1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành

73 322 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch trên thế giới hiện nay. Năm 2005 có khoảng 17,5 triệu người chết vì bệnh ĐMV. Ước tính đến năm 2015 con số này tăng lên 20 triệu người và chủ yếu là do bệnh tim và đột quỵ33. Tại Việt Nam, bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng và đang trở thành mối nguy lớn cho sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ tử vong mỗi năm chiếm khoảng 120250 người 100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi15.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch trên thế giới hiện nay. Năm 2005 có khoảng 17,5 triệu người chết vì bệnh ĐMV. Ước tính đến năm 2015 con số này tăng lên 20 triệu người và chủ yếu là do bệnh tim và đột quỵ[33]. Tại Việt Nam, bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng và đang trở thành mối nguy lớn cho sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ tử vong mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người / 100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi[15]. Hầu hết các trường hợp bệnh mạch vành đều do mảng xơ vữa động mạch gây nên, tuy nhiên nguyên nhân của các mảng xơ vữa đó chưa được xác định rõ ràng[13]. Hiện nay, khi đề cập đến nguyên nhân của bệnh động mạch vành người ta dùng khái niệm yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành, đó là: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, trong gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm, lớn tuổi, những người có lối sống tĩnh tại… Trong các yếu tố nguy cơ đó, rối loạn lipid máu được coi là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành do xơ vữa, trong đó LDL-C là yếu tố đáng quan tâm nhất và là mục tiêu chính trong điều trị[25]. Sự gia tăng của LDL-C là nguy cơ của BMV đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu Framingham, Helsimki…và được xem là một yếu tố nguy cơ để dự báo cho cộng đồng. Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây, phần lớn thực hiện ở những bệnh nhân được điều trị với statin cho thấy làm giảm LDL-C đến giới hạn mục tiêu hiện đang được công nhận chỉ làm giảm nguy cơ tương đối của bệnh mạch máu khoảng 23%[24]. Các hạt LDL kích thước lớn ít có khả năng sinh 2 xơ vữa. Trong khi các hạt LDL nhỏ đậm đặc chứa nhiều cholesterol ester (phenotype B) được cho là có tính sinh xơ vữa động mạch cao hơn do nhạy cảm với với các thay đổi oxy hoá. Tuy nhiên, các hạt LDL-C kích thước nhỏ và đậm đặc lại không thể định lượng trực tiếp mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp qua tỷ lệ TG/HDL-C. Tỷ lệ TG/ HDL-C cao là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của bệnh mạch vành trong tất cả các chỉ số lipid[40],[43],[29],[29]. Chỉ số này dự báo nguy cơ tim mạch trong tương lai[40] và là yếu tố nguy cơ (YTNC) tồn lưu không liên quan LDL[36]. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TG/HDL-C ở bệnh nhân bệnh mạch vành” với các mục tiêu sau đây: 1. Khảo sát rối loạn tỷ lệ TG/HDL-C ở bệnh nhân bệnh mạch vành. 2. Khảo sát tương quan giữa tỷ lệ TG/HDL-C với mức độ tổn thương mạch vành và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như yếu tố gia đình, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường. 3 Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH ĐMV Nguyên nhân chủ yếu của bệnh ĐMV là vữa xơ động mạch, chiếm đến 