Phương thức giải ngân đối với nguồn vốn dự án

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn oda của wb tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố hải phòng (Trang 30 - 72)

Tùy thuộc theo quy định trong điều ước quốc tế. WB giải ngân vốn vay từ

tài khoản vay được thiết lập riêng cho từng khoản vay trực tiếp đến bên vay hoặc đến bên thứ ba theo yêu cầu của bên vay. Để thực hiện, WB sẽ xác định sử dụng một trong các phương thức giải ngân được quy định dưới đây.

2.2.1.1 Thanh toán trực tiếp (thanh toán khối lượng xây dựng)

Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán theo đề nghị của bên vay, WB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp dịch vụ.Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán theo tiến độ đối với các hợp đồng xây lắp và tư vấn lớn hoặc các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với số lượng nhỏ không cần thiết mở thư tín dụng.

Sơ đồ 1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp 2 3 4 6 5 1 Luân chuyển chứng từ Giải ngân

Bước 1: Nhà thầu gửi chứng từ thanh toán tới Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT.

Bước 2: Ban quản lý dự án kiểm tra, chấp nhận thanh toán và gửi hồ sơ kèm

theo giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư tới Sở giao dịch KBNN.

Bước 3: Sở giao dịch KBNN kiểm tra, chấp nhận và ký xác nhận vào giấy đề

nghị thanh toán vốn đầu tư gửi Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT.

Bước 4: Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT chuẩn bị đơn rút

vốn kèm theo bộ chứng từ gửi Bộ Tài Chính (Vụ Tài chính Đối ngoại).

Bước 5: Bộ Tài Chính xem xét đồng ý đơn rút vốn gửi WB.

Bước 6: WB xem xét và thanh toán cho nhà thầu.

2.2.1.2 Thủ tục thư cam kết

Theo yêu cầu của bên vay, WB phát hành một thư cam kết đảm bảo hoàn trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã thanh toán hay sẽ thanh toán theo thư tín dụng (L/C). Thủ tục thư cam kết thường áp dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu bằng thư tín dụng thương mại(L/C), ngân hàng phục vụ dự án sẽ mở L/C và L/C này chỉ có hiệu lực khi WB đã phát hành thư cam kết

Sơ đồ 2: thanh toán theo thủ tục thư cam kết

2 3 4 5 6 1

Luân chuyển chứng từ Giải ngân

Bước 1: Nhà thầu và ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT ký hợp đồng cung cấp.

Bước 2: Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT đề nghị ngân hàng phục vụ mở L/C.

Bước 3: Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT gửi Bộ Tài Chính (Vụ Tài chính đối ngoại) đơn rút vốn và hồ sơ rút vốn theo hình thức thư Cam kết đặc biệt.

Bước 4: Bộ Tài Chính xem xét ký kết hợp đồng, ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Bước 5: Nhà tài trợ phát hành thư cam kết đặc biệt cho ngân hàng của nhà thầu để thực hiện thanh toán theo L/C.

Bước 6: Ngân hàng nhà thầu chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu và đề nghị nhà tài trợ hoàn vốn.

2.2.1.3 Phương pháp mở tài khoản đặc biệt

Theo hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội phát triển

quốc tế (IDA) thuộc WB, việc giải ngân của dự án được thực hiện theo phương thức rút vốn từ tài khoản đặc biệt. Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT mở một tài khoản đặc biệt bằng tiền USD để tiếp nhận vốn của nhà tài trợ và thanh toán những chi phí của dự án phù hợp với Hiệp định đã ký. Chi tiêu bằng ngoại tệ sẽ được thanh toán trực tiếp từ tài khoản đặc biệt, số tiền còn lại trong tài khoản đặc biệt sẽ chuyển theo quý tới tài khoản tiền VND của dự án tại kho bạc Trung ương ngay trong ngày nhận được tiền USD và tỷ giá hối đoái sẽ là tỷ giá liên ngân hàng vào ngày chuyển tiền do Bộ Tài Chính quy định. Chính phủ sẽ chịu mọi rủi ro về tỷ giá hối đoái và kho bạc sẽ không tính lệ phí duy trì tài khoản của dự án.

