Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
687,5 KB
Nội dung
Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung LỜI MỞ ĐẦU Kể từ lần đầu tiên vào Việt Nam năm 1993, tính đến nay sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, ODA luôn chứng tỏ vai trò là một nguồn vốn hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người vừa mới bước sang ngưỡng nước có mức thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta thực sự rất cần có các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển kinh tế - xã hội ngoài các nguồn lực huy động trong nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò rất quan trọng. Vì vậy trong những năm qua Đảng nhà nước ta đang tìm cách để thu hút nguồn vốn ODA cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Từ vai trò to lớn của nguồn vốn ODA với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như các Tỉnh, Thành phố thì vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn ODA của WB nói riêng góp phần cực kỳ quan trọng đối với công cuộc tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 4 chương trình và dự án do WB tài trợ với tổng số vốn đầu tư là 935,181 tỷ đồng, số vốn này được thực hiện với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nên em chọn đề tài : “Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình”, SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về viện trợ phát triển chính thức ODA, vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và ODA của WB đối với tỉnh Hòa Bình nói riêng. - Qua đó đánh giá tình hình cam kết, ký kết tình hình giải ngân của nguồn vốn ODA vào tỉnh Hòa Bình để tìm ra những khó khăn và nguyên nhân trong quá trình sử dụng vốn. - Đề xuất các giải pháp chung và riêng nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình nói riêng. Kết cấu bài viết gồm 3 chương : Chương I: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của WB Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn là CN. Bùi Thị Nguyệt Dung, giảng viên khoa tài chính quốc tế, cô đã giúp đỡ em nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này. Hà nội, Ngày 30 tháng 4 năm 2012 Sinh viên Dương Thị Yến SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ NGUỒN VỐN ODA CỦA WB 1.1. Tổng quan về ODA 1.1.1. Khái niệm về ODA Tháng 4 năm 1944, trước tình hình đại chiến thế giới sắp kết thúc, 44 nước đã tham gia vào hội nghị tài chính quốc tế tại Bretton Wood (Mỹ) thành lập ra quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD). IBRD chính thức đi vào hoạt động ngày 25/6/1946, còn IMF chính thức đi vào hoạt động tháng 3/1947. Sau khi chiến tranh kết thúc năm (1945), các nước Châu Âu, Châu Á đều bị chiến tranh tàn phá. Riêng Mỹ ít bị thiệt hại thậm chí cò phất lên nhờ chiến tranh. GDP năm 1945 của Mỹ là 213,5 tỷ USD, bằng khoảng 48% tổng GDP của thế giới, tăng gần 2 lần so với 125,8 tỷ USD năm 1942. Để giúp đỡ các đồng minh Tây Âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Mỹ đã triển khai “kế hoạch Marsahall” thông qua ngân hàng thế giới chủ yếu là IBRD. Thông qua kế hoạch này Mỹ đã thực hiện tài trợ vốn ồ ạt được ví là “ trận mưa dollar” khổng lồ cho Tây Âu với tên gọi là khoản “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA”. Từ đó đến nay theo sự phát triển của mối quan hệ quốc tế, nguồn vốn ODA liên tục được đưa vào các nước đang phát triển. Nghiên cứu về nguồn vốn này có rất nhiều quan điểm, trong bài viết này em xin đưa ra một số quan điểm về khái niệm nguồn vốn ODA như sau: ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Khái niệm ODA được ủy ban viện trợ phát triển DAC (Development Assistance Committee) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung cập vào năm 1969. Theo DAC thì ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn được dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu tất yếu của một quốc gia, một địa phương một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và tổ chức tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên (bên nhận vốn và bên hỗ trợ vốn) kí kết hiệp định quốc tế này được chi phối bởi Công Pháp Quốc Tế. Theo quan điểm của chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) thì nguồn vốn hỗ trợ phát triền chính thức gồm cả khoản cho không và các khoản vay đối với các nước đang phát triển đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết (nhà tài trợ chính thức), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi (nếu là các khoản vay sẽ có yếu tố cho không ít nhất là 25%). Theo định nghĩa của ngân hàng thề giới WB thì ODA là khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ưu đãi (sau khi đã trừ phần trả nợ) được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nước thuộc ủy ban phát triển OECD một số quốc gia và tổ chức đa phương khác như ngân hàng thế giới vơi mục đích phát triển. Viện trợ quân sự không được tính vào khái niệm này. Hình thức cung cấp ODA chủ yếu là ODA không hoàn lai và ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất 25%. Phương thức cung cấp ODA bao gồm: Hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ chương trình và hỗ trợ theo dự án. SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là một nguồn vốn vay quan trọng đối với các nước đang phát triển để tăng cường quản lý kinh tế, phúc lợi xã hội, xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, hỗ trợ cán cân thanh toán, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của ODA * Thứ nhất, ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Được thể hiện như sau: - Ưu đãi về lãi suất: lãi suất phải trả thấp hơn lãi suất thị trường, phổ biến dưới 3%. Nhiều khoản từ 0,25%/năm – 1%/năm, thậm chí không phải trả lãi. Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm. - Ưu đãi về thời hạn vay: Nguồn vốn ODA thường có thời hạn vay dài, thường từ 10 – 30 năm, thậm chí có thể 40 – 50 năm. - Ưu đãi về thời hạn trả nợ: các khoản vay từ nguồn vốn ODA đều có thời gian ân hạn (chưa phải trả nợ gốc) tương đối dài từ 3 – 10 năm. Hết thời gian ân hạn khoản vay sẽ được trả đần theo điều kiện trả nợ của bên cho vay đã được ghi trong hợp đồng vay. - Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. - Thông thường nguồn vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần viện trợ không hoàn lại này lớn hơn 25% tổng số vốn vay. - Những ưu đãi khác: các Chính phủ còn có thể hưởng các ưu đãi khác như: không phải cần cố, thế chấp tài sản, có thể được xem xét hoãn nợ, giảm nợ, thậm chí có thể xóa nợ khi không có điều kiện trả đúng hạn. SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung Nhìn chung, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. * Thứ hai,Nguồn vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định Tuỳ theo khối lượng ODA và loại hình viện trợ mà ODA có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nước này được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. *Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh năng nợ cho chính phủ Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng chưa hiệu quả SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung ODA trong ngắn hạn có thể tạo nên tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian dài thì lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ, nguyên nhân chính là do ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. Do đó khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 1.1.3. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Hiện nay, nguồn vốn mà Việt Nam cần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội là rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và các khoản vốn vay ODA đều có thời gian ân hạn từ 3 – 10 năm đây là điều kiện thuận lơi cho nước tiếp nhận vốn đầu tư phát triển kinh tế . - ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của những chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho các chương trình, dự án. Thông qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ góp SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài mà nguồn vốn ODA mang lại cho chúng ta. - ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. - ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao. Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút. - Nguồn viện trợ ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế. SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở những nước đang phát triển là chìa khoá để tạo bước nhảy vọt về lượng trong thúc đẩy tăng trưởng, tức là góp phần làm giảm đói nghèo. Mặt khác, viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách. Khi các nước mong muốn cải cách thì viện trợ nước ngoài có thể đóng góp những nỗ lực cần thiết như hỗ trợ thử nghiệm cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà và phổ biến các bài học kinh nghiệm. Những nước mà ở đó chính phủ thực hiện những chính sách vững chắc phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu và cung cấp dịch vụ có hiệu quả cao thì hiệu quả của viện trợ đạt được là rất lớn. Ngược lại, ở những nước mà chính phủ và nhà tài trợ không đồng nhất quan điểm trong việc chi tiêu, hiệu quả lại thấp thì các nhà tài trợ cho rằng cách tốt nhất là giảm viện trợ và tăng cường hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế cho đến khi các nhà tài trợ thấy rằng viện trợ của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển. Qua đây ta cũng nhận thấy rằng giá trị thực của các dự án là ở chỗ thể chế và chính sách được củng cố, cải thiện việc cung cấp dịch vụ xã hội. Việc tạo ra được kiến thức với sự trợ giúp của viện trợ sẽ dẫn tới sự cải thiện trong một số ngành cụ thể trong khi một phần tài chính của viện trợ sẽ mở rộng các dịch vụ công cộng nói chung. Cơ chế quản lý tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước pháp quyền và hạn chế tham nhũng sẽ dẫn đến tăng trưởng và giảm đói nghèo. Qua các nghiên cứu của các chuyên gia có thể thấy khó có thể nhận ra mối quan hệ giữa viện trợ mà các nước nhận được với trình độ chính sách của họ. Tuy không có mối quan hệ về lượng giữa viện trợ và chất lượng chính sách của nước nhận viện trợ nhưng trong một số trường hợp viện trợ vẫn có thể góp phần cải cách, thông qua các điều kiện đặt ra hoặc thông qua việc phổ biến ý tưởng mới. 1.1.4. Phân loại ODA * Căn cứ theo tính chất tài trợ SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN. Bùi Thị Nguyệt Dung - Viện trợ không hoàn lại: người nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả. - Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi. Thường người ta phải tính được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi) lớn hơn 25% vốn vay mới được coi là ODA ưu đãi. - Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần viện trợ cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25%. * Căn cứ vào mục đích sử dụng - Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho thực hiện các nhiệm vụ chính của các chương trình dự án đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng kinh tề - xã hội và bảo vệ môi trường. Thường các khoản vay ưu đãi . - Hỗ trợ kỹ thuật: là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực… Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại. * Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ - ODA không ràng buộc: người nhận không phải chịu bất cứ ràng buộc nào. - ODA có ràng buộc: người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó như: ràng buộc nguồn sử dụng: chỉ được mua xắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuê thầu… theo chỉ định. Hoặc ràng buộc bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng cho một số mục đích nhất định nào đó qua chương trình, dự án… - ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc nào. SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 [...]