90% các thương tổn, 10% viêm ĐMV do tăng axit uric máu, nghẽn dị dạng, viêm nhiều động mạch dạng nút, lupus ban đỏ, chấn thương ĐMV, co thắt ĐMV, các bệnh van tim như hẹp hở van động mạch chủ, hẹp van 2 lá, sa van 2 lá, hẹp động mạch phổi, giang mai gây bít tắc lỗ vành, bệnh cơ tim phì đại. Biểu hiện chủ yếu của thương tổn trong xơ vữa động mạch là ở lớp nội mạc của các mạch máu lớn và trung bình. Thành phần của thương tổn này gồm: mảng vữa và tổ chức của nó. Mảng vữa được hình thành rất sớm từ lúc còn trẻ, tử thiết và siêu âm trong lòng mạch đã phát hiện những mảng xơ vữa mạch máu ở 50-69% người trẻ không triệu chứng[23], tiến triển lặng lẽ hàng chục năm với những cơ chế mà ngày nay dần dần đã được biết rõ hơn: - Giai đoạn đầu do rối loạn huyết động tại chỗ, làm biến đổi cấu trúc bình thường của lớp trong. Tổn thương xuất hiện sớm nhất là tình trạng phù nề không có mỡ, về sau mới xuất hiện các tế bào ăn mỡ dưới dạng các tế bào có hạt, tụ lại thành đám dưới tế bào nội mô. Giai đoạn này thành mạch bị rối loạn tạo điều kiện cho lắng đọng lipid. Tiếp theo là sự hình thành các vệt mỡ trên mặt nội mạc. - Giai đoạn hai, mảng vữa đơn thuần xuất hiện. Mảng vữa dày, ở giữa có vùng hoại tử nằm trong một vỏ xơ. Vùng hoại tử chứa rất nhiều acid béo và cholesterol. Mảng xơ vữa tiến triển rất nhanh làm cho động mạch hẹp dần. - Giai đoạn sau cùng là sự biến đổi thành những mảng vữa gây biến chứng làm tắc nghẽn khẩu kính động mạch và tai biến thiếu máu cục bộ. Hiện tượng chủ yếu của quá trình phát triển này là sự loét của lớp áo trong, nghĩa là lớp tế bào nội mạc bị xé rách, máu sẽ chảy vào qua chỗ loét tạo nên cục máu 4 tụ. Sự rách của nội mạc gây nên sự dính của tiểu cầu, xuất phát của nghẽn mạch, và tạo thành cục tắc bao phủ chỗ loét. Đây là khởi đầu của các biến chứng về sau. Các mảng xơ vữa phát triển ngày càng nhiều, các mảng canxi gắn liền nhau, tổ chức xơ phát triển nhiều hơn gây bít tắc động mạch[16, 38]. Tắc mạch có thể xảy ra tại chỗ nhưng cũng có thể do các mảng vụn của mảng vữa xơ hay cục huyết khối bong ra làm tắc mạch chỗ khác. Hậu quả tức thì là làm ngưng ngay lưu lượng máu hạ lưu và tạo cục huyết khối ngay dưới chỗ tắc mạch do ứ đọng tuần hoàn, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến thiếu oxy tế bào làm mất cân bằng năng lượng giữa cung và cầu ở vùng tương ứng trên mô cơ tim. Cung nhỏ hơn cầu, đồng thời làm giảm pH trong xoang vành, mất kali tế bào, tăng sản xuất lactate gây rối loạn hoạt động điện học và cơ học do: - Khi TMCT, có sự tăng tính tự động, chậm dẫn truyền và xuất hiện vòng vào lại gây ra các rối loạn nhịp như nhịp nhanh thất, rung thất. Ngoài ra, rối loạn về sự hình thành xung động và dẫn truyền xung động có thể gây ra vô tâm thu và block nhĩ – thất . - Tăng tính thấm màng tế bào, ty lạp thể, lưới nội nguyên sinh, thoát các men SGOT, SGPT, CPK, LDH…, điện giải (kali, canxi, magie) vào máu. - Thay đổi nồng độ ion giữa trong và ngoài tế bào làm giảm lực co bóp cơ tim. 1.2 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Nhiều công trình nghiên cứu đã xác lập được một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV. Đó là các yếu tố nguy cơ: rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường… Việc kiểm soát một hay nhiều yếu tố nguy cơ đã mang lại những kết quả tích cực: giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong[38]. 