Lãi trên tài khoản đặc biệt là một phần tài sản của dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng, phần lãi này được giữ trong tài khoản của Ngân hàng phục vụ và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng. Trường hợp lãi phát sinh không đủ chi, dự án được sử nguồn vốn đối ứng để thanh toán phí. Trường hợp khi kết thúc dự án, số lãi phát sinh không sử dụng hết sẽ được chuyển trả NSNN.

Sơ đồ 3: Thanh toán theo thủ tục mở tài khoản đặc biệt

3 2 4

5 1

Luân chuyển chứng từ Giải ngân

Bước 1: Nhà thầu gửi chứng từ thanh toán tới Ban quản lý dự án khu vực các công trình GTVT.

Bước 2: Ban quản lý dự án kiểm tra, chấp nhận và gửi hồ sơ thanh toán kèm theo Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư tới Sở giao dịch KBNN.

Bước 3: Sở giao dịch KBNN kiểm tra, chấp nhận thanh toán gửi Ban quản lý khu vực các công trình GTVT.

Bước 4: Ban quản lý lập Uỷ nhiệm chi kèm giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận của KBNN gửi ngân hàng mở tài khoản đặc biệt.

Bước 5: Ngân hàng mở tài khoản đặc biệt chuyển tiền cho nhà thầu. Các nguyên tắc trong kiểm soát chi và giải ngân:

- Kiểm soát chi nhằm đảm bảo chi tiêu dự án phù hợp với Hiệp định: về nội dung chi tiêu, phương thức mua sắm, tỷ lệ tài trợ đúng Hiệp định, hợp đồng được ký kết và phê duyệt hợp lệ, đảm bảo việc kiểm tra trước của nhà tài trợ (nếu có) và phù hợp các quy định quản lý tài chính hiện hành trong nước.

- Trường hợp Hiệp định tín dụng ký giữa Chính phủ Việt Nam với WB có quy định về tạm ứng vốn (đối tượng được tạm ứng, điều kiện và mức tạm ứng, thu hồi tạm ứng) và việc thanh toán khác với quy trình nêu trên, thực hiện theo quy định trong Hiệp định.

- Việc kiểm soát hồ sơ đề nghị thanh toán để rút vốn nước ngoài của dự án không bị giới hạn bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án nhưng không vượt quá kế hoạch tài chính chung của toàn dự án.

- Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình không được vượt quá dự toán được phê duyệt hoặc giá gói thầu. Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt quá tổng mức đầu tư đã phê duyệt.

- Không xác nhận, giải ngân các khoản chi không hợp lệ sau:

+ Mua sắm, đấu thầu không đúng quy chế đấu thầu của Việt Nam và quy định của WB.

+ Các khoản chi không nằm trong hạng mục rút vốn. + Khoản chi phí thanh toán sau ngày hết hạn Hiệp định. + Phạt do thanh toán chậm.

+ Việc rút vốn thanh toán có sự trùng lặp (thanh toán nhiều lần).

+ Khối lượng phát sinh trong, ngoài giá thầu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Điều kiện thanh toán: Để thực hiện giải ngân cho các chỉ tiêu đầu tư và

xây dựng, các tiểu dự án thành phần phải tuân thủ các điều kiện:

*Giai đoạn chuẩn bị dự án

- Phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền cho việc chuẩn bị đầu tư dự án.

- Nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư đã được phê duyệt. - Dự toán chi phí được phê duyệt.

*Giai đoạn thực hiện dự án

- Quyết định phê duyệt tổng vốn đầu tư dự toán.

- Dự toán chi tiết đầy đủ các cấu phần được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Kế hoạch thực hiện đầu tư.

- Tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn, nhà thấu thiết bị và thi công.

- Hợp đồng kinh tế ( thi công, mua sắm và tư vấn) được ký kết theo các quy định hiện hành.

- Xác định các nguồn vốn cho thanh toán hoặc tạm ứng theo các quy định của nhà nước.

b)Các thủ tục thanh toán

*Thanh toán cho thiết bị

Thiết bị được thanh toán là thiết bị đã được nhập đưa vào kho của Sở

GTVT thành phố Hải Phòng. Để được thanh toán cho các thiết bị của dự án, Sở GTVT thành phố Hải Phòng cần gửi cho WB những hồ sơ sau:

- Phiếu nhập kho hoặc phiêu giao nhận

- Các chứng từ liên quan (chi phí vận chuyển, phí lưu kho, chi phí bốc dỡ) - Hóa đơn

Thủ tục: Sở GTVT thành phố Hải Phòng kiểm tra chặt chẽ số lượng,

chất lượng và chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn trong hợp đồng kinh tế trước khi yêu cầu thanh toán từ WB.

