện pháp tăng cường quản lý công nợ hợp lý nhất thì cần phải quan tâm nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến công nợ.
Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến quản lý công nợ:
Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có rất nhiều những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công nợ, dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số những nhân tố như sau:
- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh thực sự là một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tình hình công nợ của doanh nghiệp từ đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thuộc nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố cụ thể sau:
+ Sự ổn định của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng đều đặn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ tốt hàng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán các khoản nợ được tốt hơn. Ngược lại khi có sự biến động của nền kinh tế thì tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cá nhân đều bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mối liên hệ với môi trường bên ngoài. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng có nhiều biến động thì các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khả năng thanh toán giảm. Do đó các giao dịch buôn bán thường được diễn ra dưới hình thức trả chậm, công nợ phát sinh nhiều và có thể tạo nên dây truyền nợ giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân.
+ Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế của nhà nước:
Đây được coi là môi trường pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thể hiện chủ trương, đường lối về kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Khi đó thì các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh như trên đó là doanh nghiệp sẽ thu được đầy đủ các khoản nợ và thanh toán đầy đủ các khoản nợ của mình, khi đó doanh nghiệp sẽ làm ăn phát đạt, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được củng cố. Ngược lại nếu hệ thống luật pháp còn nhiều bất cập, đường lối chính sách của nhà nước không đúng đắn sẽ gây khó khăn thậm chí kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp và tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm sút hoặc mất khả năng thanh toán công nợ. Hệ thống luật pháp về kinh tế nói chung và hệ thống luật pháp về ngân hàng nói riêng nếu chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp ký kết được các hợp đồng kinh tế an toàn, các khoản nợ sẽ thu hồi được đầy đủ và nhanh chóng. Ngoài ra mức lãi suất trần mà nhà nước quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, tức là ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
+ Ảnh hưởng của các nhân tố giá cả, lãi suất, thuế...đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá đúng sự tác động của các nhân tố này thì phải đặt chúng trong bối cảnh cụ thể là nền kinh tế đang phát triển hay suy thoái. Nếu giá cả, lãi suất và thuế đưa ra phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và khi đó các khoản công nợ của doanh nghiệp cũng được thanh toán đầy đủ đúng thời hạn. Ngược lại thì các khoản thanh toán sẽ không được thanh toán đầy đủ đúng hạn và doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, các khoản phải thu thì sẽ không thu được.
- Môi trường hợp tác, hội nhập kinh tế:
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, sự phụ thuộc giữa các quốc gia về kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu. Để thuận tiện cho quá trình hợp tác và hội nhập thì hệ thống luật pháp trong nước phải chặt chẽ thì mới bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp, còn nếu lỏng lẻo thì rủi ro cho các doanh nghiệp sẽ cao.
Các doanh nghiệp khi tham gia quan hệ kinh tế quốc tế sẽ chịu ràng buộc bởi các hiệp định song phương hoặc đa phương, vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ các hiệp đinh này trước khi ký hợp đồng để hạn chế được rủi ro cho các doanh nghiệp. Trên phạm vi rộng thì sự biến động của nền kinh tế thế giới hay nền kinh tế khu vực cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến nền kinh tế trong nước từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan:
Các khoản phải thu và phải trả tồn tại một cách tất yếu trong quá trình kinh doanh và quá trình thanh toán của doanh nghiệp, khó có thể có số dư các khoản phải thu và phải trả ở mọi thời điểm bằng không bởi mua chịu và bán chịu là việc thường xuyên xảy ra trong kinh doanh, và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách bán hàng và chính sách thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy kiểm soát các khoản phải thu, phải trả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà chúng ta nên xem xét các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp để hạn chế thất thoát và có biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Số lượng các khoản phải thu và độ lớn của nó thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, nói cách khác nó phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố đó bao gồm:
- Trình độ quản lý doanh nghiệp:
Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất, nếu trình độ quản lý của các nhà quản trị tài chính tốt biết tổ chức các nhân viên kinh doanh hợp lý, đề ra chính sách bán chịu phù hợp, các tiêu chuẩn tín dụng đưa ra có thể thu hút được khách hàng đồng thời có những biện pháp để thẩm định khách hàng trước khi áp dụng chính sách bán chịu thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trong thanh toán. Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc biết tổ chức hợp lý công nợ, phân chia công nợ hợp lý từ đó sẽ có biện pháp để thu hồi công nợ, hạn chế được rủi ro như phân công nợ theo tuổi thọ, theo khả năng thu hồi nợ và đối tượng nợ từ đó doanh nghiệp sẽ biết được khoản nợ nào đã đến hạn, khoản nợ nào quá hạn để có biện pháp thu hồi.
- Khối lượng sản phẩm hàng hoá bán chịu cho khách hàng:
Để có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc mở rộng số lượng các sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ khuyến khích người mua bằng cách cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Khi đó sẽ làm tăng các khoản nợ phải thu và chi phí liên quan (chi phí quản lý khoản nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro). Nếu không quản lý tốt các khoản phải thu này thì doanh nghiệp sẽ không thu được nợ hoặc sẽ phải chịu chi phí thu hồi nợ cao. Doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định bán chịu cho khách hàng.
- Tính chất thời vụ của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chất thời vụ thì trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ cao cần có những biện pháp để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh. Do đó quy mô công nợ thường phát sinh lớn vào thời vụ của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
- Chính sách tín dụng của doanh nghiệp: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa là người mua đồng thời lại vừa là người bán. Là người mua doanh nghiệp nhận được tín dụng thương mại từ nhà cung cấp hình thành nên các khoản phải trả, là người bán doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng hình thành nên các khoản phải thu. Do đó việc đánh giá chính sách tín dụng thương mại ta cần phải chú ý cân nhắc một số yếu tố sau:
Tác động của chi phí Xác suất không trả tiền Tác động của doanh thu Chiết khấu thanh toán,...
Để tạo được uy tín với đối tác và xây dựng thương hiệu trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải thanh toán các khoản nợ đầy đủ đúng thời hạn, có như vậy thì các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng sẽ được thu hồi đầy đủ và đúng hạn, rủi ro trong thanh toán thấp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện kinh doanh cụ thể của mình mà tìm ra giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý công nợ. Nhưng nhìn chung để công tác quản lý công nợ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay đạt hiệu quả cao thì có một số giải pháp chủ yếu sau: