Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 71)

5. Nội dung và kết cấu khóa luận

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là: Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ và

đồng bộ.

Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá

trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định, thủ tục còn rườm rà. Điều đó đã làm cho công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Trong tình hình hiện nay, mặc dù cố gắng nhiều song các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp, về các quy định trong hoạt động tín dụng còn yếu kém nên gây trở ngại cho hoạt động thẩm định.

Hai là: Hệ thống thông tin giữa các ngân hàng chưa thực sự phát triển.

Hiện nay do trình độ chung của toàn ngành ngân hàng còn chưa cao, chưa đủ năng lực thẩm định các dự án lớn phức tạp. đặc biệt chưa có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại cũng như giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong việc cung cấp thông tin trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Ba là: Tình trạng thiếu trung thực và năng lực hạn chế của các chủ đầu

tư.

Kiến thức của khách hàng xin tài trợ về quản lý kinh doanh, về pháp luật còn thấp, trình độ lập dự án còn yếu dẫn tới thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Vì vậy chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Ngoài ra có những dự án khả thi nhưng do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả là dự án khả thi nhưng khi thực hiện lại không thành công. Và cũng có trường hợp chủ dự án là giám đốc công ty tư nhân, công ty TNHH gặp tai nạn bất ngờ, không có người thay thế chịu trách nhiệm thì mặc dù dự án có khả thi như thế nào, ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro đó. Đồng thời chất lượng thẩm định dự án bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng ngại cho vay đối với các thành phần này. Và vì vậy có thể bỏ qua những dự án có chất lượng tốt.

Một là: Số lượng cán bộ còn thiếu, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ còn rất

trẻ. Đây là một lợi thế cho ngân hàng nhưng cũng là một hạn chế. Trong số cán bộ thẩm định, nhiều cán bộ có kinh nghiệm dưới 1 năm. Các cán bộ này là cán bộ vừa mới ra trường, kinh nghiệm còn thiếu do đó chưa thực sự được va chạm nhiều với thực tế. Trong khi đó, các dự án đầu tư kinh doanh BĐS là loại hình dự án mà công việc thẩm định bao gồm rất nhiều nội dung, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau từ khía cạnh thị trường nhiều biến động, khía cạnh kỹ thuật với những đặc thù liên quan đến vấn đề kiến trúc, xây dựng, khía cạnh tài chính liên quan đến công suất dự kiến dự án.

Hai là: Thông tin thiếu hoặc sai lệch trong quá trình thẩm định. Hệ thống

thông tin của Techcombank còn thiếu hụt, do đó chưa cho phép cán bộ tín dụng xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Có một số hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến ngân hàng được lập không chính xác và không đúng tính chất. Hiện nay do chúng ta chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc, mới đang đưa ra bàn bạc nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh các số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu chính xác thì các số liệu trong các báo cáo khả thi hoặc dự án đầu tư cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các số liệu về khả năng tiêu thụ sản phẩm, về thu nhập và chi phí thường ước tính nên chưa chính xác. Từ đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hòa vốn chưa chuẩn xác.

Ba là: Techcombank có một lượng khách hàng khá lớn, đó là các tập

đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt về thị phần tín dụng trên thị trường. Do đó, khách hàng đến với ngân hàng thì các cán bộ ngân hàng phải làm sao đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, một số nội dung có thể chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng cán bộ có thể bỏ qua. Bên cạnh đó, sức ép về mặt thời gian thẩm định khiến cán bộ thẩm định cũng không thể thẩm định, đi sâu chi tiết tất cả mọi khía cạnh.

Bốn là: Quy trình, nội dung thẩm định chưa chặt chẽ: Quy trình thẩm

định tuy đã được thống nhất trong toàn ngành ngân hàng nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục

Thẩm định dòng vào và dòng ra còn chưa sát với thực tế: Trong các dự án khi tính toán doanh thu và chi phí, ngân hàng thường dựa vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến sau khi tham khảo tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại, định hướng phát triển của ngành, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy, trên thực tế không thể nói là ngân hàng có một kết quả dự tính chính xác được, nhất là trong nền kinh tế thị trường luôn biến động khó lường trước.

Việc đưa ra chỉ tiêu tài chính tiêu chuẩn là rất khó vì ngân hàng chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề. Vì vậy khi ngân hàng đánh giá chỉ tiêu tài chính chỉ là trên góc độ tương đối.

* Nhìn chung, tại thời điểm hiện tại hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn do những lợi thế hiện tại của ngân hàng Techcombank về lãi suất, vốn, công nghệ. Nguyên nhân của những hạn chế trên thì bao gốm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhưng rất khó có thể khẳng định được nguyên nhân nào là chính. Tuy nhiên, để ngân hàng Techcombank trở thành một trong những ngân hàng có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới cần khắc phục hơn nữa những hạn chế trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng. Khắc phục những hạn chế này không những đòi hỏi sự cố gắng của các cán bộ thẩm định tại ngân hàng mà còn yêu cầu sự hỗ trợ thường xuyên từ phía Nhà nước.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ

phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w