3.3.2.1. Các nhóm giải pháp về thu hút nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình
* Tăng cường mối quan hệ với WB
Để tăng cường mối quan hệ của WB với Việt Nam nói chung và với tỉnh Hòa Bình nói riêng
- Điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trao đổi thông tin và đối ngoại giữa WB và cơ quan của Tỉnh để cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của tỉnh Hòa Bình.
- Hợp tác, phối hợp chặt chẽ với WB trong quá trình thực hiện dự án để tiếp tục dành sự ưu tiên ODA của WB cho các dự án khác vào địa bàn Tỉnh, đồng thời tăng cường mối liên hệ, tìm hiểu thông tin của nhà tài trợ để nắm bắt thông tin cũng như kế hoạch tài trợ, từ đó xây dựng đề cương các Chương trình, dự án phù hợp với những tiêu chí và yêu cầu của Nhà tài trợ.
*. Giải pháp xây dựng chiến lược thu hút và tăng cường năng lực thu hút nguồn vốn ODA của WB
WB là một nhà tài trợ lớn của tỉnh Hòa Bình, từ năm 1993 đến nay tỷ trọng vốn ODA của WB dành cho tỉnh là khá lớn, chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vồn ODA mà Tỉnh nhận được từ đó có thể nhận thấy vai trò quan trọng của nhà đầu tư này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên về bản chất ODA là viện trợ cùng có lợi, xuất phát từ lợi ích mỗi bên. Để tiếp tục nhận vốn ODA từ WB mà không bị chi phối thì tỉnh Hòa Bình cần phải xây dụng chiến lược thu hút nguồn vốn ODA hiệu quả.
- Chủ động trong thu hút nguồn vốn ODA của WB phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Tạo sự quan tâm và ủng hộ của WB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong vấn đề thu hút ODA của WB.
- Cần phải quan tâm đến lợi ích của WB, đáp ứng những ràng buộc của họ trong giới hạn và khả năng của mình. Không chỉ vì mục đích thu hút
nguồn vốn ODA mà đáp ứng những yêu cầu không hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Để xây dựng được chiến lược thu hút nguồn vốn ODA một cách cụ thể và hợp lý thì cần phải có những giải pháp về tăng cường năng lực thu hút ODA của WB như sau:
- Nâng cao trình độ hiểu biết của Lãnh đạo, cán bộ quản lý trong thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ.
- Nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện và Thành Phố và các Ban quản lý dự án.
* Giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường chính trị
- Hoàn thiện môi trường pháp lý
Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, ban hành các khung pháp lý điều chỉnh nguồn vốn ODA, đặc biệt là đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ.
- Ổn định môi trường chính trị
Môi trường chính trị là các nhân tố quyết định đến quan hệ đối ngoại cùng có ý nghĩa tác động đến quyết định của nhà tài trợ vì vậy phải duy trì sự ổn định của môi trường chính trị
+Nhà nước cũng như các Tỉnh, Thành phố chủ động ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại.
+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, làm chuyển biến rõ nét về tình hình trật tự an toàn xã hội.
+ Chăm lo làm tốt công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đây là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
+ Nâng cao hiểu biết của người dân không để cho các thế lực thù địch lợi dụng gây mất lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
* Cải cách hành chính công
Một vấn đề mà các nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ luôn e nhại khi đưa vốn vào Việt Nam đó là thủ tục hành chính của chúng ta quá cồng kềnh nhiểu khâu nhiều bước mặc dù trong nhưng năm qua chúng ta đã nỗ lục trong cải cách hành chính công nhưng vẫn chưa cải thiện được nhiều. Các giải pháp để cải cách thủ tục hành chính như sau:
- Ban lãnh đạo của Tỉnh cần kiến nghị với nhà nước để tiếp tục công cuộc cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành
Các cấp uỷ Đảng cần có Chỉ thị, Nghị quyết để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết để các đơn vị, các địa phương triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện cải cách hành chính phải đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở
Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các Sở Ban ngành cấp Tỉnh, UBND các huyện, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có như vậy công tác cải cách hành chính đạt được hiệu quả cao và bảo đảm được tiến độ đề ra.
- Bố trí đủ nguồn tài chính và tăng cường tổ chức bồi dưỡng cán bộ có năng lực thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân biết và nhận thức đúng và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.
- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra: Có kế hoạch về công tác thanh tra, kiểm tra công chức, công vụ, lập lại kỷ luật và kỷ cương hành chính.
