Cơ cấu nhập khẩu và phương hướng nhập khẩu giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 35 - 37)

7. Hướng phát triển của đề tài

3.3 Cơ cấu nhập khẩu và phương hướng nhập khẩu giai đoạn 2000-2010

2000-2010

Cơ cấu nhập khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các nhóm hàng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu. Bộ Công thương đã chia hàng hóa nhập khẩu làm 3 nhóm.

• Nhóm I, hàng cần thiết nhập khẩu: hàng thiết yếu, đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu. Nhóm hàng này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để sản xuất, không áp dụng các biện pháp quản lý

• Nhóm 2, hàng cần kiểm soát nhập khẩu là: sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý, hàng hóa khác...

• Nhóm 3, hàng hạn chế nhập khẩu như hàng tiêu dùng, ô tô nguyên

chiếc dưới 9 chỗ và linh kiện...

3.3.1 Hàng cần thiết nhập khẩu

Nhóm hàng này bao gồm thiết bị toàn bộ, thiết bị máy móc lẻ và dụng cụ, phụ tùng…

Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của nhóm mặt hàng này đạt 64,1 tỉ USD, tăng 28,4% so với năm 2007, chiếm tỉ trọng 77,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Phấn đấu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng nhóm này

giảm xuống còn 5,9% ( giảm mạnh chủ yếu do lượng xăng dầu nhập khẩu giảm), đạt kim ngạch 71,5 tỉ USD.

Đây là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Tuy nhiên vẫn phải tính đến khả năng giảm hợp lý nhập khẩu ở nhóm này thì mới có khả năng giảm nhập siêu vì tỉ trọng khối này chiếm tới gần 4/5 tổng giá trị nhập khẩu.

3.3.1.1 Thiết bị toàn bộ

Gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập khẩu đảm bảo sự hoạt động hoàn chỉnh của một công trình. Trong nhiều trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ người ta nhập khẩu luôn cả bí quyết công nghệ và có chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn sử dụng. Đối với một nước như nước ta khi lực lượng lao động còn ở trình độ thấp thì nhóm thiết bị toàn bộ trong cơ cấu nhập khẩu nên chiếm tỷ lệ thích đáng và ngày càng tăng. Tuy nhiên khi nhập khẩu nhóm hàng này cần chú trọng một số yêu cầu như sau:

• Kỹ thuật tiên tiến, chất lượng tốt

• Cho phép sản xuất sản phẩm xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao

• Giá cả phải chăng

• Phù hợp với trình độ sản xuất và tay nghề của người lao động

• Mang lại hiệu quả kinh tế cao

3.3.1.2 Thiết bị máy móc lẻ

Mục đích nhập khẩu về để lắp đặt mới hoặc thay thế máy móc hao mòn vô hình hoặc hữu hình. Khi nhập khẩu nhóm hàng này cần phải lưu ý:

• Phải phù hợp với công suất hoạt động của Nhà máy

• Đảm bảo tính đồng bộ của máy móc

• Máy móc phải phù hợp với với điều kiện sản xuất của Việt Nam

• Đặc biệt phải chú ý đến hiệu quả kinh tế của máy móc nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu máy móc đã sản xuất được trong nước mà chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập.

3.3.1.3 Dụng cụ, phụ tùng

Chủ yếu là phụ tùng thay thế để thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa những máy móc thiết bị nhập khẩu mà ta chưa có điều kiện sản xuất. Trong thời gian tới chúng ta nên có biện pháp khuyến khích sản xuất những mặt hàng này ở trong nước nhằm từng bước giảm tỷ trọng nhập khẩu dụng cụ, phụ tùng.

Một phần của tài liệu Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w