Dựa vào hồ sơ yêu cầu thanh toán do Sở GTVT thành phố Hải Phòng gửi, WB xem xét và đồng ý thanh toán cho nhà thầu.

Dựa vào phê chuẩn của WB, Sở GTVT thành phố Hải Phòng chuẩn bị lệnh chuyển tiền cho người nhận.

*Thanh toán dịch vụ tư vấn:

Dịch vụ tư vấn được thanh toán là số lượng công việc thực hiện đề nghị

thanh toán theo hợp đồng và đáp ứng các yêu cầu.

Hồ sơ yêu cầu: Căn cứ vào công việc thực hiện của tư vấn. Sở GTVT thành phố Hải Phòng tiến hành thủ tục thanh toán và trình WB cùng với những hồ sơ đính kèm:

- Ghi chép xác định khối lượng và chất lượng công việc thực hiện. - Tính toán giá trị chung của dịch vụ tư vấn.

- Hóa đơn.

Các thủ tục: Căn cứ vào yêu cầu thanh toán do Sở GTVT thành phố Hải Phòng gửi, WB xem xét và phê duyệt thanh toán cho tư vấn. Căn cứ vào phê duyệt của WB, Sở GTVT thành phố Hải Phòng làm lệnh chuyển tiền cho người thụ hưởng.

2.2.3 Tình hình giải ngân vốn ODA của WB tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng thông đô thị thành phố Hải Phòng

2.2.3.1 Mức độ giải ngân của dự án theo năm

Mức độ giải ngân vốn ODA của WB tại dự án được thể hiên ở bảng sau:

Bảng 2.1: Mức độ giải ngân vốn ODA của WB tại dự án theo từng năm

Đơn vị: triệu VNĐ

Năm Giá trị giải ngân

Thực tế Kế hoạch Còn lại Tỷ lệ giải ngân (%)

2010 225.418 417.751 192.297 53,96%

2011 303.693 525.238 221.545 57,82%

2012 516.857 932.787 415.930 55,41%

Cộng 1.045.968 1.875.776 829.808 55,76%

(Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng)

Trong năm 2010, dự án đã giải ngân được 225.418 triệu đồng, so với kế hoạch giải ngân năm 2010 là 417.751 triệu đồng, đạt tỷ lệ giải ngân của năm 2010 là:

(225.418 triệu đồng/417.751 triệu đồng)*100% = 53,96 % Số vốn chưa được giải ngân của năm 2010 là:

417.751 triệu đồng – 225.418 triệu đồng = 192.297 triệu đồng

Tương tự như vậy ta có tỷ lệ giải ngân và số vốn chưa được giải ngân của năm 2011,2012 như bảng trên.

Sau 3 năm ( từ 2010 – 2012), dự án đã giải ngân được tổng số 1.045.968 triệu đồng, so với kế hoạch giải ngân của 3 năm là 1.875.776 triệu đồng, đạt tỷ lệ giải ngân của 3 năm là:

(1.045.968 triệu đồng/ 1.875.776 triệu đồng)*100 = 55,76% Số vốn chưa được giải ngân của cả 3 năm( từ 2010 đến 2012): 1.875.776 triệu đồng - 1.045.968 triệu đồng = 829.808 triệu đồng

Dễ nhận thấy nhất là trong cả 3 năm, tỷ lệ giải ngân của dự án đều ở mức thấp, không giải ngân hết số vốn theo kế hoạch.

Do cuối năm 2010, dự án mới được chính thức triển khai thực hiện, các công việc của dự án như quy trình ,thủ tục đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thủ tục giải ngân còn trong quá trình làm quen; bên cạnh đó, một số quy ước mới của nhà tài trợ còn tương đối mới nên Ban quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn cũng như mất thời gian tìm hiểu nghiên cứu vì vậy tỷ lệ giải ngân của dự án mới chỉ đạt có 53,96%. Ngoài ra, do công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ vì nguyên nhân giá đất bồi thường thấp hơn nhiều so với thực tế, trong khi đó, người dân lại yêu cầu tính giá đất đền bù “ sát giá thị trường “ tại thời điểm giao đất khiến người dân phản đối, khiếu nại, không chịu giao đất làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân trong năm. Số tiền giải ngân này của dự án chủ yếu được sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng, tạm ứng trước cho nhà thầu đồng thời chi cho tư vấn, chi quản lý…

