*Đối với các nguyên nhân khách quan do điều kiện thiên nhiên cần phải có các biện pháp đề phòng như:
- Vận chuyển trước một số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cần thiết đến nơi thi công để đề phòng khi có mưa bão xảy ra, đường giao thông bị cản trở không thể vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị theo đúng thời gian quy định thì quá trình thi công vẫn được tiếp tục mà không bị gián đoạn.
- Cần phải chuẩn bị trước các đồ dùng, thiết bị phòng chống để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh của thiên nhiên (như mưa bão, lũ lụt, hạn hán,…) gây ra như các đồ dùng che chắn, cất giữ đảm bảo cho thiết bị, máy móc nguyên vật liệu không bị hư hại đặc biết là các thiết bị, máy móc có giá trị cao; các nguyên liệu dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết như xi măng, sắt thép,…
- Các đơn vị thi công cần cố gắng khắc phục khó khăn, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết. Linh hoạt trong thực tế công việc, những lúc thời tiết thuận lợi có thể đẩy nhanh tiến độ thi công như tăng giờ làm việc để khi thời tiết xấu không thể tiếp tục công việc làm chậm tiến độ thi công thì như vậy cũng không ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thực hiện của dự án. Các đơn vị, quản lý thi công cần bàn bạc để đưa ra các phương án giải quyết, ứng cứu kịp thời cho
những tình huống xấu có thể xảy ra; tránh bị bất ngờ, lúng túng làm ảnh hưởng không tốt tới tiến độ thi công.
*Đối với những nguyên nhân chủ quan thuộc về trách nhiệm của nhà thầu thì cần phải khuyến khích, đôn đốc để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp bắt buộc nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ, nếu chậm trễ thì sẽ bị xử lý hoặc có các mức phạt thích hợp nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của nhà thầu. Đồng thời phải nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng, năng lực của cán bộ quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tiến độ thi công của dự án.