... xa của tỉnh - Thông qua các chương trình và dự án ODA đã tiếp nhận được các thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường năng lực và phát triển thể chế SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN Bùi Thị Nguyệt Dung 2.2 Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình thời gian qua 2.2.1 Tình hình thu hút và sử dụng ODA vào tỉnh Hòa Bình... do WB tài trợ cho Việt Nam được phê duyệt trong giai đoạn 2008 – 2012 (xem phụ lục số 1) SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN Bùi Thị Nguyệt Dung CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA WB VÀO TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu về tỉnh Hòa Bình và vai trò nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình 2.1.1 Giới thiệu về tỉnh. .. hóa, chính trị và xã hội mà nguồn vốn ODA mang lại cho tỉnh Hòa Bình nói riêng và cho sự phát triển của đất nước nói chung Chúng ta cần xem xét chi tiết và cụ thể trong thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA như thế nào? Nhận thức được tầm quan quan trọng của nguồn vốn ODA cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, các cấp Lãnh đạo, Chính quyền và các Cơ quan... thể nhận thấy năm 2001 vốn ODA của WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình là 15 triệu USD (tương đương 217,5 triệu VNĐ) đến năm 2007 khi dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I hoàn thành tổng nguồn vốn ODA WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình là 18,63181 triệu USD (tương đương 298,109 triệu VNĐ) Cho thấy số vốn ODA mà WB dự định đầu tư cho tỉnh Hòa Bình đã nâng lên do các nguyên nhân như sau: - Nguồn vốn đối ứng để đầu tư... với nhà tài trợ và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước 2.2.2 Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của WB của Hòa Bình Từ năm 2001 đến nay WB tài trợ 04 dự án vào tỉnh Hòa Bình, với tổng mức vốn đầu tư là 1086,301 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 935,181 tỷ đồng, vốn đối ứng là 151,120 tỷ đồng Gồm các dự án sau: - Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc (tham gia 2 giai đoạn 1 và 2); - Dự án năng... triển chính thức (ODA) 2.1.2 Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội trên đại bàn tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là một trong những tỉnh được nhận nhiều nguồn vốn ODA của thế giới Để tỉnh thoát khỏi nghèo đói, tăng trưởng và phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn là hết sức cần thiết Sau gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA (từ năm 1993 đên nay) tỉnh Hòa Bình đã có những thay đổi đáng kể như... án được đáp ứng kịp thời và đầy đủ - Do công tác thu hút vốn của tỉnh Hòa Bình - Số vốn giải ngân của dự án được sử dụng đúng mục đích cam kết với nhà đầu tư Số vốn ODA mà WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình được sử dụng đầu tư cho các hợp phần sau: SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02 Luận văn cuối khóa GVHD: CN Bùi Thị Nguyệt Dung - Hợp phần đường giao thông và Chợ: Thực hiện xây mới và nâng cấp đường giao thông... không hoàn lại của các chương trình, dự án ODA đang thực hiện trong năm 2011 còn thấp, các nhà tài trợ của các chương trình dự án chủ yếu tập trung vào hình thức cho vay ưu đãi Vì vậy trong thời gian tới tỉnh Hòa Bình nên tăng cường vận động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các nguồn viện trợ không hoàn lại là nguồn vốn quan trọng để đầu tư vào các chương... 14,572 23,508 25,106 7.67 10,25 18,8 19,4102 Nguồn: sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình Biểu đồ 2.1: Tổng số vốn ODA và số vốn đã giải ngân trong giai đoạn 1993 - 2005 Biểu đồ sinh viên tự vẽ theo số liệu sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình Nhìn vào bảng 2.2.1 có thể nhận thấy tổng nguồn vốn ODA đầu tư vào tỉnh Hòa Bình trong giao đoạn này còn thấp, với các nhà tài trợ ODA đa SV: Dương Thị Yến Lớp: CQ46/08.02... quan chức năng tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm đến công tác thu hút, vận động nguồn vốn ODA, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các dự án ODA hoạt động, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng xâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn Cùng với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã và đang góp phần vào sự phát triển . về ODA và nguồn vốn ODA của WB Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA của WB. TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA WB VÀO TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu về tỉnh Hòa Bình và vai trò nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình 2.1.1 trò quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nên em chọn đề tài : Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình”, SV: Dương