Năm 2011,tỷ lệ giải ngân của dự án tuy rằng có tăng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu (57,82%) . Sự tăng lên này là do dự án đã triển khai 5 gói thầu xây lắp chính với tổng kinh phí 3.398.228 triệu đồng để bảo trì và nâng cấp các tuyến đường gồm:

- Gói thầu CW1A: Xây lắp tuyến đường trục giao thông đô thị từ xã Bắc Sơn đến cầu Đồng Khê (Km0+00 đến Km9+155m). Quy mô của gói thầu này bao gồm gần 9km đường trên địa bàn huyện An Dương, 01 cầu trung là cầu vượt sông Rế và 01 cống lớn qua kênh An Kim Hải.

- Gói thầu CW2A: Xây lắp cầu Đồng Khê, cầu Niệm 2 và đường dẫn (Km9+155m đến Km13+450m). Quy mô gói thầu này bao gồm khoảng 3km đường đô thị với mặt cắt 50,5m trên địa bàn quận Kiến An, Lê Chân, 02 cầu lớn vượt sông Lạch Tray là cầu Đồng Khê và cầu Niệm 2.

- Gói thầu CW5A: Nâng cấp cầu Niệm 1 và đường Trường Chinh. Quy mô của gói thầu này là cải tạo cầu Niệm hiện tại, chỉ giữ lại phần móng cầu cũ, thay thế phần trên bằng các nhịp dầm bê tông cốt thép, nhịp chính bằng dàn thép khẩu độ 63m. Dải thảm mặt đường Trường Chinh nhằm khắc phục tình trạng gồ ghề, bong chóc của mặt đường hiện tại.

- Gói CW3A - Xây lắp Hầm chui cầu Rào và đường dẫn (Km13+450m đến Km16+100m). Quy mô của gói thầu này bao gồm hơn 02km đường đô thị rộng 50,5m và 01 hầm chui tại vị trí đầu cầu Rào 1 dài hơn 300m.

- Gói thầu CW4A - Xây lắp đoạn từ hầm chui cầu rào đến Nam Hải (Km16+100m đến Km19+868m). Quy mô gói thầu này bao gồm gần 4km đường đô thị với mặt cắt ngang rộng 50,5m.

Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt yêu cầu do gặp phải những vướng mắc ở những khâu thủ tục hành chính,thời gian kiểm tra, xem xét hồ sơ giải ngân bị kéo dài do công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán của nhà thầu còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác GPMB của các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc. Dù đã triển khai tiểu dự án GPMB từ lâu nhưng cho đến nay, mặt bằng mới giải phóng được khoảng 90,44%. Toàn bộ dự án có 12 khu tái định cư nằm trên địa bàn

huyện An Dương và 3 quận: Kiến An, Lê Chân, Hải An. Tổng diện tích GPMB là 36,17 ha, có 841 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và 66 hộ bị thu hồi đất thổ cư. Uỷ ban nhân dân các quận huyện đã lập 22 phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư với tổng số tiền là 128.825.253.537 đồng, đã có 828/880 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Năm 2012, tỷ lệ giải ngân của dự án là 55,41%. Giá trị giải ngân chưa cao, nguyên nhân là do có các cản trở dọc tuyến: nhiều đất nông nghiệp, nhà cửa, công trình công cộng mồ mả,… có thể thấy dọc các công trường, gián tiếp hay trực tiếp cản trở thi công, ảnh hưởng tới kế hoạch đã duyệt. Mặc dù các nhà thầu có đủ mặt bằng thi công nhưng họ vẫn chưa huy động đủ máy móc và nhân lực để thực hiện công việc, công tác quản lý chất lượng tại công trường cần được cải thiện hơn nữa. Giám đốc các nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhà thầu chính triển khai chậm việc lựa chọn xử lý, các nhà thầu phụ khi không đáp ứng; chưa huy động đủ nhân sự, thiết bị đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án; chưa có biện pháp để triển khai thi công trên những đoạn đã có mặt bằng; công tác huy động thiết bị và nhân sự của một số

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn oda của wb tại dự án phát triển giao thông đô thị thành phố hải phòng (Trang 30 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w