Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 38 - 39)

7. Hướng phát triển của đề tài

3.3.3 Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu

Nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ôtô dưới 12 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỉ trọng nhóm này ở mức thấp nhất so với 2 nhóm trên, chiếm 6,6% trên tăng kim ngạch nhập khẩu. Qua triển khai một số giải pháp như tăng thuế nhập khẩu, hạn chế tiếp cận ngoại tệ… kim ngạch nhóm này đã giảm. Năm 2008 kim ngạch đạt 5,46 tỉ USD, tăng 40,7% so với năm 2007. Năm 2009 con số này là 6,5 tỷ và dự kiến sẽ là 7,2% trong năm 2010 với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 23,5%/năm. Hai mặt hàng có tốc độ giảm nhiều nhất là ôtô nguyên chiếc và linh kiện dưới 12 chỗ ngồi, phụ tùng ôtô

Bộ Công Thương cũng cho biết trong năm 2010, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý, hàng hóa khác…, với kim ngạch nhập khẩu dự kiến khoảng 6,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2009.

Các mặt hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện ô tô dưới 9 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy cũng sẽ tiếp tục hạn chế nhập khẩu. Hiện tỷ trọng nhóm này ở hiện chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu nhóm này đạt 6,32 tỷ năm 2010, tăng 5% so với năm 2009 và tỷ trọng giảm xuống còn 8,5%.

Khi xây dựng chính sách nhập khẩu hàng tiêu dùng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề cơ bản sau đây:

• Cơ cấu hàng tiêu dùng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu phải ở mức độ vừa phải.

• Khuyến khích sản xuất “lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng” là chiến lược kinh tế cơ bản của Nhà nước Việt Nam. Do đó nhập khẩu phải có tác dụng khuyến khích và bảo vệ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 38 - 39)

w