tăng cường thu hút, quản lý sử dụng vốn oda cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở việt nam

59 499 2
tăng cường thu hút, quản lý sử dụng vốn oda cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Anousone Outhipanya Lớp : CQ47/08.03 Sinh viên: Anousone Outhipanya 1 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐPT Đang phát triển KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin Sinh viên: Anousone Outhipanya 2 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế QLDA Quản lý dự án QLRR Quản lý rủi ro HCNN Hành chính nhà nước XHCN Xã hội chủ nghĩa Sinh viên: Anousone Outhipanya 3 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Tên bảng Số trang Bảng 2.1: Số liệu vận đồng ODA của Bộ Tài chính từ 1993-nay 24 Biểu đồ: 2.1 Số liệu ODA của Bộ Tài chính theo từng năm 24 Biều đồ 2.2: Tỷ trọng vốn vay so với vốn viện trợ không hoàn lại 25 Bảng 2.2: Vốn ODA tài trợ cho Bộ Tài chính giai đoạn 1993-2011 37 Biểu đồ 2.3: Tổng ODA phân theo lĩnh vực tài trợ 38 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng số tiền giải ngân so với số tiền cam kết của các dự án đang triển khai của Bộ Tài Chính 39 Sinh viên: Anousone Outhipanya 4 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế LỜI MỞ ĐẦU Năm 1986 Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế mới – kinh tế thị trường. Đến nay sự nghiệp đổi mới do Đảng và nhà nước Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, cũng cố gắng thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài và sử dụng chúng một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả Cũng giống như các nước đang phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án của nhiều ngành nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng. Thời gian qua việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án của Bộ Tài chính đã đạt được nhiều kết quả nhất định như hỗ trợ tốt cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực quản lý tài chính công. Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì hiệu quả sử dụng vốn ODA cho các dự án của Bộ tài chính thời gian qua còn một số hạn chế như: công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, nhiều dự án phải kéo dài thời gian so với Hiệp định đã ký kết, không đạt được mục tiêu đề ra… Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và hậu quả không tốt của nó. Đặt trong mối quan tâm trên và để ngắn liền với quá trình thực tập ở đơn vị em đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề cuối khoá: “Tăng cường thu hút, quản lý sử dụng vốn ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở Việt Nam” để làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài của em gồm 3 chương: Sinh viên: Anousone Outhipanya 5 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế Chương 1: Lý luận chung về vốn ODA và ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án của Bộ Tài chính Chương 3: Một số biện pháp đề xuất nhằm tăng cường quản lý sử dụng vốn ODA cho các dự án của Bộ Tài chính. Sinh viên: Anousone Outhipanya 6 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ODA VÀ ODA CHO LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ODA 1.1.1. Khái niệm về ODA ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại,viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. Năm 1972, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1980 đã kêu gọi các nước phát triển đến năm 2011 dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ” Sinh viên: Anousone Outhipanya 7 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế Như vậy có thể hiểu ODA chính là nguồn viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, các khoản tín dụng của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển dành cho những nước đang và kém phát triển 1.1.2. Đặc điểm của ODA 1.1.2.1. Tính ưu đãi Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện: - Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. - Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Một số nguồn vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. - Vốn ODA có lãi suất vay luôn thấp hơn so với các khoản vay tín dụng thương mại khác, thông thường chỉ khoảng từ 0-3%/năm. Ngoài những ưu đãi đó, ODA luôn có một khoản viện trợ không hoàn lại, đây là một ưu đãi có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp cho bên đi vay giảm nhẹ được gánh nặng nợ của Chính phủ. Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. 1.1.2.2. Tính ràng buộc Sinh viên: Anousone Outhipanya 8 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình,… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nước này được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của ODA phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. 1.1.2.3. Gánh nặng nợ công Vốn ODA có khả năng gây nợ: ODA có sự ưu đãi không có nghĩa rằng nó không để lại gánh nặng nợ nần. Sự ưu đãi của vốn ODA chỉ là khiến cho mức nợ nần của Chính phủ bên nhận ODA giảm xuống và thời gian trả nợ đó dài ra. Sau khi Việt Nam tái lập việc tiếp nhận ODA cho đến nay, khoản nợ của Chính phủ Việt Nam đã khá lớn, hầu hết các khoản nợ đó vẫn chưa đến hạn trả gốc nhưng đã có dự báo trong 10 năm nữa thì Việt Nam sẽ lần lượt trả các khoản nợ này. Theo số ước tính thì mỗi năm phải trả 10-15% kim ngạch xuất khẩu cho tất cả các khoản vay trên. Đây thực sự là gánh nặng nợ lớn cho các thế hệ tương lai cùng với mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA này phải yêu cầu quán triệt tinh Sinh viên: Anousone Outhipanya 9 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế thần tự lực cách sinh và có tính toán kỹ lưỡng trước khi cam kết tiếp nhận ODA để được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 1.1.3. Phân loại ODA 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất tài trợ - ODA không hoàn lại: Bên nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả. - ODA có hoàn lại: Là các khoản cho vay ưu đãi, chủ yếu là ưu đãi lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian vay. - ODA hỗn hợp: Gồm một phần không hoàn lại và một phần cho vay (có thể ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25%. 1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng - Hỗ trợ cơ bản: Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Thường là các khoản vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: Là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án và phát triển nguồn nhân lực. Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại. 1.1.3.3. Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ - ODA không ràng buộc: Bên nhận không phải chịu bất cứ sự ràng buộc nào của bên cho vay. - ODA có ràng buộc: Bên nhận phải chịu một số ràng buộc nhất định nào đó do bên viện trợ quy định. - ODA Hỗn hợp: Vừa có những ràng buộc, vừa không có ràng buộc. Sinh viên: Anousone Outhipanya 10 Lớp: CQ47/08.03 [...]... vực quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay Sinh viên: Anousone Outhipanya 21 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM 2.1 CÔNG TÁC THU HÚT NGUỒN VỐN ODA CỦA BỘ TÀI CHÍNH 2.1.1 Khả năng thu hút vốn ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công 2.1.1.1 Tình hình vận động và thu. .. sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thu c chính trị vào nhà tài trợ,… 1.2 VỐN ODA CHO LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM 1.2.1 Quản lý tài chính công ở Việt Nam 1.2.1.1 Tổng quan tài chính công Khái niệm chung Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng. .. các công cụ quản lý tài chính hiện đại Sinh viên: Anousone Outhipanya 20 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế Tóm tắt: Chương 1 đã trình bày lý luận chung về nguồn vốn ODA và vai trò của ODA trong việc nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong đó có quản lý tài chính công Chương 2 sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng thu hút, quản lý sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực. .. Adetef (Pháp), IMF… cho một số nội dung cải cách quản lý tài chính công 2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA BỘ TÀI CHÍNH 2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn ODA tại các chương trình, dự án của Bộ Tài chính Trong giai đoạn 1993-2011, các văn bản định hướng sự phát triển của ngành tài chính1 nêu rõ hoạt động hiện đại hoá công tác quản lý tài chính công cần tập trung triển khai trong một số lĩnh vực nghiệp vụ... toàn hệ thống tài chính công Cụ thể, có 7 lĩnh vực nghiệp vụ cần tập trung nguồn lực để hiện đại hoá là: (1) quản lý chi ngân sách; (2) quản lý thu ngân sách (thu và hải quan); (3) quản lý nợ công (gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài); (4) quản lý và giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu; (5) quản lý tài chính doanh nghiệp; (6) quản lý tài sản công; (7) quản lý giá Nội dung... gì? thì tài chính công phải khẳng định được rằng có thể cung ứng nguồn Sinh viên: Anousone Outhipanya 15 Lớp: CQ47/08.03 Luận văn tốt nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế tài chính cho nhu cầu đó ở mức nào? Cách thức quản lý tài chính cho hoạt động này sao cho hiệu quả? Tài chính công là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế Tài chính công vẫn được xem là một công cụ được sử dụng nhiều... (1) quản lý thu ngân sách, (2) quản lý chi ngân sách, (3) quản lý tài chính doanh nghiệp, (4) quản lý và giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu, (5) quản lý nợ quốc gia Thời gian gần đây, thông các hoạt động điều phối tích cực của Bộ Tài chính, các chương trình, dự án ODA đã bắt đầu được phân bổ vào các lĩnh vực ít được các nhà tài trợ quan tâm như quản lý công sản, quản lý. .. cách quản lý tài chính công: lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn quốc tế cho dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật quản lý nợ công; tổ chức chuyến làm việc của Tư vấn trưởng về quản lý nợ đồng thời tổ chức hội thảo hỗ trợ cho tăng cường năng lực quản lý nợ - Các chuyên gia quốc tế của cấu phần “Nền tài chính công do GTZ tài trợ đã tham gia ý kiến vào 02 dự thảo Nghị định Chính phủ về thực hiện luật Quản lý. .. hoạt động thu, chi của tài chính công Từ đó cho thấy, bản chất của tài chính công cũng chịu sự quy định bởi bản chất và phạm vi chức năng của Nhà nước thích ứng với những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau Tài chính công thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để phục vụ và thực hiện các chức năng của Nhà nước Nhà nước sử dụng tài chính công thông qua các chính sách thu, chi của tài chính công để tác... 2020; Sửa đổi một số Luật thu , Luật Quản lý thu , Luật Hải quan; Hiện đại hoá quản lý thu và cải cách quản lý hành chính thu và tự động hoá Hải quan Quản lý nợ công: Xây dựng và triển khai các Đề án: (1) tổng kết tình hình giai đoạn 2006-2010 và mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công 2011-2015; (2) tái cơ cấu nợ trái phiếu quốc tế của Chính phủ; (3) Chương trình quản . tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thu c chính trị vào nhà tài trợ,…. 1.2. VỐN ODA CHO LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM 1.2.1. Quản lý tài chính công ở Việt Nam 1.2.1.1. Tổng quan tài chính. nghiệp CN: Tài Chính Quốc Tế Chương 1: Lý luận chung về vốn ODA và ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án của Bộ Tài chính Chương. chọn đề tài chuyên đề cuối khoá: Tăng cường thu hút, quản lý sử dụng vốn ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công ở Việt Nam để làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài của em gồm 3 chương: Sinh

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Khái niệm về ODA

  • 1.1.2. Đặc điểm của ODA

  • 1.1.3. Phân loại ODA

  • 1.1.4. Vai trò của ODA

  • 1.2.1. Quản lý tài chính công ở Việt Nam

  • 1.2.2. Nội dung của Tài chính công

  • 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của nguồn vốn ODA cho cải cách quản lý tài chính công

  • 2.1.1. Khả năng thu hút vốn ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công

  • 2.1.2. Cơ chế vận động vốn ODA cho lĩnh vực quản lý tài chính công

  • 2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn ODA tại các chương trình, dự án của Bộ Tài chính

  • 2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn ODA

  • 3.1.1. Yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước

  • 3.1.2. Đòi hỏi của tăng cường hợp tác quốc tế

  • 3.1.3. Yêu cầu xử lý những bất cập trong thực tế quản lý dự án (QLDA)

  • 3.3.1. Đối với chủ dự án và các Ban QLDA

  • 3.3.2. Đối với các đơn vị trong Bộ

  • 3.3.3. Đối với các cơ quan chức năng

  • 3.3.4. Đối với các nhà tài trợ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan