Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của WB của Hòa Bình

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn oda của wb vào tỉnh hòa bìn (Trang 27 - 37)

Từ năm 2001 đến nay WB tài trợ 04 dự án vào tỉnh Hòa Bình, với tổng mức vốn đầu tư là 1086,301 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 935,181 tỷ đồng, vốn đối ứng là 151,120 tỷ đồng. Gồm các dự án sau:

- Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc (tham gia 2 giai đoạn 1 và 2);

- Dự án năng lượng nông thôn giai đoạn II (tham gia 2 giai đoạn 1 và 2); - Chương trình hỗ trợ đảm bảo chất lượng giáo dục (do WB, DFID, Chính phủ Bỉ tài trợ).

- Dự án Giao thông nông thôn 3.

Trong 4 dự án của WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình trong bài viết này em xin tập chung vào tình hình sử dụng nguồn vốn ODA trong dự án xóa đói giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn I

2.2.2.1. Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc * Dự án giảm nghèocác tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn I

Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn I thực hiện với tổng mức vốn đầu tư là 165 triệu USD từ năm 2001-2007 được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới với khối lượng nguồn vốn ODA được tài trợ là: 150 triệu USD, vốn đối ứng: 255 tỷ VNĐ tương đương 15 triệu USD, ODA được cung cấp với hình thức cho vay ưu đãi. Đối tượng của dự án trong giai đoạn 1 gồm

6 tỉnh miền núi phía Bắc là: Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang.

- Khối lượng vốn ODA của WB được phân bổ cho từng địa phương như sau :

Bảng 2.5: Bảng phân bổ vốn ODA của WB cho từng địa phương

Đơn vị tính: Triệu USD Tỉnh Hòa Bình Yên Bái Lào Cai Phú Thọ Bắc Giang Sơn La

Vốn ODA 17 20 20 17 17 20

Trong 150 triệu USD phân bổ cho các tỉnh còn lại 30 triệu USD chưa phân bổ và 9 triệu USD được phân bổ cho ban điều phối dự án TW.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nguồn vốn ODA được đầu tư cho dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I như sau:

Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tư dự án giảm nghèo các tỉnh phía Bắc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Dự án khả thi 2001 *Tổng vốn 16,783 TrUSD; 243,361Tỷ VNĐ Trong đó: - Vốn WB: 15 TrUSD; 217,5 Tỷ VNĐ - Vốn đối ứng: 1,783 TrUSD; 25,861Tỷ VNĐ + NSNN: 1,07TrUSD; 15,517 Tỷ VNĐ + Đóng góp dân: 0,713 TrUSD; 10,344 TỷVNĐ Tỷ giá 14500/ 1USD

Dự án khả thi điều chỉnh năm 2007 *Tổng vốn: 22,04529 TrUSD; 352,725 Tỷ VNĐ Trong đó: - Vốn WB: 18,63181 trUSD; 298,109 Tỷ VNĐ - Vốn đối ứng: 3,2989 TrUSD; 54,616 Tỷ VNĐ + NSNN: 2,52862 trUSD; 40,4579Tỷ VNĐ + Đóng góp dân: 0,88486 trUSD; 14,1577 TỷVNĐ Tỷ giá 16.000/ 1USD

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình Nhìn vào bảng 2.6 có thể nhận thấy năm 2001 vốn ODA của WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình là 15 triệu USD (tương đương 217,5 triệu VNĐ) đến năm 2007 khi dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I hoàn thành tổng nguồn vốn ODA WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình là 18,63181 triệu USD (tương đương 298,109 triệu VNĐ). Cho thấy số vốn ODA mà WB dự định đầu tư cho tỉnh Hòa Bình đã nâng lên do các nguyên nhân như sau:

- Nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho dự án được đáp ứng kịp thời và đầy đủ.

- Do công tác thu hút vốn của tỉnh Hòa Bình.

- Số vốn giải ngân của dự án được sử dụng đúng mục đích cam kết với nhà đầu tư.

Số vốn ODA mà WB đầu tư vào tỉnh Hòa Bình được sử dụng đầu tư cho các hợp phần sau:

- Hợp phần đường giao thông và Chợ: Thực hiện xây mới và nâng cấp đường giao thông với các tuyến đường từ huyện xuống xã, đường từ xã xuống thôn và đường liên thôn, đầu tư xây dựng một số chợ.

- Hợp phần nông nghiệp: Thực hiện xây mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, mô hình ứng dụng nông nghiệp và đào tạo khuyến nông.

- Hợp phần giáo dục và Y tế: Thực hiện xây mới và nâng cấp trường tiểu học, mẫu giáo, lớp cắm bản, nhà ở giáo viên và trạm y tế xã; cung cấp trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng cho lớp học và trạm y tế; nâng cao nhận thức y tế cộng đông và đào tạo giáo viên, nhân viên y tế xã, thôn bản.

- Hợp phần Ngân sách phát triển xã: Thực hiện các tiểu dự án ở quy mô nhỏ do cộng đồng địa phương tự xác định và thực hiện. Các tiểu dự án trong hợp phần này không nằm trong 3 hợp phần trên.

- Hợp phần nâng cao năng lực thể chế: Thực hiện việc nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn; đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện.

- Hợp phần Quản lý Dự án: Gồm các chi phí phục vụ hoạt động của các Ban quản lý tỉnh, huyện và Ban phát triển xã; cung cấp các trang, thiết bị văn phòng cho Ban quản lý các cấp và chi phí các dịch vụ phục vụ trong quá trình thực hiện dự án.

Bảng 2.7: Đầu tư theo hợp phần và tiểu hợp phần (xem phụ lục số 4) Nguồn vốn ODA của WB được tập trung đầu tư vào các hợp phần trên do đặc điểm của Tỉnh như:

- Địa hình miền núi bị chia cắt với cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thông tin liên lạc giữa các thôn bản và xã huyện còn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.

- Chất lượng đường ô tô đến trung tâm xã, đường liên thôn, bản chủ yếu là đường đất, chất lượng thấp.

- Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chủ yếu là công trình chưa vĩnh cửu, chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tưới tiêu.

- Các công trình nước sinh hoạt chỉ đáp ứng được khoảng 62% nhu cầu người dân.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chủ yếu là do trình độ văn hoá, dân trí của người dân thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo...

Sau 7 năm triển khai dự án (từ năm 2001 đền năm 2007) các hạng mục của dự án đã hoàn thành như bảng sau:

Bảng 2.8: Khối lương công việc đã hoàn thành

STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Dự án khả thi 2001 1 Đường giao thông+ cầu, cống

ngầm, bến thuyền

km 307,6166 80,77%

2 Chợ M2 18.110 1131,88%

3 Thủy Lợi Ha tưới 2.344 176,77%

4 Nước sinh hoạt Hộ 8.309 86,43%

5 Trường học nhà ở giáo viên M2 40.149 88,19% 6 Trạm y tế/xã,thôn, bản M2 3.781 253,42%

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình Tổng số vốn đầu tư năm 2007 là 352,725 tỷ VNĐ (trong đó vốn ODA là 298,109 tỷ VNĐ, vốn đối ứng 54,616 tỷ VNĐ) so với năm 2001 đã tăng thêm làm cho các dự án đầu tư dự kiên năm 2001 so với năm 2007 đã thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh. Hạng mục đầu tư vào Chợ tăng 1131,88%, đầu tư vào thủy lợi tăng 176,77%, đầu tư vào trạn y tế tăng 253,42% so với năm 2001 đây là các hạng mục thực sự cần thiết cho một Tỉnh nghèo như tỉnh Hòa Bình. Các hạng mục đường giao thông, cầu, cống ngầm, bến thuyền, hạng mục nước sinh hoạt, hạng mục trường học nhà ở giáo viên đều giảm tỷ lệ giảm so với năm 2001 từ 10% - 20%, các hạng mục này

giảm để Tỉnh tập trung đầu tư cho các hạng mục quan trọng hơn góp phần tăng cường phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân trong Tỉnh.

Tình hình giải ngân của dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I trên địa bàn tỉnh Hòa Bình qua các năm như sau:

Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân vốn của WB

Năm Tổng số % So với tổng số vốn điều chỉnh Năm 2002 900.000 USD 5,14% Năm 2003 645.016,35 USD. 3,69% Năm 2004 3.056.272,92 USD. 17,46% Năm 2005 3.068.563,66 USD. 17,53% Năm 2006 5.218.595,10 USD. 29,82% Năm 2007 4.447.710,66 USD 25,42% Tổng số kể cả tạm ứng TKĐB 17.336.158,69 USD 91,24%

Biểu đồ 2.2: Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB trong dự án giảm nghèo giai đoạn I

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình

Tiến độ giải ngân đến ngày 31/10/2007 của toàn bộ dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I của tỉnh Hòa Bình là 91,24% chưa đạt được mức 100% do các nguyên nhân chủ quan và khách quan vì vậy trong thời gian tới ban quản lý dự án và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cần có các biện pháp để thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân cho dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn II. Để đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả của dự án.

Sau khi dự án xóa đói giảm nghèo giai đoạn I được hoàn thành tác động của dự án tới phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Về mặt kinh tế

Dự án mang lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế đối với người dân trong vùng dự án nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.

Hệ thống giao thông, chợ được đầu tư, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hoá giữa các địa phương vùng dự án và vùng lân cận thuận lợi, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn và người dân được tiếp cận và sử dụng những dịch vụ phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày.

Các công trình thuỷ lợi được xây dựng, nhu cầu phục vụ tưới, tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp được đáp ứng, sản xuất nông nghiệp phát triển với năng suất cao hơn.

Các mô hình sản xuất, chăn nuôi thành công đã được áp dụng mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Thông qua hoạt động lao động có trả công đã góp phần tăng thêm thu nhập của người dân khi tham gia.

Cùng với các Chương trình, dự án khác đầu tư trên các xã đặc biệt khó khăn như Chương trình 135, chương trình 134 ..., Dự án Giảm nghèo đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội chung của tỉnh trong những năm qua.

Như vậy so với mục tiêu đã đặt ra của dự án, có thể thấy dự án đã phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế.

- Về mặt xã hội

Dự án nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cho cán bộ các cấp, làm thay đổi nhận thức của người dân thông qua các hoạt động, tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong việc giải quyết những công việc của làng bản, phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở, huy động được sức mạnh tổng hợp của người dân góp phần vào thực hiện dự án và xóa đói giảm nghèo ở địa phương, tạo nên sự tin tưởng của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Với những tác động tích cực, dự án đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói, góp

phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội trong vùng dự án nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Hòa Bình được WB và Ban Quản lý dự án Trung ương đánh giá đứng thứ 2/6 Tỉnh thực hiện dự án.

* Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2

- Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2011-2015, với tổng mức đầu tư là 371,334 tỷ (tương đương 21,49 triệu USD), trong đó ODA 340 tỷ (20 triệu USD), đối ứng 31,334 tỷ (1,49 triệu USD).

Sau 18 tháng triển khai hoạt động, dự án đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tạo nên những thay đổi đáng kể trong đời sống người dân địa phương. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, giá trị giải ngân là: 46,6 tỷ đồng (tương đương 2,218 triệu USD).

Mục tiêu của Dự án Giảm nghèo (giai đoạn I và II) của Tỉnh Hòa Bình là giảm tỷ lệ đói nghèo các hộ gia đình trong vùng Dự án bằng việc tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục-y tế. Ngoài ra, dự án còn xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân. Bên cạnh đó, dự án còn huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng và phát huy sức mạnh của người dân địa phương trong việc xoá đói giảm nghèo nhằm hướng tới mục tiêu không còn hộ đói nghèo, nâng cao đời sống của người dân tại các xã vùng dự án, đặc biệt là các hộ nghèo.

Song song với các hoạt động trên là việc Dự án còn nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã.

2.2.2.2. Dự án năng lương nông thôn (REII)

Dự án REII giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2007 - 2009, được triển khai tại 20 xã thuộc 8 huyện của tỉnh với tổng mức đầu tư là: 84,021 tỷ đồng (tương đương 52,36 triệu USD). Trong đó vốn WB là: 65,368 tỷ đồng (40,71 triệu USD), vốn đối ứng của tỉnh là 18,653,tỷ đồng (11,65 triệu USD).

Sau khi dự án được hoàn thành có 19.789 hộ gia đình của 20 xã thuộc 8 huyện của tỉnh được cấp điện lâu dài với chất lượng ổn định, giảm tổn thất và hạ gía thành điện năng, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho người dân, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn tỉnh Hòa Bình.

Hiện nay dự án REII mở rộng (phần hạ áp) được triển khai trên địa bàn 33 xã thuộc 9 huyện với tổng mức đầu tư là: 168 tỷ đồng, trong đó vốn WB là 139 tỷ đồng, vốn đối ứng là 29 tỷ đồng.

Hiện nay, giá trị giải ngân vốn WB là: 59,314 tỷ đồng, tương đương 28,327 triệu USD. Trong đó một số gói thầu xây lắp thuộc dự án REII (mở rộng) tỉnh Hòa Bình (phần hạ áp) đã cơ bản hoàn thành dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trong quý I và quý II trong năm 2012, tuy nhiên các gói thầu phần trung áp do Tổng Công Ty Điện Lực Miền Bắc làm chủ đầu tư mới triển khai thi công xây dựng.

2.2.2.3. Chương trình hỗ trợ đảm bảo chất lượng giáo dục

Hòa Bình là 1 trong 36 tỉnh được tham gia Chương trình hỗ trợ đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP), số Trường tiểu học tham gia Chương trình là 40 trường thuộc 4 huyện (Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn).

Dự án do Bộ Giáo dục làm Chủ dự án, hàng năm tỉnh được cấp kinh phí theo kế hoạch, Tổng kinh phí trong 2 năm 2010, 2011 là 15,601tỷ đồng, trong đó ODA 14,690 tỷ (699,5 nghìn USD), đối ứng 700 triệu đồng (34 nghìn USD). Tiến độ giải ngân dự án đạt 100% so với kế hoạch.

Dự án giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với hoạt động trong nhà trường như ăn trưa và kế hoạch học cả ngày, ngoài ra, dự án được đầu tư một số thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và một số các hạng mục công trình, theo đó cơ sở vật chất của các Trường vùng dự án được cải thiện.

2.2.2.4. Dự án Giao thông nông thôn 3

Dự án được triển khai từ năm 2006 - 2008, 07 tuyến đường đã được đầu tư, với tổng mức đầu tư là 95.225 tỷ đồng, trong đó ODA 78,416 tỷ đồng (37,341 triệu USD), đối ứng 17,123 tỷ đồng (8,154 triệuUSD). Dự án đến nay đã được bàn giao và đưa vào sử dụng.

Đánh giá chung: Với sự hỗ trợ của WB, cơ sở hạ tầng, nhất là khu vực nông thôn được cải thiện, năng lực của cán bộ các cấp và cộng đồng được nâng cao, trẻ em nghèo có thêm điều kiện để đến trường, góp phần rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Hòa Bình phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa được nâng cao.

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn oda của wb vào tỉnh hòa bìn (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w