Hiện nay, du lịch ngày càng phát triển nhanh chóng, trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người. Du lịch từ lâu đã được nhắc đến như một ngành công nghiệp quan trọng và phát triển đối với mọi quốc gia trên thế giới. Phát triển du lịch là một giải pháp cho phát triển bền vững vì nó tạo điều kiện cho việc trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa cũng như di sản thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Thêm vào đó, du lịch mang tính liên ngành rộng lớn, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều các ngành khác nhau: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ…
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch ngày càng phát triển nhanh chóng, trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người. Du lịch từ lâu đã được nhắc đến như một ngành công nghiệp quan trọng và phát triển đối với mọi quốc gia trên thế giới. Phát triển du lịch là một giải pháp cho phát triển bền vững vì nó tạo điều kiện cho việc trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa cũng như di sản thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Thêm vào đó, du lịch mang tính liên ngành rộng lớn, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều các ngành khác nhau: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ… Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch, Việt Nam cũng đã từng bước phát triển ngành và đem lại nhiều kết quả rất khả quan. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Hệ thống kinh doanh du lịch ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Trong đó ta không thể không kể đến một mảng vô cùng quan trọng, đóng vai trò phân phối sản phẩm trong du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung – mảng kinh doanh lữ hành. Như ta có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng đều đang rất nỗ lực phát triển mang lại niềm tin cho khách du lịch về sự lựa chọn của họ đã đến với các doanh nghiệp. Trước sự tăng lên không ngừng của số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cùng với những điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các công ty lữ hành ngày càng trở lên gay gắt. Do đặc tính của sản phẩm du lịch là rất dễ bị sao chép bắt chước nên việc thu hút khách hàng của các công ty không chỉ dựa vào tính độc đáo của sản phẩm mà còn phải làm sao để khách hàng tìm đến sản phẩm của mình nhiều nhất. Do đó, mỗi công ty kinh doanh lữ hành ngoài việc tạo uy tín cho khách hàng hiện tại họ còn phải mở rộng thêm các khách hàng mua sản phẩm của công ty mình.Vì thế, việc phát triển kênh phân phối và quảng bá sản phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng. Cầu du lịch của con người càng cao cùng với sự đa dạng hóa về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ là vấn đề khiến các nhà kinh doanh dịch vụ chú ý. Cuộc sống ngày một phát triển kéo theo nhu cầu hưởng thụ của con người cũng ngày một tăng. Cùng với việc khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều thì số lượng du khách Việt Nam có xu hướng đi du lịch ra nước ngoài cũng tăng trưởng không kém. Đây là một thị trường rất đáng để các công ty du lịch quan tâm, nghiên cứu và khai thác. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quảng bá sản phẩm trong công ty và khả năng thu hút khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài của Vietnamtourism, tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tình hình việc khách đi du lịch nước ngoài của công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế để có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn cho việc phát triển nguồn khách này. Đánh giá hoạt động quảng bá, thu hút khách hàng của công ty để từ đó thấy được vai trò của hoạt động quảng bá thu hút khách hàng với hoạt động kinh doanh du lịch của công ty. Ngoài ra, đánh giá tiềm năng phát triển thị phần khách outbound của công ty và đưa ra các chiến lược quảng bá nhằm giới thiệu hình ảnh công ty cũng như thu hút khách hàng sử dụng loại sản phẩm dịch vụ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ phận Outbound của công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế (Vietnamtourism). Thời gian: Từ 02/2013 - 05/2013 Nội dung: Nghiên cứu việc khách đi du lịch nước ngoài và chất lượng dịch vụ của công ty Vietnamtourism thông qua các tài liệu, kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn tại bộ phận điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được lấy trong vòng 3 năm từ 2010-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu - Phương pháp điều tra chọn mẫu, khảo sát thực tế - Phương pháp thống kê toán học sử dụng phần mềm SPSS (16.0) - Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực trạng - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 5. Cấu trúc nội dung của đề tài Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến bán chương trình du lịch Chương 2: Tình hình hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch của công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1.1. Các khái niệm 1.1.1 Du lịch Theo điều 4 của Luật du lịch Việt Nam, du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2 Khách du lịch 1.1.2.1 Khái niệm Theo điều 10 Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” Có rất nhiều tiêu chí để phân loại khách du lịch như dựa vào giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, khả năng thanh toán, mục đích chuyến đi, độ dài chuyến đi… Nhưng nhìn chung, ta có thể phân khách du lịch thành 2 loại cơ bản là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. 1.1.2.2 Phân loại Theo quốc tịch - Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch nội địa: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Theo mục đích chuyến đi - Khách du lịch đi vì mục đích nghỉ ngơi, giải trí - Khách đi thăm viếng người thân, bạn bè - Khách đi du lịch công vụ kết hợp giải trí Theo cách tổ chức chuyến đi - Khách du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và có sự chuẩn bị chương trình từ trước. - Khách du lịch đi lẻ: là những người đi du lịch một mình hoặc đi cùng với người thân, bạn bè. Họ có những chương trình riêng, có thể họ tự sắp xếp hoặc đăng ký với công ty du lịch về chương trình dành riêng cho họ. Theo độ dài thời gian chuyến đi - Khách du lịch ngắn ngày - Khách du lịch dài ngày 1.1.3 Công ty lữ hành 1.1.3.1 Định nghĩa công ty lữ hành Ở Việt Nam, công ty lữ hành được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.” (Theo thông tư chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL – Số 715/TCDL ngày 9/7/1994). 1.1.3.2 Phân loại công ty lữ hành Theo quy chế quản lý lữ hành – TCDL ngày 29/4/1995 và theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm 2 loại: công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa, được quy định như sau: - Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa. - Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. 1.1.3.3 Vai trò của công ty lữ hành Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện quan hệ cung – cầu du lịch, đó là: - Tổ chức các hoạt động trung gian, bán tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch. - Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. - Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phong phú từ các công ty hàng không tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Lợi ích mà khách du lịch có được khi sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành: + Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến đi. + Các công ty lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn nhiều so với giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các chương trình luôn có mức giá hấp dẫn. + Công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ thực sự mua và tiêu thụ nó. Vai trò của công ty lữ hành đối với các nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ du lịch: + Các công ty lữ hành cung cấp nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng kí kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần những rủi ro có thể xảy ra tới công ty lữ hành. + Các nhà cung cấp được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương của công ty lữ hành. 1.1.3.4 Hệ thống sản phẩm trong công ty lữ hành Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành được phân thành 3 nhóm cơ bản sau: a. Nhóm các dịch vụ trung gian: Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ ví dụ như dịch vụ đăng kí đặt chổ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, vé tàu thủy, thuê ôtô, tư vấn thiết kế lộ trình, vv… Các dịch vụ này không có sự gắn kết với nhau, thỏa mãn độc lập từng nhu cầu của khách. Lúc này, các công ty lữ hành đóng vai trò là các đại lý hoặc điểm bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. b. Các chương trình du lịch trọn gói: Các chương trình du lịch trọn gói là những sản phẩm đặc trưng nhất của công ty lữ hành. Các chương trình này là sản phẩm của sự liên kết tất cả các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách hàng với một mức giá gộp. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. c. Các sản phẩm lữ hành tổng hợp: Những hãng lữ hành có khả năng lớn về tài chính, vừa đóng vai trò là Tour Operator đồng thời là chủ sở hữu của các tập đoàn khách sạn, nhà hàng, các khu vực vui chơi giải trí,…và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. 1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh lữ hành 1.2.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành Để có thể hiểu rõ hơn về kinh doanh lữ hành, ta có thể xem khái niệm về kinh doanh lữ hành dưới hai cách tiếp cận chính sau: Theo cách tiếp cận thứ nhất: Theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với phạm vi này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành nhưng ngược lại không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” được hiểu một cách tương tự như “du lịch”. Với cách tiếp cận này thì kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hay lợi nhuận. Theo cách tiếp cận thứ hai: Hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí. Theo nghĩa hẹp thì “lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịchcho khách du lịch” (trích điều 4 Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr.12). Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành được hiểu là các chương trình du lịch. 1.2.2 Phân loại kinh doanh lữ hành: Kinh doanh đại lý lữ hành: chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để hưởng hoa hồng theo mức % của giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Kinh doanh chương trình du lịch: chủ yếu là bán buôn, thực hiện sản xuất làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh các chương trình du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành. Kinh doanh lữ hành tổng hợp: bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có thể là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ, vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ và vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch. 1.2.3 Vai trò của kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian chắp nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế đồng thời kinh doanh lữ hành cũng tác động đến cả cung và cầu trong du lịch, giải quyết những mâu thuẫn cản trở vốn có trong quan hệ cung cầu du lịch. Chức năng thông tin: thực hiện chức năng này có nghĩa là doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch. Nội dung thông tin cần cung cấp cho khách du lịch bao gồm: Thông tin về giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị, tôn giáo, luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch. Thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phối dịch vụ của nhà cung cấp. Chức năng tổ chức: thực hiện chức năng này nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện các công việc tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu dùng. Chức năng thực hiện: thực hiện chức năng này có nghĩa là các doanh nghiệp lữ hành thực hiện các khâu như vận chuyển khách theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, hướng dẫn tham quan, kiểm tra giám sát các dịch vụ của các nhà cung cấp khác trong chương trình. 1.3 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound) 1.3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế. Khách du lịch quốc tế ở đây bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. Như vậy, kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm: kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (Inbound), kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound). 1.3.2 Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế Có 5 điều kiện: Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 47 của luật du lịch năm 2005. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. (Điều 46, Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia năm 2005) 1.3.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại điều 39 và điều 40 của Luật du lịch năm 2005, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài còn có các quyền và nghĩa vụ sau: Xây dựng, quảng cáo, bán, và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lich nội địa. Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch. Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan. Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của nước đến du lịch Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch. (Nguồn: điều 50, Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia năm 2005) 1.4 Bốn con đường để thu hút khách của doanh nghiệp lữ hành 1.4.1 Chất lượng cao của sản phẩm Trên quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành thì chất lượng chương trình du lịch chính là mức độ phù hợp của những đặc điểm thiết kế so với chức năng và phương thức sử dụng chương trình và cũng là mức độ mà chương trình thực sự đạt được so với thiết kế ban đầu của nó. Trên quan điểm của khách du lịch: chất lượng chương trình du lịch là mức phù [...]... hành NĐ số 119-HĐBT thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở Công ty Du lịch Việt Nam Ngày 26/03/1993 Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách từ Tổng công ty Du lịch Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam Ngày 06/07/2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam – Hà Nội, hoạt động theo luật doanh nghiệp dưới hình thức Công ty cổ phần với số vốn... nên một hệ thống chương trình du lịch khá đa dạng và phong phú như hiện nay bao gồm: - Chương trình du lịch cho khách tham quan City tour Huế - Chương trình du lịch cho khách tham quan Việt Nam - Chương trình du lịch cho khách Việt Nam ra nước ngoài - Chương trình du lịch MICE Ngoài ra, công ty còn xây dựng các chương trình theo yêu cầu của khách hàng, các tour thám hiểm; hội nghị; các chương trình. .. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH OUTBOUND CHO KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - CN HUẾ 2.1 Giới thiệu về công ty du lịch Việt Nam, chi nhánh Huế 2.1.1 Khái quát về công ty du lịch Việt Nam, chi nhánh Huế Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội Tên tiếng Anh: Vietnamtourism-Hanoi Joint Stock Company Tên viết tắt: Vietnamtourism-Hanoi., Jsc Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số. .. làm đại diện) nắm giữ 51% số vốn điều lệ của Công ty Công ty là một trong những Công ty giầu truyền thống lịch sử nhất của ngành du lịch Việt Nam Những năm qua, Công ty đã phục vụ hàng trăm nghìn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam du lịch và khách Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước Cho đến năm 2010, công ty đã ký kết hợp đống hợp tác phục vụ khách với trên 100 hãng lữ hành tại trên 50 thị trường... đẩy mạnh xúc tiến quảng bá như thế nào để du khách biết đến thương hiệu của công ty nhiều hơn nữa 2.3.2.3 Thông tin về chuyến du lịch outbound của quý khách Biểu đồ 10: Chương trình du lịch outbound mà quý khách lựa chọn Về chương trình du lịch outbound mà quý khách lựa chọn: Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận ra rõ một điều rằng chủ yếu khách hàng lựa chọn mua chương trình du lịch của Vietnamtourism... Vietnamtourism đều là du lịch Châu Á Cụ thể, khách hàng chọn chương trình du lịch Singapore – Malaysia chiếm đến 38,7% Số lượng du khách chọn tour Thái Lan chiếm 26,4% và 21,7% du khách chọn chương trình du lịch đi Trung Quốc Chỉ có 13,2% chương trình du lịch khác được quý khách lựa chọn Có thể lý giải cho điều này đó là do thế mạnh của Vietnamtourism là tổ chức những chương trình outbound ở khu vực Châu... loại trong một thời kỳ nhất định Vì vậy, việc xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vietnamtourism trong 3 năm 2010-2012 sẽ giúp phần nào đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá của công ty trong giai đoạn đó 2.2.1 Biến động số lượt khách outbound của công ty qua 3 năm 2010-2012: Bảng 3: Biến động số lượt khách outbound của công ty gđ (2010-2012) Đơn vị: lượt khách Năm... có 6 nhân viên, được bố trí các công việc theo sự phân công của giám đốc chi nhánh Đây được xem là bộ phận tổ chức sản xuất, tiến hành những công việc cần thiết để thực hiện các chương trình du lịch: nối tour cho công ty, xây dựng các chương trình du lịch nội địa và outbound Các công việc cụ thể của phòng điều hành: + Triển khai công việc điều hành các chương trình du lịch theo kế hoạch Theo dõi, tiếp... tác động vào thị hiếu và hành vi của khách Hoạt động xúc tiến hấp dẫn của các công ty lữ hành sẽ có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút khách du lịch: Hoạt động đó giúp cho khách có nhiều sự lựa chọn hơn cho sản phẩm tiêu dùng của mình đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và giúp doanh nghiệp định giá vừa phải Một hoạt động xúc tiến. .. hiện các chương trình du lịch + Tổ chức thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế để xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với thực tế và nhu cầu của khách hàng + Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch , phối hợp với bộ máy kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các nhà cung cấp Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch + . động xúc tiến bán chương trình du lịch Chương 2: Tình hình hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế Chương. khác để xúc tiến sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH OUTBOUND CHO KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - CN. động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch Việt Nam - Chi nhánh Huế ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tình hình việc khách đi du lịch nước