Ngoài những yếu tố khách quan nằm ngoài sự điều chỉnh của Ban quản lý dự án thì công tác thực hiện và giải ngân dự án chậm còn do nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, do dự án có phối hợp của nhiều Sở, ban, ngành và địa phương nên khâu thủ tục trở nên rườm rà phức tạp.
Với mỗi công trình của dự án khi triển khai thực hiện bị chi phối bởi các quy định chính sách hiện hành và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính, sở GTVT, KBNN …đồng thời phải tuân theo quy định của nhà tài trợ. Các báo cáo, giải trình cần sự phê duyệt của các cơ quan khác nhau nên một báo cáo hoàn tất phải chờ đợi nhiều cấp thẩm quyền xem xét, kiểm tra khiến thời gian bị kéo dài. Trong khi đó, cơ chế chính sách hiện hành lại chưa đồng bộ, thiếu sự quản lý tổng thế. Điều này đã dẫn đến việc là nhiều công đoạn của dự án phải xử lý theo hình thức tình thế và UBND thành phố phải thường xuyên tổ chức hội họp lấy ý kiến của Sở, ban, ngành dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm so với kế hoạch.
Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
Công tác giải phóng mặt bằng của dự án chậm tiến độ do giá cả luôn biến động vì lạm phát làm cho đơn giá đền bù phải điều chỉnh nhiều lần, tốn nhiều công sức trong việc lập, điều chỉnh, trình duyệt phương án đền bù. Những khó khăn vướng mắc liên quan đến các vẫn đề trên biểu hiện ở việc xác định diện tích, vị trí và phân loại đất ( đất ở / đất vườn/ đất nông nghiệp; đất hợp pháp hay không hợp pháp…); việc xác định giá trị tài sản trên đất và di chuyển mồ mả; xác định giá đền bù; bố trí chỗ ở mới.
Thông thường, giá bồi thường được ban hành từ tháng 1 hàng năm thấp hơn nhiều so với thực tế, trong khi đó, người dân yêu cầu tính giá đền bù” sát
giá thị trường” tại thời điểm giao đất. Điều đó dẫn đến người dân phản đối, khiếu nại gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Thứ ba, công tác chọn nhà thầu còn chưa chặt chẽ.
Do công tác lựa chọn nhà thầu chưa chặt chẽ đến tình trạng hai nhà thầu cùng có phần đề xuất kỹ thuật giống nhau trong hồ sơ dự thầu. Ngoài ra các nhà thầu phần lớn là nhà thầu địa phương nên đều là những nhà thầu nhỏ, khả năng vốn có hạn không có tiền ứng trước để mua nguyên liệu lại yếu về trình độ chuyên môn nên thời gian hoàn thiện hồ sơ hoàn công, thanh toán mất nhiều thời gian cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tiến đọ thực hiện cũng như tiến độ giải ngân của dự án.
Thứ tư, do năng lực của các đơn vị tư vấn.
Sự hạn chế về năng lực của các đơn vị tư vẫn ảnh hưởng tới tính chuẩn xác trong phân tích, lựa chọn công nghệ, thiết bị kỹ thuật của dự án, nếu không phù hợp phải thay đổi sẽ gây tốn kém về chi phí cũng như thời gian. Bên cạnh đó, sự thiếu thống nhất giữa cơ quan tư vấn của Bộ GTVT với UBND thành phố Hải Phòng trong chuyên môn mà quá trình xem xét thống nhất phải thực hiện nhiều lần, điều này đã làm chậm thời gian khởi công của dự án dẫn đến thời gian thực hiện và giải ngân của dự án cũng bị chậm lại so với kế hoạch đề ra ban đầu.
Thứ năm, nguyên nhân từ năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án.
Trình độ, năng lực quản lý, giám sát của Ban quản lý dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, thiếu kiến thức về quản lý tài chính, về khả năng phân tích, đánh giá,dự đoán, đàm phán hợp đồng cho nên quá trình xét thầu, đàm phàn ký kết các đồng đồng mua sắm, xây lắp kéo dài. Thiếu
kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cũng gây ra tình trạng thụ động khi nghiệm thu các khối lượng thực hiện chưa đạt tiêu chuẩn…
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
3.1.1 Quản lý và giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và hiệu quả của dự án. Vì vậy, cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; điều này là rất cần thiết. Nếu tổ chức tốt công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; chọn lựa ra được nhà thầu uy tín, đủ khả năng thực hiên dự án, đảm bảo chất lượng công việc sẽ giúp cho dự án được triển khai nhanh chóng, đúng kế hoạch từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.
Từng bước trong quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cần phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp lý, đáp ứng đúng yêu cầu của các nhà tài trợ. Các thủ tục mời thầu phải công khai bằng các hình thức khác nhau như thông báo trên báo chí, trên tivi, trên các trang web, thông báo bằng văn bản,… Giá mời thầu, trúng thầu phải rõ ràng, minh bạch để thông báo rộng rãi cho tất cả các nhà thầu biết; đảm bảo quá trình này diễn ra công bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện tiến hành thi công đảm bảo tiến độ dự án.
