nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh

84 200 0
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện tài chính Luận văn cuối khóa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Lê Thị Hoa SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 1 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nội dung và kết cấu khóa luận CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN 1.1.Tổng quan về dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư 1.2. Thẩm định dự án đầu tư 1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 1.2.2. Sự cần thiết khách quan thẩm định dự án đầu tư 1.2.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư 1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.2. Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.3. Sự cần thiết khách quan phải thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.4. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 2 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.4. Đầu tư bất dộng sản và các rủi ro trong đầu tư bất động sản 1.4.1. Khái niệm đầu tư bất động sản 1.4.2. Các loại rủi ro trong đầu tư bất động sản CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3. Đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcomabank 2.2.1. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định 2.2.2. Chất lượng thẩm định dự án tài chính 2.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư kinh doanh BĐS tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank. Dự án đầu tư xây dựng “trung tâm dịch vụ công nghệ phần mềm internet- Vit Tower” 2.3.1. Thông tin tóm tắt 2.3.2. Thông tin về doanh nghiệp 2.3.3. Đánh giá tính khả thi của dự án 2.3.4. Đánh giá về các thuận lợi, rủi ro đối với dự án 2.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 3 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa 2.4.1. Những kết quả đạt được 2.4.2. Một số hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK 3.1. Phương hướng, mục tiêu của Techcombank trong thời gian tới 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Techcombank 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Techcombank 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các Bộ ngành có liên quan 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 3.3.4. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 4 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản TNHH Trách nhiệm hữu hạn Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank DADT Dự án đầu tư TSCĐ Tài sản cố định CSH Chủ sở hữu SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 5 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư diễn ra rất sôi nổi, hàng loạt các dự án đầu tư lớn nhỏ đã ra đời. Một dự án đầu tư được coi là thành công phải đảm bảo nhiều yêu cầu cũng như phải chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Lựa chọn dự án đầu tư phù hợp, có hiệu quả thì vấn đề thẩm định dự án đầu tư là cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, xây dựng một quy trình thẩm định dự án đầu tư hoàn thiện cả về phương pháp luận lẫn thực tiễn phù hợp với pháp luật và tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay là rất cần thiết. Mặt khác, do đặc thù của ngành ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, rủi ro trong hoạt động tín dụng là rất lớn, nên công tác thẩm định dự án của ngân hàng đòi hỏi phải được xem xét một cách cẩn thận trước khi cho vay vốn. Để đi đến chấp nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cung to lớn, đảm bảo lợi nhuận và sự an toàn cho ngân hàng. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu lý luận chung về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư bất động sản. SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 6 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thẩm định tài chính dự án đầu tư. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vât biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Ngoài ra luận văn sử dụng thêm phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp quá trình nghiên cứu. 5. Nội dung và kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư bất động sản. Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư taị ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Đây là đề tài nghiên cứu một nội dung nhỏ trong tổng thể những nội dung cần xem xét khi thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. Vì vậy, SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 7 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài viết này chỉ giới hạn và tập trung chủ yếu vào công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thời gian thực tập ngắn cùng với hạn chế về kiến thức lý luận nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các cô chú làm việc tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Lan Nhung, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ công tác tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 8 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa Chương 1: Lý luận chung về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư bất động sản. 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư. Nói đến dự án đầu tư có nhiều quan điểm khác nhau tùy theo / cách tiếp cận dự án theo các mục tiêu khác nhau. Có thể đề cập một số khái niệm thường được sử dụng về dự án như sau: - Nghị định 42/CP (ngày 16/07/1996): Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. - Luật đấu thầu (ngày 29/11/2005): Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc để đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. - Theo ngân hàng thế giới (WB): “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định.” - Theo luật đầu tư (ngày 29/11/2005): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Với các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về dự án. Song, một cách tổng quát nhất, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai. Dự án có vai trò rất quan trọng với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, hiểu được đặc điểm của dự án đầu tư là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án. SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 9 Học viện tài chính Luận văn cuối khóa 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư. Xuất phát từ khái niệm của dự án đầu tư, có thể nhận biết những đặc điểm cơ bản sau đây của dự án: * Dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với một mục tiêu cụ thể. * Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực tế mới. * Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn. Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trong dự án rủi ro thường là lớn và có thể xảy ra. * Dự án bị khống chế bởi thời hạn. Là một tập hợp các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế. * Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực. Thông thường, các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. Một dự án đầu tư sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư. Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Dự án được phân loại theo một số tiêu thức sau: Theo người khởi xướng: Dự án được phân thành dự án cá nhân; dự án tập thể; dự án quốc gia; dự án quốc tế. Theo (kiểu) lĩnh vực dự án: Dự án được phân thành dự án xã hội; dự án kinh tế; dự án tổ chức; dự án kỹ thuật; dự án hỗn hợp. Theo loại hình dự án: Dự án được phân loại thành dự án Giáo dục đào tạo; dự án Nghiên cứu và phát triển; dự án đổi mới; dự án hỗn hợp. Theo thời hạn: Dự án ngắn hạn; dự án trung hạn; dự án dài hạn. SV: Lê Thị Hoa Lớp: CQ45/16.01 10 [...]... thổ Một dự án đầu tư tốt là một dự án đáp ứng được cả 3 vấn đề kinh tế- xã hội- tài chính Khi xét duyệt một dự án đầu tư, ngân hàng không thể coi nhẹ một yếu tố nào Vì vậy cán bộ thẩm định cần làm tốt nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư về mọi mặt 1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính của dự án là việc xem xét các chỉ tiêu tài chính, kinh... trình thẩm định, ngân hàng có thể tham gia đóng góp ý kiển cho chủ đầu tư với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư Qua đó chúng ta thấy rằng, thẩm định dự án đầu tư là cần thiết và là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao cho dự án và tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra 1.2.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư Mục đích của thẩm định dự án đầu tư. .. từ các nguồn vốn khác Theo mức độ chi tiết của dự án đầu tư, người ta chia dự án thành 3 loại: Dự án tiền khả thi, dự án khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật Theo cấp độ: Dự án được phân loại thành dự án lớn và dự án nhỏ Đây là cách phân loại tổng hợp nhất đối với dự án 1.2 Thẩm định dự án đầu tư 1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính... nhà thẩm định thường có cái nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án nhằm đánh giá chuẩn xác tính đúng đắn hợp lý của dự án Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, thẩm định dự án đầu tư là vấn đề rất quan trọng, là công việc không thể thiếu trong cho vay của ngân hàng Thông qua thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng đánh giá chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của dự án đầu tư. .. thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án nhằm xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án Thông qua phân tích, ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng SV: Lê Thị Hoa 23 Lớp: CQ45/16.01 Học viện tài chính. .. tích dự án Việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án Nếu mức vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án sẽ không thực hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án Tùy thuộc quy mô dự án, mức độ hiện tại của dự án để xem xét sự hợp lý về vốn đầu tư của mỗi dự án Sự hợp lý này thể hiện ở tổng mức đầu tư, ... khóa Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không? Thẩm định tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội Thẩm định tài chính dự án đầu tư giúp bảo vệ dự án tốt... của dự án Từ các thông tin trên các báo cáo tài chính này, các cán bộ thẩm định sẽ tính được các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng dự án, từ đó ra quyết định đối với dự án * Dòng tiền của dự án đầu tư Dòng tiền chính là dòng đầu vào (nguồn lực) và đầu ra (kết quả) hàng năm được quy thành đơn vị giá trị (tiền) Dòng tiền là cơ sở cho việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư Dòng tiền của dự án đầu tư. .. định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trờ cho dự án 1.2.2 Sự cần thiết khách quan phải thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư Nhà nước sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư, đảm bảo cho việc đầu tư đúng pháp luật và đóng góp chung vào lợi ích của toàn xã hội Một dự án đầu tư dù được soạn thảo kỹ lưỡng... kinh tế- kỹ thuật của dự án, xem xét đánh giá các bảng dự trù tài chính, trên cơ sở đó xác định luồng chi phí và lợi ích tài chính của dự án, so sánh các nguồn lợi ích của dự án trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí và vốn đầu tư ban đầu Từ những kết quả thẩm định đánh giá hiệu quả tài chính của dự án để đi đến kết luận có thể tài trợ hay không tài trợ cho dự án 1.3.2 . tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Techcombank 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Techcombank. án đầu tư 1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.2. Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.3.

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan