Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
253,62 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả chuyên đề 1 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 1 Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ NGUỒN VỐN CỦA WB 2 1.1.Vai trò của giao thông đô thị với phát triển đô thị ở Việt Nam 2 1.1.1. Khái niệm, phân loại đặc điểm của giao thông đô thị 2 1.1.1.1 Khái niệm của giao thông đô thị 2 1.1.1.2 Đặc điểm của giao thông đô thị 4 1.1.2. Vai trò của giao thông đô thị ở Việt Nam hiện nay 4 1.1.3 Nguồn vốn phát triển giao thông đô thị hiện nay 5 1.2. ODA của WB đối với phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam 7 1.2.1. Giới thiệu về ngân hàng thế giới (WB) và ODA của WB 7 1.2.2 Sự cần thiết của ODA đối với phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam 9 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới giải ngân vốn ODA của WB 11 1.3.1. Khái niệm, thủ tục cần thiết trong giải ngân ODA của WB 11 1.3.1.1 Khái niệm ODA và giải ngân vốn ODA 11 1.3.1.2 Thủ tục cần thiết trong giải ngân vốn ODA của WB 13 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giải ngân 14 1.3.2.1 Yếu tố khách quan 14 1.3.2.2 Yếu tố chủ quan 15 1.3.3. Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA 17 2 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 2 Luận văn tốt nghiệp Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA CỦA WB TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu về dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng 19 2.1.1 Mục tiêu của dự án 19 2.1.2 Giới thiệu dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng 19 2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng 24 2.2.1 Phương thức giải ngân đối với nguồn vốn dự án 24 2.2.1.1 Thanh toán trực tiếp (thanh toán theo khối lượng xây dựng) 24 2.2.1.2 Thủ tục thư cam kết 26 2.2.1.3 Phương pháp mở tài khoản đặc biệt 27 2.2.2 Thủ tục giải ngân của dự án 30 2.2.3 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng 32 2.2.3.1 Mức độ giải ngân của dự án theo năm 32 2.2.3.2 Mức độ giải ngân của dự án theo từng quý 36 2.3 Đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng 38 2.3.1 Những kết quả đạt được 38 2.3.2 Những hạn chế và khó khăn 40 2.3.3 Nguyên nhân 43 3 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 3 Luận văn tốt nghiệp 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 43 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 45 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA WB TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 48 3.1 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 48 3.1.1 Quản lý và giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu ,lựa chọn nhà thầu 48 3.1.2 Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư 49 3.1.3 Các biện pháp đảm bảo tiến độ thi công của dự án 51 3.1.4 Tăng cường vai trò,trách nhiệm của các đơn vị tư vấn 52 3.1.5 Giải quyết tốt vốn đối ứng 53 3.1.6 Nâng cao năng lực của cán bộ Ban quản lý dự án 54 3.2 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trên 55 3.2.1 Về phía Chính phủ và các Bộ ,ban,ngành chức năng 55 3.2.2 Về phía Sở giao thông vận tải thành phố Hải Phòng 58 3.2.3 Về nhà tài trợ WB 59 3.2.4 Về phía UBND thành phố Hải Phòng và các Sở, ngành, địa phương liên quan 59 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 4 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 4 Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. BQLDA: Ban quản lý dự án 2. GPMB: Giải phóng mặt bằng 3. GTVT: Giao thông vận tải 4. IDA: Hiệp hội phát triển quốc tế 5. KBNN: Kho bạc Nhà nước 6. L/C: Thư tín dụng 7. LHQ: Liên Hợp Quốc 8. NHPV: Ngân hàng phục vụ 9. ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức 10. QL: Quốc lộ 11. UBND: Uỷ ban nhân dân 12. TVGS: Tư vấn giám sát 13. WB: Ngân hàng Thế giới 5 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 5 Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp. Sơ đồ 2: Thanh toán theo thủ tục thư cam kết. Sơ đồ 3: Thanh toán theo thủ tục mở tài khoản đặc biệt. Bảng 2.1: Mức độ giải ngân vốn ODA của WB tại dự án theo từng năm. Bảng 2.2: Số liệu giải ngân của dự án năm 2011. Bảng 2.3: Số liệu giải ngân của dự án năm 2012 6 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 6 Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hiện nay là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề được quan tâm trong thời gian qua để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay. Hải Phòng là một thành phố có vị trí quan trọng của nước ta, là trung tâm giao lưu kinh tế lớn, sự phát triển của thành phố này còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các địa phương phụ cận. Chúng ta đều biết giao thông có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc phát triển đất nước. Hiện nay, dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng là một dự án quan trọng được Chính phủ quan tâm, dự án đã được triển khai cách đây vài năm với lượng vốn ODA lớn do WB tài trợ. Tuy nhiên vấn đề giải ngân thấp nguồn vốn này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và hiệu quả của dự án. Vì lý do đó, em đã chọn đề tài “đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng” làm chuyên đề thực tập của mình. Tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được những nhận xét, đánh giá của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 7 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 7 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ NGUỒN VỐN CỦA WB 1.1 Vai trò của giao thông với phát triển đô thị ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm của giao thông đô thị 1.1.1.1 Khái niệm của giao thông đô thị Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau và giữa thành phố với các khu vực bên ngoài. 1.1.1.2 Phân loại giao thông đô thị Giao thông đô thị gồm giao thông đối ngoại và giao thông đối nội *Giao thông đối ngoại Giao thông đối ngoại là giao thông giữa thành phố với các vùng phụ cận và các địa phương, là sự liên hệ giao thông giữa đô với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau hoặc giữa đô thị với các vùng khác trong nước. Tùy vào địa hình, địa lý cũng như quy mô của thành phố mà có thể dùng các loại hình vận tải khác nhau để phục vụ giao thông đối ngoại như: • Đường sắt: Được dùng phổ biến vì có sức chứa lớn, vân chuyển được đường dài,an toàn, tốc độ cao, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu; tuy nhiên nhiên đầu tư ban đầu lớn, chiếm nhiều diện tích, dễ gây trở ngại cho hoạt động của đô thị. • Đường thủy: Có thể vận chuyển với số lượng lớn hàng hóa cồng kềnh, đi đường xa, giá thành hạ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không cao; tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết và tốc độ chậm. 8 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 8 Luận văn tốt nghiệp • Đường hàng không: Ngày nay trở thành giao thông quan trọng. Vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, phạm vi hoạt động rộng, thích hợp với vận tải đường dài hoặc có thể vận tải tới những nơi mà vận tải bằng những loại hình khác gặp nhiều khó khăn. • Đường ô tô: Được sử dụng phổ biến nhất vì rất cơ động, có thể thực hiện từ cửa tới cửa, không phải qua trung chuyển, thiết bị vận tải đơn giản, dễ thích ứng với mọi trường hợp, cự li di chuyển ngắn và có xu hướng gia tăng nhờ vào sự phát triển của phương tiện vận tải và mạng lưới đường bộ cả về chất lượng và số lượng. *Giao thông đối nội Giao thông đối nội đảm bảo việc lưu thông giữa các khu vực trong thành phố. Giao thông đối nội đảm bảo sự vận chuyển hành khách, hàng hóa với các nhiệm vụ cụ thể như sau: • Vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận tải hàng hóa phục vụ nhân dân trong vùng. • Vận tải hành khách là phục vụ nhu cầu của người lao động từ nhà tới nơi làm việc; học sinh, sinh viên từ nhà tới trường học; phục vụ nhu cầu khách tham quan, khách vãng lai và các nhu cầu di chuyển khác. Tuy nhiên, với giao thông đối nội thì quan trọng nhất vẫn là vẫn chuyển hành khách vì nhu cầu này rất lớn, số lượt đi của người dân không ngừng tăng cao và đây cũng là nguyên chính gây ùn tắc giao thông trên các tuyến đường. Các phương tiện giao thông tham gia đối nội có thể kể đến như sau: • Đường bộ: Xe buýt, xe ô tô khách, xe con, mô tô, xe đạp, bộ hành. • Đường sắt: Tàu điện, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. 9 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 9 Luận văn tốt nghiệp • Đường thủy: Tàu thủy, ca nô, thuyền. • Đường hàng không: Máy bay thương mại loại nhỏ, máy bay lên thẳng. Mạng lưới giao thông đối ngoại được đấu với mạng lưới giao thông đối nội thông qua các trạm trung chuyển trung gian như bến xe, nhà ga, bến cảng… đảm bảo sự đi lại ra vào đô thị được thuận lợi. 1.1.1.2 Đặc điểm của giao thông đô thị • Giao thông đô thị rất phức tạp. • Tỷ lệ đất dành cho giao thông thấp. • Đường phố ít và phân bố không đều. • Đường phố ngắn và hẹp. • Đường phát triển không theo sự gia tăng của các phương tiện cơ giới đường bộ. • Giao cắt giữa các nút giao thông chủ yếu vẫn là giao cắt cùng mức, kể cả giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. • Hệ thống thoát nước kém. • Vận tải hành khách công cộng có những chuyển biến theo hướng tích cực, tuy nhiên vận tải hai bánh vẫn giữ vai trò chủ đạo. • Tổ chức giao thông kém làm giảm khả năng thông xe của đường phố, gây ùn tắc, đặc biệt là tại các nút giao thông. • Vận tải đường sắt và các loại hình giao thông công cộng khác (tàu điện ngầm, đường sắt trên cao,…) chưa được phát triển. 1.1.2 Vai trò của giao thông đô thị ở Việt Nam hiện nay Sự phát triển của đô thị luôn gắn liền với sự phát triển của giao thông đô thị. Giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực của đô thị với nhau và đảm bảo sự liên hệ của đô thị với bên ngoài. Thực tế chứng minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt, khó có thể thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Hệ thống đường đô thị được ví như hệ thống huyết mạch của cơ thể con người, có vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị tốt giúp giảm thiểu các tác động có hại tới quá trình đô thị hóa, tận dụng 10 Đào Thị Kim Oanh Lớp: CQ47/08.02 10 [...]... TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu về dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng 2.2.1 Mục tiêu của dự án *Mục tiêu dài hạn Dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, thỏa mãn nhu cầu giao thông ra vào cảng từ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và từ các địa bàn thuộc thành phố Hải Phòng. .. hạn: Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, đáp ừng nhu cầu vận tải từ các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và thành phố Hải Phòng Dự án cũng nhằm nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và năng lực quản lý phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng 2.1.2 Giới thiệu về dự án phát triển giao thông đô thị. .. thị tại thành phố Hải Phòng 1 Tên dự án: Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng Tên tiếng anh: “Haiphong Urban Transport Development Project” 2 3 Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế Giới Tổng kinh phí thực hiện: Tổng vốn dự án: 276,611 triệu USD Trong đó, vốn vay Ngân hàng thế giới (vốn vay IDA thông thường) là 175 triệu USD Vốn còn lại là vốn đối ứng do UBND thành phố Hải Phòng bố trí 25 Đào Thị. .. đó, công tác lập hồ sơ giải ngân cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án 1.3.3 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án ODA Tiến độ giải ngân chậm sẽ gây nên hậu quả xấu trên nhiều mặt cho dự án ODA. Cụ thể: Thứ nhất , giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với... là nguồn vốn khá quan trọng cho phát triển giao thông đô thị • Nguồn vốn đóng góp của các tổ chức xã hội Đây là nguồn vốn mặc dù số vốn thường không lớn, nhưng thường là nguồn vốn có mức ưu đãi cao, lãi suất thấp nhằm khuyến khích cho các dự án hoàn thành mục tiêu của mình • Vốn đóng góp từ nhân dân Cũng giống như nguồn vốn đóng góp của các tổ chức xã hội thì nguồn vốn đóng góp từ nhân dân là nguồn vốn. .. tới giải ngân vốn ODA của WB 1.3.1 Khái niệm, thủ tục cần thiết trong giải ngân vốn ODA của WB 1.3.1.1 Khái niệm ODA và giải ngân vốn ODA a) Khái niệm ODA ODA là tên viết tắt của Official Development Assistance, có nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức Khái niệm ODA được Uỷ Ban Viện Trợ phát triển DAC (Development Assistance Committee) của tổ chức OECD chính thức đề cập năm 1969 Theo DAC thì ODA là nguồn. .. tài khóa 2012 sẽ được WB thông báo vào ngày 1/7/2011 4 5 Thời gian thực hiện: dự kiến từ 2010 tới 2016 Quản lý dự án: UBND thành phố Hải Phòng là cơ quan chủ quản dự án Sở Giao thông Vận tải thành phố Hải Phòng là chủ đầu tư Ban quản lý dự án khu vực các công trình giao thông vận tải là Ban quản lý dự án 6 này Cơ chế tài chính: Vốn vay WB được thực hiện theo cơ chế cấp phát từ 7 ngân sách nhà nước Các... trình độ quản lý của nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải Phát triển nguồn nhân lực là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu Để thúc đẩy sự phát triển của giao thông Việt Nam không những cần nguồn vốn đầu tư mà còn phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực Các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực này góp phần đào tạo đội ngũ lao động có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát. .. lý và hoạt động ra sao Hệ thống đường phố đô thị có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cho chất lượng sống của người dân đô thị như chiếu sáng, thông gió, cảnh quan, vệ sinh,…Đường đô thị còn là nơi bố trí các hệ thống hạ tầng thiết yếu khác như cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc 1.1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đô thị • Huy động vốn trong nước • Nguồn vốn từ NSNN Ngân sách nhà... ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ của dự án Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA Thứ hai ,giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi còn lại của dự án Điều này xảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn cho một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã ký kết thì bên cho 22 Đào Thị Kim Oanh 22 Lớp: . của dự án 19 2.1.2 Giới thiệu dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng 19 2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng. TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA CỦA WB TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu về dự án phát triển giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng 19 2.1.1 Mục tiêu của. TẠI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 48 3.1 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng trong