5. Nội dung và kết cấu khóa luận
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 S2 2009/2008 S2 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản 59.098 92.582 150.291 33.484 56,65 57.709 62,33 Cho vay KH 26.343 42.093 52.928 15.750 59,78 10.835 25,74 Dư nợ tín dụng 26.02 2 42.092 52.928 16.070 61,75 10.836 25,74 Tổng NV huy động 48.58 7 72.693 108.33 4 24.106 49,62 35.641 49,02 - Các TCKT 9.884 19.544 18.745 9.66 9,78 -0.799 -4,08 - Dân cư 29.733 42.80 4 61.806 13.071 43,96 19.002 44,39 - Các TCTD 8.970 10.34 6 27.783 1.376 15,34 17.437 168,54 Vốn chủ sở hữu 5.625 7.324 9.389 1.699 30,2 0 2.065 28,19 - Vốn điều lệ 3.642 5400 6.932 1.758 48,27 1.532 28,37 LN trước thuế 1.615 2.253 2.744 638 39,50 491 21,79 LN sau thuế 1.183 1700 2.063 517 43,70 363 21,35
Nhìn vào bẳng số liệu trên ta thấy:
- Tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đáng kể: năm 2009 so với 2008 tổng tài sản tăng lên 33.484 tỷ đồng tương ứng với 56,65%, năm 2010 tăng 57.709 tỷ đồng tương ứng tăng 62,33% so với năm 2009
- Vốn chủ sơ hữu của các cổ đông Techcombank năm 2010 đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 28,19% so với năm 2009. Vốn cổ phần tăng từ 5400 lên 6932 tỷ đồng
Ngoài việc tăng vốn chủ sở hữu, việc phát hành thành công 3000 tỷ đồng trải phiếu chuyển đổi vào tháng 12/2010 đã củng cố thêm sức mạnh tài chính của ngân hàng. Do đó đến cuối 2010 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Techcombank đã vượt mức yêu cầu của ngân hàng nhà nước (9%), đạt 13,1%, tăng 3,5% so với mức 9,6% của năm 2009.
- Huy động vốn
Techcombank tiếp tục mở rộng và đảm bảo có nền tảng vốn lớn mạnh. Tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, năm 2009 đạt 72.693 tỷ đồng, tăng 49,62% so với mức 48.587 tỷ đồng ở năm 2008. Đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 108.334 tỷ đồng, tăng 49.02% so với năm 2009
Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu Techcombank đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng huy động bán lẻ của ngân hàng đạt 61.806 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 44,4% so với cuối năm 2009.
Đến cuối 2010 tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng tang mạnh, năm 2010 đạt 27.783 tỷ đồng, tăng 168,54% so với mức 10.346 tỷ đồng năm 2009 và là một nguồn huy động quan trọng cho ngân hàng, trong đó 1745 tỷ đồng (quy đổi) là vốn vay dài hạn từ các tổ chức quốc tế.
Vốn thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh ở mức 198,3% từ 5036 tỷ đồng lên 15.024 tỷ đồng, bao gồm 5.251 tỷ có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và 7.404 ty có kỳ hạn từ 12 tháng- 5 năm.
- Tín dụng:
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ cho vay từ mức 59,8% của năm 2009 xuống còn 25,7% của năm 2010.
Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nợ xấu từ 2,49% năm 2009 xuống còn 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tỷ lệ an toàn vốn năm 2010 là 11%, tang 1,4% so với mức 9,6% năm 2009. Đến cuối năm 2010 dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19,3% từ 512 tỷ đồng năm trước lên 611 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%
- Thanh toán quốc tế:
Năm 2010, ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về tài trợ thương mại trong nhóm các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Đặc biệt, tổng doanh số
thanh toán quốc tế của ngân hàng trong năm 2010 tăng lên tương đương 5,22 tỷ USD, thể hiện một mức tăng mạnh mẽ 43,9% so với 3,84 tỷ USD trong năm 2009.
Sự gia tăng về doanh số thanh toán quốc tế chủ yếu là do ngân hàng đã tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ thu phí. Trong năm vừa qua, Techcombank đã tăng cường hợp tác với các dối tác trong mạng lưới đại lý rộng lớn của mình để cải thiện tính đa dạng dịch vụ và củng cố cơ sở cấp vốn. Nhờ đó, tổng doanh thu phí của toàn hệ thống trong lĩnh vực thanh toán quốc tế năm 2010 đạt 480 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước
- Khả năng sinh lời
Năm 2010, Techcombank đạt tổng doanh thu thuần 4.719 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước. Trong số này, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng. Đáng khích lệ nhất là thu nhập thuần từ phí tăng 45% đạt 930 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ phí bảo lãnh gần như tăng gấp đôi mức thu nhập năm 2009 lên khoản 160 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của ngân hàng Nhà nước( bao gồm cả dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoản) đạt 2.744 tỷ đồng, tăng 21,79% so với mức 2.253 tỷ đồng năm 2009. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.063 tỷ đồng, tăng 21,35% so với mức 1.700 tỷ đồng năm 2009.
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng ưu thế của ngân hàng nội địa trong xu thế hội nhập, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động trải dài trên 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh BĐS tại ngân hàng 2.2.1. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định
Để đáp ứng yêu cầu nội dung công tác thẩm định cán bộ tín dụng cần phải thu thập các tài liệu thông tin sau đây:
+ Các tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn (quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kế toán trưởng, biên bản bầu hội đồng quản trị, điều lệ hoạt động…)
+ Đơn xin vay hoặc đơn bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp
+ Dự án tiền khả thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo kinh tế - kỹ thuật
+ Các hợp đồng đầu vào, đầu ra, hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng vay vốn nước ngoài
Khi nghiên cứu thẩm định hồ sơ sơ bộ có thể là các hợp đồng dự thảo, các bản ghi nhớ, những điều đã thỏa thuận, dự án kinh tế, luận chứng kinh tế kỹ thuật chưa được duyệt, các văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư của các cơ quan. Nhưng khi thẩm định lần cuối cùng để giải quyết cho vay phải là các hợp đồng chính thức, dự án tiền khả thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật phải có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền
+ Các quyết định về cấp quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản…
+ Các báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3-5 năm gần đây nhất (đối với các dự án của doanh nghiệp đang hoạt động)
+ Các tài liệu về chủ trương, chính sách, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước, của địa phương, bộ ngành
+ Các văn bản pháp lý có liên quan: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật đầu tư trong nước, luật thuế…
+ Các ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia, các tài liệu ghi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, các đối tác của chủ đầu tư và khách hàng…
2.2.2. Chất lượng thẩm định dự án tài chính
Nhìn chung hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Techcombank năm 2010 vừa qua rất thành công. Mà trong sự phát triển của hoạt động tín dụng không thể không kể đến hoạt động cho vay theo dự án. Nền
kinh tế càng đi lên thì càng có nhiều dự án ra đời, điều đó đồng nghĩa với việc cho vay theo dự án ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010 có rất nhiều chương trình cho vay các dự án trọng điểm của Nhà nước. Như vậy sự thành công của hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng là sự thành công của hoạt động cho vay theo dự án. Điều đó có nghĩa là phải kể đến sự đóng góp một phần không nhỏ của thẩm định tài chính dự án. Hay thành công nổi bật nhất của hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại ngân hàng Techcombank trong năm vừa qua đã góp phần vào mở rộng các hoạt động cho vay, nâng cao doanh số cho vay cũng như chất lượng tín dụng, giảm bớt nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.
Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam Techcombank ngày càng được nâng cao. Ngân hàng ngày càng có được những dự án có chất lượng, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
2.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Tehcocmbank. Dự án đầu tư xây dựng “trung tâm dịch vụ công nghệ phần mềm internet - VIT TOWER”
Bản chất của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư đặc biệt là dự án đầu tư kinh doanh BĐS là nhằm mục đích hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng sử dụng vốn của ngân hàng và hạn chế việc đầu cơ BĐS đồng thời giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án tốt nhất, giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá chính xác sự cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển, với quy hoạch phát triển chung của địa phương, của vùng và của cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy hoạch, quy mô và hiệu quả. Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ khi thẩm định có thể đưa ra phán quyết cuối cùng đầu tư hay từ chối để trình lên cấp trên xem xét giải quyết.
Xuất phát từ mục tiêu đó, các dự án đầu tư kinh doanh BĐS tại ngân hàng Techcombank được thẩm định một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Nội dung
thẩm định đó được minh họa qua dự án: “Dự án đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ công nghệ phần mềm internet - VIT TOWER”
2.3.1. Thông tin tóm tắt
- Tên khách hàng: Công ty TNHH đầu tư công nghiệp và thương mại - Tên viết tắt: VIT CO.,LTD
- Loại hình DN: công ty trách nhiệm hữu hạn
- Trụ sở chính theo ĐKKD: 89 Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Địa chỉ giao dịch: Tòa nhà VIT TOWER , tại 519 Kim Mã, Hà Nội
- Đăng ký kinh doanh số 052571 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 27/06/1998, thay đổi lần thứ 4 ngày 21/06/2007
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Chí Dũng (Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên)
- Vốn điều lệ: 35 tỷ đồng, trong đó:
STT Tên thành viên Giá trị vốn góp Tỷ lệ (%) 1 Nguyễn Chí Dũng 34.900.000.000 99,71
2 Nguyễn Mỹ Dung 100.000.000 0,29
- Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp; dịch vụ mua bán, cho thuê nhà; dịch vụ quảng cáo thương mại; sản xuất phần mềm tin học, thương mại điện tử và internet.
