Giải pháp ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 39 - 42)

7. Hướng phát triển của đề tài

3.4.1 Giải pháp ngắn hạn:

Năm 2010 chúng ta nên tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã triển khai trong năm 2009 như sau:

3.4.1.1 Kiểm soát chặt các mặt hàng nhập khẩu.

Thứ nhất, yêu cầu các ngân hàng ngừng cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ

Ngoài 13 nhóm mặt hàng, chủ yếu là các nhu cầu nhập khẩu phục vụ quốc tế, dân sinh và sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh... được ưu tiên cấp tín dụng nhập khẩu, các ngân hàng thương mại, trước mắt, sẽ dừng các khoản cho vay mới phục vụ nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng xa xỉ như ôtô, mỹ phẩm, rượu bia...

Theo Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh này của các ngân hàng được thực hiện theo đề xuất của Bộ Công Thương đã được Thủ tướng phê duyệt nhằm kiềm chế nhập siêu trong năm 2009. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo thực hiện đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

Theo đó đầu tiên vụ Xuất nhập khẩu sẽ phải rà soát lại tất cả các mặt hàng nhập khẩu, xem lại danh mục các mặt hàng tiêu dùng do nhà nước quản lý bởi danh mục này đã được ban hành 3 năm, hiện đã có nhiều thay đổi. Qua

đó xác định những mặt hàng không quan trọng, nhất là những mặt hàng xa xỉ như ôtô dưới 9 chỗ ngồi, điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu ngoại, kể cả rau quả và thực phẩm để kiểm soát chặt chẽ.

Tiếp đến là yêu cầu hệ thống các ngân hàng thương mại xem xét kỹ hoặc tạm dừng từ tháng 12/2009 không cho vay tiền nhập khẩu, dứt khoát hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ. Cuối cùng là sử dụng các biện pháp hành chính như nhập khẩu về phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, kéo dài thời gian thông quan để các doanh nghiệp nhập khẩu phải cân nhắc bài toán lợi nhuận.

Lý do khiến Bộ Công Thương phải đề xuất các biện pháp kể trên là nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết tháng 1/2009 của Chính phủ, theo đó khống chế tỷ lệ nhập siêu trong năm 2009 ở mức 20% so với giá trị xuất khẩu. Chỉ đạo này nhận được khá nhiều ủng hộ từ phía các ngân hàng vì ngoài tác dụng kiểm soát nhập siêu, việc hạn chế cho vay nhập khẩu còn giúp các ngân hàng hạn chế các khoản vay mới trong giai đoạn tín dụng căng thẳng hiện nay.

Thứ hai, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hiệu quả.

Ví dụ: đối với xăng dầu là mặt hàng mà Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất được, từ nay đến hết năm, Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN - chủ đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất), Tổng Công tỷ Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và 11 đầu mối tiêu thụ xăng dầu cần hợp tác chặt chẽ, cân đối cung cầu để ưu tiên tiêu thụ hết khoảng 800 nghìn tấn sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung

Quất; đồng thời giảm bớt hoặc ngừng lượng xăng dầu nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

Thứ ba, Bộ Công Thương sẽ tăng cường các biện pháp hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu như kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, kéo dài thời gian thông quan… để các doanh nghiệp nhập khẩu phải cân nhắc có lợi hay không trong việc nhập khẩu. Cụ thể như sau:

• Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.

• Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm…

• Riêng đối với mặt hàng vàng trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để khống chế mức nhập khẩu

3.4.1.2 Điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính đã tiến hành điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu, trong đó ban hành biểu thuế ưu đãi cho một số mặt hàng ưu tiên nhập khẩu

Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Một mặt, những điều chỉnh này được thực hiện theo các cam kết thuế quan giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO; mặt khác, đây cũng là ứng xử của nhà điều hành chính sách trước những biến động mạnh và bất thường trên thị trường thế giới nhằm hỗ trợ cho sản xuất, bình ổn thị trường trong nước, cũng như hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu. Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyên vật liệu cho sản xuất… liên tục

được điều chỉnh; điển hình như thuế xuất khẩu thép, thuế nhập khẩu xăng dầu.

Một điểm đáng chú ý là tần suất điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu tập trung từ tháng 9 về cuối năm 2009, giảm phổ biến ở nhiều mặt hàng (riêng thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng), như một giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngành hàng trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong và ngoài nước.

Ngày 16/8/2006 Bộ Tài chính ban hành nhiều Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu vào VN. Theo biểu thuế ưu đãi này thì động vật sống, gia cầm sống chỉ phải chịu mức thuế nhập khẩu 5% (trừ con giống là 0%). Trong khi đó, các sản phẩm như thịt động vật (nhóm 0201 và 0202) phải chịu mức thuế 20%, thịt lợn 30%, thịt và phụ phẩm gia cầm 30%. Mức thuế nhập khẩu 30% cũng được áp dụng cho các sản phẩm từ cá và các động vật thuỷ sinh. Trong khi máy sử dụng cho nghành công nghiệp da giày, cơ khí (nhóm 8461, 8462) chủ yếu được hưởng thuế nhập khẩu 0%, thì máy móc sử dụng cho nghành công nghiệp may phải chịu nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau như 0%, 3%, 10%,30% thậm chí là 50%. Tương tự, nếu như tất cả các loại máy móc sử dụng cho nghành công nghiệp xây dựng (trừ xe lăn đường có trọng lượng dưới 20 tấn phải chịu thuế 5%) chỉ phải chịu thuế nhập khẩu 0% thì các loại máy sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp (từ nhóm 8432 đến nhóm 8437 phải chịu nhiều mức thuế suất khác nhau (0%, 5%, 20%). Tính chung, có hàng trăm ngàn mặt hàng nhập khẩu có thuế suất 0%.

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w