3.3.2.2. Các nhóm giải pháp về sử dụng nguồn vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình
* Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn nguồn ODA của WB
Để sử dụng nguồn vốn ODA của WB một cách có hiệu quả nhất chúng ta cần có các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA của WB. Cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh khâu chuẩn bị, thẩm định phê duyệt các dự án.
- Đẩy mạnh quá trình khởi động dự án. Cần tạo sự liên tục nhất quán giữa nhóm tham gia chẩn bị dự án và thực hiện dự án.
- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tính trước sự thay đổi giá cả của nguyên vật liệu.
- Đẩy mạnh quá trình triển khai dự án. Cần thành lập ban theo dõi tiến độ triển khai dự án, phân định các giai đoạn triển khai và thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn.
* Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Trong thời gian tới để đẩy nhanh được quá trình thực hiện giải ngân của các dự án WB. Cần có những giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân như sau:
- Ban lãnh đạo Tỉnh phải chủ động gặp gỡ trao đổi tìm ra cách giải quyết cho những quan điểm còn khác nhau giữa hai bên đặc biệt là những quy định quá khắc khe về lãi, thanh toán, giải phóng mặt bằng. Tổ chức các cuộc thảo
luận, găp gỡ với WB để tăng hiểu biết giữa hai bên, cung cấp các thông tin, tài liệu chúng minh cho các khó khăn làm giảm tốc độ giải ngân.
- Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án, cần phải nâng cao tốc độ chuẩn bị dự án đáp ứng tiến độ theo kế hoạch.
- Tiến hành thẩm định, phê duyệt một cách nhanh chóng nhất không làm chậm đến chu trình tiếp theo của dự án như : đàm phán, ký hiệp định vay... nhằm tránh ảnh hưởng đến quy trình thực hiện giải ngân.
- Nhanh chóng xử lý các vấn đề khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng.
- Cần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đồi ứng cho các dự án. Nguồn vốn đối ứng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
- Hạn chế thấp nhất những vướng mắc, chậm trễ trong quá trình tiến hành đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của tỉnh Hòa Bình trong công tác chuẩn bị dự án cũng như triển khai dự án đến quản lý thực hiện. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân.
- Cần tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân địa phương cũng như năng lực của ban quản lý dự án để tránh lúng túng vướng mắc khi triển khai dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
* Giải pháp về vấn đề giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng, nó quyết định đến việc dự án có hoàn thành đúng thời hạn hay không. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng như:
- Thông tin tuyên truyền cho người dân trong vùng dự án được biết về việc giải phóng mặt và các điêu kiện đền bù.
- Ban quản lý nên chử động làm việc với nhà đầu tư để tìm nguồn vôn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cố gắng bố trí đủ vốn để kết thúc mặt bằng sớm nhất.
- Chẩn bị khu đất tái định cư để giao cho người dân thưộc diện tái định cư để cho họ yên tâm giao đất, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Muốn vậy cần có sự thống nhất rõ ràng trong các chính sách đền bù, trợ cấp, chính sách tái định cư. Đồng thời cũng cần lưu ý đến các yêu cầu của WB để kết hợp hài hòa giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh chóng thuận lợi.
- Các địa phương cần có biện pháp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các hộ dân còn lại chưa thống nhất phương án đền bù hoặc đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao đất.
KẾT LUẬN
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, nguồn vốn ODA có một vai trò hết sức to lớn, nó như một mắt xích quan trọng trong chặng đường phát triển của Việt Nam, nguồn ODA vào Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đề tài “Tăng cường
thu hút và sử dụng vốn ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình” mong muốn đưa
ra những nhận định tương đối khách quan về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của WB vào Tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã nêu ra ở phần mở đầu đề tài đạt được những kết quả sau:
- Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ODA nói chung và ODA của WB cho tỉnh Hòa Bình nói riêng chỉ ra tầm quan trọng của ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Từ đó khảng định mục tiêu cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn ODA này trong thời gian tới.
- Thấy được những hạn chế và khó khăn trong công tác thu hút và sử dụng ODA của tỉnh Hòa Bình từ đó tìm ra những nguyên nhân để khắc phục.
- Trên cơ sở nêu lên những định hướng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của WB vào tỉnh Hòa Bình.
Mặc dù rất cố gắng, nhưng bài viết của em không tránh khỏi có những sai sót, em rất mong nhận được những góp ý của các thầy, cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.