Mô tả dự án
- Tên dự án: Trung tâm dịch vụ công nghệ phần mềm Internet – VIT TOWER - Địa điểm thực hiện dự án: Số 519 Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp và thương mại - Tổng mức đầu tư:186.573 triệu đồng
- Cơ cấu nguồn vốn Trong đó:
Vốn tự có: 35.000 triệu đồng, tỷ lệ 18,76%
2.3.2. Thông tin về doanh nghiệp
2.3.2.1 Hồ sơ pháp lý
* Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp
+ Danh mục hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: - Bản chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp - Báo cáo quan hệ tín dụng CIC
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu Giấy chứng nhận đăng ký thuế - Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ tài chính doanh nghiệp Báo cáo tài chính năm 2007 Báo cáo tài chính năm 2008 Báo cáo tài chính năm 2009
+ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng với ngành nghề đăng ký * Đánh giá hồ sơ đề nghị cấp hạn mức, hồ sơ TSBĐ:
+ Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng bao gồm đề nghị vay vốn, phương án vay, BCTC, Hồ sơ TSBĐ đối với dự án là tài sản hình thành từ vốn vay, có giấy chứng nhận TS trên đất.
+ Hồ sơ vay vốn đầy đủ, Hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ
2.3.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý
- Ban lãnh đạo và các thành viên sáng lập của công ty:
+ Ông Nguyễn Chí Dũng: chủ tịch HĐ thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty. Ông Dũng sinh năm 1956 là tiến sỹ khoa học kỹ thuật tại Nga
+ Bà Nguyễn Mỹ Dung: là chị gái của ông Dũng. Bà Dung là giáo viên cấp III đã nghỉ việc, hiện không giữ chức vụ gì trong công ty
Ông Nguyễn Chí Dũng sinh năm 1956 đã từng học đại học tại Liên Xô cũ từ năm 1974-1980 và đã lấy bằng tiến sỹ khoa học kỹ thuật tại Nga. Năm 1993, ông thành lập VIT corporatinon tại Nga. VIT corporatinon là một tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đầu tư sản xuất kinh doanh, thương mại và chuyển giao công nghệ, công nghệ thông tin và đầu tư tài chính. VIT corporatinon được thành lập chủ yếu bằng vốn góp của ông Dũng và những người thân trong gia đình, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Các công ty con được thành lập là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tư cách pháp nhân và hoạt động độc lập dựa trên một chiến lược phát triển và mô hình quản lý chung của tập đoàn.
Hiện nay, tập đoàn có 15 công ty ở cả trong và ngoài nước. Trong đó có những công ty chính sau:
+ Công ty mẹ VIT corp trụ sở tại Moscow
+ Công ty TNHH đầu tư công nghệ và tin học VIT-Infotech, trụ sở tại Hà Nội + Công ty Ánh Kim TNHH (VIT Metal Co.,Ltd) tại Hà Nội
+ Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ cao-VIT (VIT Hi-Tech Global Corp) tại Vĩnh Phúc
+ Công ty TNHH dịch vụ du lịch VIT-Hạ Long tại Quảng Ninh + Công ty TNHH nhà nghỉ cao cấp VIT-Tiền Phong
+ Công ty TNHH may mặc xuất khẩu VIT-Garment tại Vĩnh Phúc + Công ty TNHH Huynh Đệ, trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh
+ VIT CO.,LTD
* Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động của tập đoàn chia thành 6 lĩnh vực chính như sau: + Lĩnh vực tài chính
+ Lĩnh vực bất động sản
+ Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
+ Lĩnh vực thương mại, chuyển giao công nghệ + Lĩnh vực du lịch
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của VIT CO.,LTD là kinh doanh bất động sản. Dự án lớn nhất đền thời điểm hiện tại của công ty là tòa nhà VIT- TOWER tại 519 Kim Mã, Hà Nội. Ngoài ra công ty còn thực hiện một số hợp đồng lắp đặt, chuyển giao công nghệ và thương mại với các đối tác trong nước khác.
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 CL(%) TỔNG TÀI SẢN 41,095 109,795 143,415 100% A.Tài sản ngắn hạn 23,541 37,947 40,925 29% I Tiền 987 1,718 7,729 5% II Đầu tư ngắn hạn % III Hàng tồn kho 9,426 15,364 18,181 13% IV Phải thu ngắn hạn 7,507 9,583 8,874 6% V Tài sản ngắn hạn khác 5,621 11,282 6,141 4% B. Tài sản dài hạn 17,554 71,848 102,490 71%