Kiến nghị với chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh (Trang 78 - 84)

5. Nội dung và kết cấu khóa luận

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Vai trò của ngành ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật. Vì vậy, Chính phủ và các bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách.

Các bộ ngành thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Vì vậy đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.

Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thể chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

Chính phủ cũng nên xem xét đến việc cho ngân hàng và doanh nghiệp tự thỏa thuận giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Bởi vì, suy cho cùng, hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương Mại cũng như việc đi bán hàng. Nếu chủ hàng đồng ý bán hàng thì sẽ phải tự tìm cách thu hồi tiền và cũng sẽ phải có rủi ro xảy ra.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính

- Xem xét miễn thuế giá trị gia tăng đối với các dịch vụ ngân hàng (theo

quy định của luật thuế giá trị gia tăng, những đơn vị có nhiều hoạt động thì được áp dụng cách tính VAT theo hoạt động thu nhập chính). Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hoạt động tín dụng ngân hàng không thuộc diện chịu thuế VAT nên đề nghị không thu thuế VAT đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng.

- Xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi ngân hàng bán tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.

- Xem xét bỏ quy định chia phần “lãi chưa thu” trong hoạt động ngân hàng hiện nay vào thu nhập phải chịu thuế thu nhập (quy định này không phù hợp vì thực chất các ngân hàng phải ứng một phần vốn của mình để nộp thuế, vậy đề nghị nên bỏ cho phù hợp với thông lệ quốc tê)

- Cho phép công ty bán nợ được mua bán nợ của công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân

3.3.3. Kiến nghị với Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường

- Cần có văn bản hướng dẫn thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm trước hay công chứng trước để hai cơ quan này không đùn đẩy cho nhau, gây phiền hà cho khách hàng và ngân hàng

- Đối với tài sản thế chấp, khi người vay vốn vi phạm hợp đồng, giao cho cơ quan thi hành phát mại thì không cần thương lượng (vì hợp đồng đã có được sự thỏa thuận của người vay với ngân hàng), hướng dẫn cơ quan công chứng để công chứng đối với các tài sản phát mại, giảm thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm xuống từ 2-3 ngày. Bộ tư pháp cần làm việc với ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn xử lý lãi suất nợ quá hạn đối với tài sản phát mại.

- Đề nghị Bộ tài nguyên & môi trường và Bộ tư pháp có quy định đối với các tài sản thế chấp là bất động sản trước khi luật đất đai năm 2003 có hiệu lực còn thiếu giấy tờ theo quy định hiện nay nhưng không nằm trong quy hoạch, không chuyển mục đích sử dụng, không có tranh chấp thì cho phép các tổ chức

tín dụng bán và người mua được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giúp ngân hàng xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn.

3.3.4. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng. Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính có hiệu quả hơn.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huẩn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.

Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng, nhất là cơ chế cho vay trung, dài hạn và quy trình thủ tục cho vay đồng tài trợ của nhiều ngân hàng thương mại cho phù hợp với môi trường pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Ngân hàng Nhà nước cũng nên quy định rõ ràng trách nhiệm thẩm định, giải ngân, thu nợ…khi cho vay, đồng tài trợ.

3.3.5. Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

Hàng năm, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tiến hành xây dựng chương trình hoạt động cho công tác thẩm định toàn bộ hệ thống để các chi nhánh, bộ phận lấy đó làm căn cứ để củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thẩm định.

Chương trình hoạt động này sẽ giúp cho việc đánh giá những kết quả đạt được, những vướng mắc tồn tại, những bài học qua thẩm định các dự án của năm trước đồng thời vạch ra kế hoạch sửa chữa các thiếu sót, khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả đạt được để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định.

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank phải luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, các ngành và địa

phương để định hướng mục tiêu cho công tác đầu tư của ngân hàng cho phù hợp theo từng thời kỳ.

Trong giai đoạn hiện nay về lâu dài, công tác thẩm định của ngân hàng Techcombank là cần thiết. Cơ cấu tổ chức thẩm định phải là những bộ phận chức năng chuyên trách. Ngoài một số chi nhánh lớn đã có phòng thẩm định, các chi nhánh khác nên có cơ cấu tổ chức là các phòng chuyên trách. Có như vậy, công tác thu thập thông tin, tích lũy số liệu đặc biệt mới được thực hiện đầy đủ, liên tục và tập trung.

Ngân hàng Techcombank cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống thông tin này phải thường xuyên được cập nhật từ nhiều nguồn và đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của các nguồn thông tin. Hệ thống thông tin này cần phải được xây dựng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng vì có những khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong ngân hàng mà một chi nhánh không thể biết được nếu không có một hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho công tác thẩm định: rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định vì có nguồn thông tin đầu vào chính xác.

Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định trong chi nhánh, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi học tập, kinh nghiệm, thông tin thẩm định giữa các cán bộ thẩm định…

Ngân hàng cũng cần thành lập ban thanh tra giám sát công tác thẩm định của chi nhánh, đồng thời cũng cử cán bộ thẩm định lâu năm, có kinh nghiệm và các chuyên gia thẩm định đóng góp ý kiến hoàn thiện công tác thẩm định của chi nhánh.

3.3.6. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư

Nguồn thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng rất quan trọng, vì đó là nguồn thông tin chính, chủ yếu phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì thế, kiến nghị với chủ đầu tư cần phải trung thực, khách quan trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng. Do đó, cần phải có quy

định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin cung cấp cho ngân hàng.

Chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng của công tác lập dự án đầu tư. Trong khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh như: mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật…của dự án đầu tư để có thể lập nên một dự án có tính khả thi cao, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định cho ngân hàng.

Chủ đầu tư cần phải nâng cao tinh thần và trách nhiệm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng tiến độ như đã cam kết với ngân hàng, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, tránh sử dụng lãng phí vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, chủ đầu tư cần phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng trước, trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng. Nếu có gì bất lợi xảy ra đối với việc thực hiện dự án cần thông báo cho ngân hàng để hai bên cùng phối hợp giải quyết.

Kết luận

Thông qua việc xem xét về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank: từ quy trình, nội dung cũng như đến phương pháp, cách thức thẩm định và được minh họa thông qua một dự án cụ thể có thể thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Techcombank đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ:

Techcombank đã có một quy trình thẩm định thống nhất và luôn tuân thủ theo quy trình đó, đã áp dụng được các phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định, đảm bảo tuân thủ đúng thời gian và tiến độ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định cần phải được tháo gỡ và hoàn thiện. Xuất phát từ mục đích đó, bài viết mạnh dạn xin đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank nói riêng trong thời gian tới.

Vì trình độ và thời gian có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và cán bộ ngân hàng để bài viết này được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo trong bộ môn Định giá tài sản và kinh doanh BĐS, đặc biệt là cô giáo, Thạc sỹ: Vũ Thị Lan Nhung và toàn thể cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* * *

1. PGS.TS Vũ Công Ty, TS. Nguyễn Đình Hợi, TS. Hoàng Thị Tuyết, TS. Đào Thị Minh Thanh, ThS. Trần Văn Phùng, ThS. Đỗ Công Nông, ThS. Phạm Văn Bình; Kinh doanh Bất động sản; Hà Nội, 2006

2. TS. Nguyễn Minh Hoàng; Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp; Nhà xuất bản thống kê; Hà Nội,02-2006

3. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Nhà xuất bản tài chính

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi; Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Nhà xuất bản tài chính; Hà Nội,2005

5. Techcombank; Báo cáo thường niêm 2008,2009 của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank

6. Tạp chí bất động sản 7. Các website:

www.techcombank.com.vn

www.ebook.edu.vn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w