Cần phải chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc tổ chức đấu thầu diễn ra một cách thuận lợi, phải đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc đấu thầu, tránh các sai sót không đáng có xảy ra làm ảnh hưởng tới việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, cũng cần có xem xét lựa chọn ra thêm một số nhà thầu
khác nếu như nhà thầu trúng thầu gặp sự cố không thể thi công dự án, khi đó đã có phương án thay thế, tránh ảnh hưởng tới tiến độ công việc.
Hiện nay đấu thầu điện tử là một chương trình đấu thầu mới, thu hút được sự quan tâm và chú ý của các chủ dự án và các nhà thầu vì đem lại nhiều ưu điểm so với phương thức đấu thầu thông thường như: quá trình mời thầu sẽ được diễn ra nhanh chóng và chính xác vì mời thầu qua Internet sẽ không cần các thủ tục giấy tờ rườm rà, loại bỏ được những vướng mắc trong thủ tục đấu thầu; tránh được các hiện tượng tiêu cực trong quá trình đấu thầu vì chương trình này sử dụng các phần mềm được thiết kế sẵn. Do đó, doanh nghiệp nào có các điều kiện và giá thầu tốt sẽ trúng thầu mà không chịu sự tác động tiêu cực nào từ bên ngoài; đảm bảo quá trình đấu thầu diễn ra công khai, minh bạch và nhanh chóng.
3.1.2 Thực hiện tốt công việc giải phóng mặt bằng và tái định cư
Trước khi đi vào thi công dự án thì công việc giải phóng mặt bằng đã
phải thực hiện xong, nếu không thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng thì tất cả các công việc thi công dự án sẽ không thể tiến hành vì vậy đây là công việc hết sức quan trọng cần phải được quan tâm, chú ý hàng đầu; ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải ngân của dự án.
Công việc giải phóng mặt bằng cần phải được giải quyết nhanh chóng và đảm bảo không còn vướng mắc gì xảy ra để có thể tiến hành đúng kế hoạch dự án. Ở Việt Nam công việc này lại càng cần phải chú ý nhiều hơn vì trong các bước thực hiện dự án thì công việc giải phóng mặt bằng khó khăn và phức tạp hơn cả. Đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng quyền sử dụng đất lại thuộc quyền của người dân, để giải phóng mặt bằng cho một dự án phải liên quan đến rất nhiều người dân khác nhau vì mỗi cá nhân, gia đình chỉ nắm quyền sử dụng một phần đất rất nhỏ. Nếu không có công tác chuẩn bị tốt và
kế hoạch cụ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác này. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt các công việc như sau:
- Cần phải đưa ra mức đền bù thỏa đáng cho những người dân trong diện giải tỏa theo đúng quy định của pháp luật, sau khi đưa người dân tới vùng tái định cư cần đảm bảo cho họ có đủ các điều kiện sinh hoạt cho cuộc sống, bên cạnh đó phải giúp đỡ họ có thể tìm được các công việc mới phù hợp đảm bảo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình vì phần lớn những người dân đó là những người nông dân sau khi tới vùng tái định cư có thể họ không có đất để tiếp tục công việc cũ. Như vậy, mới có thể giải quyết tốt quá trình giải phóng mặt bằng mà không gây ra các vấn đề phức tạp về sau.
- Nâng cao nhận thức cho người dân trong diện giải tỏa, đặc biệt là đối với người dân thuộc vùng nông thôn, vùng miền núi có trình độ học vấn chưa cao, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc giải phóng mặt bằng; tránh trường hợp người dân không hiểu có thể gây ra những vướng mắc, tranh cãi giữa ban quản lý dự án, chủ dự án với người dân. Để làm được điều này, ban quản lý dự án cần kết hợp với chính quyền địa phương có những biện pháp kết hợp như tuyên truyền, thuyết phục thông qua chính quyền địa phương bằng các buổi họp dân, các buổi lắng nghe ý kiến người dân và giải quyết các vướng mắc,yêu cầu của người dân; đồng thời phải phổ biến cho người dân biết các chính sách và quy định của Nhà nước, cho người dân thấy được tầm quan trọng và hiệu quả mà dự án đem lại. Từ sự nhận thức đó, họ sẽ tự nguyện di dời mà không mất nhiều công sức và thời gian. Bên cạnh đó, cũng cần phải có các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp cố tình chống đối không chịu di dời, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy, dự án mới có thể thực hiện đúng tiến độ.
- Việc dự kiến quỹ đất, công tác giải phóng mặt bằng cần có kế hoạch và phải được thực hiện trước khi Ban quản lý dự án lập kế hoạch vốn đầu tư cho
dự án. Để việc giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi thì công tác lập kế hoạch giải phóng mặt bằng phải được thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, dự đoán các vấn đề có thể phát sinh để có kế hoạch đối phó khi xảy ra. Việc xác định từng loại đất, tài sản của người dân thuộc diện đền bù phải theo đúng mức giá đền bù theo quy định của Nhà nước, thống nhất đối với tất cả mọi người dân của toàn bộ dự án, tránh sự thiếu công bằng và không rõ ràng gây ra tâm lý không tốt trong nhân dân dẫn đến trường hợp người dân không chịu di dời hoặc khiếu nại làm việc giải phóng mặt bằng bị chậm trễ.
3.1.3 Các biện pháp đảm bảo tiến độ thi công của dự án
*Đối với các nguyên nhân khách quan do điều kiện thiên nhiên cần phải có các biện pháp đề phòng như:
- Vận chuyển trước một số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cần thiết đến nơi thi công để đề phòng khi có mưa bão xảy ra, đường giao thông bị cản trở không thể vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị theo đúng thời gian quy định thì quá trình thi công vẫn được tiếp tục mà không bị gián đoạn.
- Cần phải chuẩn bị trước các đồ dùng, thiết bị phòng chống để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh của thiên nhiên (như mưa bão, lũ lụt, hạn hán,…) gây ra như các đồ dùng che chắn, cất giữ đảm bảo cho thiết bị, máy móc nguyên vật liệu không bị hư hại đặc biết là các thiết bị, máy móc có giá trị cao; các nguyên liệu dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết như xi măng, sắt thép,…
- Các đơn vị thi công cần cố gắng khắc phục khó khăn, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết. Linh hoạt trong thực tế công việc, những lúc thời tiết thuận lợi có thể đẩy nhanh tiến độ thi công như tăng giờ làm việc để khi thời tiết xấu không thể tiếp tục công việc làm chậm tiến độ thi công thì như vậy cũng không ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thực hiện của dự án. Các đơn vị, quản lý thi công cần bàn bạc để đưa ra các phương án giải quyết, ứng cứu kịp thời cho
những tình huống xấu có thể xảy ra; tránh bị bất ngờ, lúng túng làm ảnh hưởng không tốt tới tiến độ thi công.
*Đối với những nguyên nhân chủ quan thuộc về trách nhiệm của nhà thầu thì cần phải khuyến khích, đôn đốc để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp bắt buộc nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ, nếu chậm trễ thì sẽ bị xử lý hoặc có các mức phạt thích hợp nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của nhà thầu. Đồng thời phải nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng, năng lực của cán bộ quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tiến độ thi công của dự án.
3.1.4 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn
Để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, cần thực hiện
các biện pháp như sau:
Việc lựa chọn đơn vị tư vấn cần phải được thực hiện nghiêm túc, cẩn thận để lựa chọn được các cán bộ tư vấn và đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt có như vậy việc tư vấn mới đạt hiệu quả cao để đưa ra những lời tư vấn đúng đắn, giúp cho dự án được thực hiện một cách tốt đẹp.
Việc phối hợp giữa các đơn vị tự vấn trong quá trình bàn bạc cần phải được thực hiện tốt, đưa ra lời tư vấn dựa trên các điều kiện thực tế, cụ thể của dự án, tránh đưa ra những lời tư vấn trái chiều gây ra khó khăn cho ban quản lý và đơn vị thi công dự án. Tổ tư vấn phải phối hợp, nhất trí với nhau để kết quả tư vấn được chính xác, giúp ích cho công việc thực hiện dự án.
Có các hình thức khuyến khích và chế độ đãi ngỗ thỏa đáng đối với đội ngũ tư vấn, trả công xứng đáng đối với những đóng góp của họ có như vậy
mới nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của các nhà tư vấn, tạo tâm lý thỏa mái và gắn bó, có tâm huyết với công việc tư vấn.
Cũng cần phải có các biện pháp xử lý như quy định mức phạt, bồi thường và các đối với những trường hợp tư vấn sai, kém năng lực, thiếu trung thực và qua loa gây khó khăn cho việc thực hiện dự án.
3.1.5 Giải quyết tốt vốn đối ứng
Chuẩn bị tốt vốn đối ứng là công việc quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ
giải ngân của dự án. Một dự án muốn được giải ngân cần phải có số vốn đối ứng nhất định theo yêu cầu của nhà tài trợ. Vì vậy, vốn đối ứng cũng một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chậm trễ trong tốc độ giải ngân của dự án. Để giải quyết khó khăn trong vấn đề vốn đối ứng cần phải:
- Thực hiện nghiêm túc, khẩn trương số vốn đối ứng theo tỷ lệ đã quy định. Theo quy định số vốn đối ứng sẽ được đóng góp theo đúng tỷ lệ vốn đối ứng cho từng hạng mục công trình của dự án theo Hiệp định vay và các tài liệu liên quan. Vì vậy, cần phải chuẩn bị số vốn đối ứng theo đúng tỷ lệ và đúng thời gian quy định để vốn được giải ngân theo đúng kế hoạch.