5 1.2.1 Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử cao, tăng nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử thấp làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch. Nhiều bằng chứng học từ lâu đã cho thấy tương quan giữa Cholesterol máu cao và nguy cơ mắc BMV. Tổng phân tích 35 nghiên cứu giảm cholesterol máu cho thấy tỷ lệ các biến cố BMV giảm tương ứng với mức giảm cholesterol. Nghiên cứu cho thấy giảm 10% mức cholesterol trong máu tương ứng giảm 13% tỷ lệ tử vong do BMV và 10% tỷ lệ tử vong chung[20]. 1.2.1.1 LDL-C Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh mạch vành và sự tiếp cận điều trị làm giảm LDL-C làm giảm các biến cố tim mạch[27]. Nguy cơ liên quan của tất cả các lipoprotein đã được nghiên cứu rộng khắp và mục tiêu chính cho chiến lược ngăn ngừa bệnh tim mạch là LDL-C. LDL-C là mục tiêu quan trọng cho can thiệp điều trị và đã được nghiên cứu rộng khắp. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự ước lượng LDL-C không đủ để đánh giá nguy cơ. Các hạt LDL khác nhau về lượng, độ đậm đặc và kích thước có những đặc tính lý hóa khác nhau. Vì vậy, những yếu tố nguy cơ khác vẫn đang được tìm kiếm để giải thích cho các nguy cơ thêm vào[54]. Việc điều chỉnh các nhóm LDL riêng thuộc về điều trị cũng đem lại lợi ích lớn trong việc làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch[50]. Vì LDL-C được khuyến cáo như là chỉ số lipid chính để sàng lọc và dự toán rủi ro cũng như mục tiêu điều trị, giảm LDL-C có vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch[47], [30]. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao thì đích điều trị của LDL-C 6 cần đạt được là < 2,6 mmol/l (100 mg/dl) và đối với đối tượng có nguy cơ rất cao, mục tiêu LDL-C nên < 1,8 mmol/L (70 mg/dL)[47]. Mặc dù điều trị giảm LDL-C với statin là một thành tựu rất lớn trong điều trị bệnh động mạch vành, nguy cơ tồn lưu bị bệnh mạch vành ở những bệnh nhân sử dụng statin vẫn còn đáng kể, thậm chí khi họ đã đạt mục tiêu LDL-C < 70 mg/dl. Nhiều can thiệp thật sự làm giảm thấp nguy cơ của BMV và nhiều thử nghiệm được điều khiển ngẫu nhiên hóa cho thấy lợi ích của việc làm giảm LDL-C qua chất ức chế HMG-CoA reductase, việc điều trị đơn thuần LDL-C cho là làm giảm 30-37% BMV, còn lại vẫn tiếp tục có các biến cố lâm sàng. Thực trạng này làm nảy sinh nghi vấn về giá trị của LDL-C trong việc dự báo nguy cơ của bệnh động mạch vành, từ đó phát sinh nhu cầu tập trung vào vai trò của những dấu ấn lipid khác trong đánh giá nguy cơ và can thiệp điều trị rối loạn lipid máu[49]. Vì khi liệu pháp statin đã làm giảm thấp LDL-C đạt được mục tiêu điều trị thì vẫn có hai phần ba trong số bệnh nhân này có các biến chứng của bệnh mạch vành. Hay trong một nghiên cứu gần đây trên 90.056 bệnh nhân trong 14 thử nghiệm ngâuc nhiên cho thấy một phần bảy bệnh nhân điều trị statin trong nhóm nghiên cứu này có một biến chứng của bệnh mạch vành trong 5 năm tiếp theo[26]. Điều này cho thấy ngoài tăng LDL-C huyết tương còn có các yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng đến bệnh mạch vành. Đó là các yếu tố nguy cơ truyền thống đã được biết và các yếu tố nguy cơ mới được phát hiện[31]. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều nhận ra tầm quan trọng của việc giảm LDL-C. Do đó, việc điều trị làm giảm LDL-C góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài vai trò quan trọng của LDL-C, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự đóng góp của các thành phần lipid khác, 7 chẳng hạn như TG và HDL-C. Việc giảm các nguy cơ tim mạch thông liệu pháp statin có hiệu quả cao, trong đó chủ yếu là giảm LDL-C và cũng có một phần giảm TG và tăng HDL-C. Tuy nhiên, các dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học đã minh họa cho sự cần thiết phải mở rộng pham vi điều trị để làm giảm các nguy cơ tim mạch tồn dư liên quan đến TG cao và HDL-C thấp, ngay cả khi LDL-C được quản lý thành công[30]. HDL-C thấp được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng và độc lập với bệnh mạch vành và tăng HDL-C liên quan với giảm biến cố tim mạch. Mức TG cao cũng là một yếu tố nguy cơ quan trong của bệnh tim mạch và là dấu hiệu cho các lipoprotein xơ vữa tồn dư. Rối loạn lipid không liên quan LDL là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với xơ vữa động mạch và chiếm mọt mữa nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp trong nghiên cứu Interheart. Trong nghiên cứu của Assmann G. và cộng sự nhận thấy rối loạn lipid máu (HDL-C < 1,15 mmol/l và/ hoặc TG ≥ 1,71 mmol/l) có liên quan đến sự gia tăng nhồi máu cơ tim ở những người có nồng độ LDL-C < 2,58 mmol/l, là mức không phải là nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Cũng trong các nghiên cứu can thiệp lâm sàng, rối loạn lipid máu liên quan đến hội chứng chuyển hóa góp phần quan trọng đối với nguy cơ bệnh mạch vành không qua trung gian LDL-C. Tăng TG và giảm HDL-C là những yếu tố dự đoán bệnh mạch vành độc lập với LDL-C. Trong nghiên cứu Procam, sự kết hợp của mức độ TG ≥ 2,28 mmol/l và mức độ HDL-C < 0,09 mmol/l có liên quan đến sự gia tăng đáng kể nguy cơ bệnh mạch vành. Ngay cả ở những bệnh nhân dùng liều cao statin với mức LDL-C < 1,8 mmol/l, HDL-C < 0,09 mmol/l, TG ≥ 2,28 mmol/l thì cũng có sự gia tăng 40% nguy cơ bệnh mạch vành so với mức HDL-C > 0,09 mmol/l hoặc TG < 2,28 mmol/l[12]. Trong một 8 phân tích gộp ở hai nhóm bệnh nhân lớn tham gia trong các thử nghiệm pravastatin, cả TG và HDL-C đều trở thành yếu tố dự báo đáng kể của sự tái phát bệnh mạch vành như giảm LDL-C. Khi TG tăng 0,11 mmol/l thì tỷ lệ tai biến mạch vành trong 5 năm tăng 2,5% ở những người có LDL-C < 3,23 mmol/l trong khi chỉ tăng 0,5% ở những người có LDL-C ≥ 3.23 mmol/l[52]. Nghiên cứu của Sacks F.M. và cộng sự nhận thấy rằng nguy cơ tim mạch tồn dư gắn liền với sự kết hợp rối loạn lipid máu rất đáng kể[26]. Một vài thử nghiệm lớn và đa phân tích đã cho thấy tác dụng hạ lipid máu của statin và cũng đã chứng minh rằng statin làm giảm đáng kể nồng độ LDL-C và tỷ lệ mắc bênh tim mạch. Mặc dù hiệu quả của statin trong những nghiên cứu này đã rõ nhưng statin không loại bỏ được nguy cơ tim mạch. Đó là do các yếu tố nguy cơ tồn dư sau khi điều trị với statin, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao như đái tháo đường[30]. Các rối loạn lipid máu đặc trưng của ĐTĐ type 2 là tăng VLDL, hạt LDL nhỏ, giảm HDL. LDL hạt nhỏ hiện diện với tần suất cao, ngay cả khi không có các rối loạn lipid có thể phát hiện được. Tuy nhiên, các NC tiến cứu đã cho thấy rằng các rối loạn thường gặp ở bn có LDL hạt nhỏ (HDL thấp, VLDL cao, TG cao) là những chỉ điểm nguy cơ BMV rất mạnh ở bn ĐTĐ type 2. Ngoài ra, ở bn ĐTĐ 2, HDL hoặc TG trong giới hạn BT vẫn không loại trừ khả năng kích thước của hạt LDL nhỏ. Các dữ kiện ban đầu cho thấy tỷ lệ TG/HDL-C dự báo kích thước hạt LDL ở bn ĐTĐ type 2. Nguy cơ tim mạch tồn lưu xuất phát ít nhất một phần từ TG tăng cao hay HDL-C giảm thấp. Trong số các chỉ số lipid có liên quan với mức độ của bệnh động mạch vành thì tỷ lệ TG/HDL-C đã cho thấy sự liên kết mạnh nhất với mức độ tổn thương ĐMV[43]. Tỷ lệ TG/HDL-C là một nguy cơ tồn lưu, điều này có nghĩa là mặc dù mục tiêu 9 điều trị là làm giảm LDL-C nhưng cũng phải chú ý đến tỷ lệ TG/HDL-C, ngay cả ở những bệnh nhân có LDL-C cao thì tỷ lệ TG/HDl-C cũng là một dấu hiệu cho các nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch sau này[35]. 1.2.1.2 Tỷ lệ TG/HDL-C Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng của BMV và sự tiếp cận điều trị làm giảm nồng độ LDL-C làm giảm các biến cố tim mạch. Vai trò sinh xơ vữa động mạch của nồng độ HDL-C thấp đã được chấp nhận rộng rãi. Các phân tích gần đây cho thấy rằng tăng TG máu là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành (ở phụ nữ mạnh hơn ở nam giới) và HDL-C thấp là yếu tố nguy cơ gây ra nhồ máu cơ tim cao hơn so với tăng TG máu. Rối loạn lipid máu sinh xơ vữa có sự xuất hiện chung của tăng TG máu, HDL-C thấp kết hợp với apoprotein B tăng cao và có sự hiện diện các hạt LDL nhỏ đậm đặc. Đây là thành phần quan trọng của hội chứng chuyển hóa và là yếu tố tiên đoán BMV. Tỷ lệ TG/HDL-C cao tương quan với LDL kích thước nhỏ. Và tỷ lệ TG/HDL-C được đề xuất như là một dấu hiệu sinh xơ vữa[27]. Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các hạt LDL nhỏ trong hầu hết các cá thể có HDL-C thấp. Ngược lại, nồng độ HDL-C bình thường không loại bỏ được sự hiện diện của hạt LDL nhỏ. Có sự liên quan yếu giữa kích thước hạt LDL và nồng độ HDL-C, và sự liên quan mạnh hơn giữa kích thước LDL và nồng độ TG. Sự hiện diện hạt LDL nhỏ ở những bệnh nhân có nồng độ TG > 1,65 mmol/l cũng đã được báo cáo trong những nghiên cứu khác. Dự báo về kích thước của hạt LDL bằng nồng độ TG là không chính xác khi nồng độ TG tăng ở mức vừa phải và nồng độ HDL-C bình thường. 10 Hạt LDL lớn hoặc trung bình ít được tìm thấy khi nồng độ TG > 2,6 mmol/l. Tuy nhiên, các hạt LDL nhỏ được tìm thấy ở nhiều bệnh nhân có nồng độ TG <2,3 mmol/l. Nồng TG cao có ý nghĩa trong nhóm hạt LDL nhỏ cho thấy sự tương quan rõ ràng với kích thước hạt LDL[28]. Hình 1: A- Mối tương quan đảo ngược giữa đường kính phân tử LDL và nồng độ HDL-C, giữa đường kính phân tử LDL và nồng độ TG lúc đói. Kích thước LDL (nm) LDL nhỏ LDL trng bình và lớn : [...]... và nguy cơ ung thư[3] 19 1.2.6 Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được Mặc dù không thể thay đổi được nhưng việc khảo sát các yếu tố nguy cơ này giúp đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV: - Bệnh sử gia đình: XVMV có khuynh hướng tập trung gia đình - Tuổi: Nghiên cứu Framingham cho thấy nguy cơ mắc BMV sau 10 năm luôn cao hơn 5 năm Nguy cơ của bệnh lý tim mạch tăng dần theo tuổi tuổi càng cao thì mức nguy cơ. .. TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh: Chọn theo mẫu thuận tiện 98 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch vành có hẹp động mạch vành bằng chụp động mạch vành chọn lọc tại bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh mạch vành trước đó Đã điều trị với các thuốc giảm... quả thu được là tỷ lệ TG/HDL-C > 1,33 trong 90% có LDL kích thước nhỏ và 16,5% ở bệnh nhân có LDL kích thước lớn Như vậy, tỷ lệ TG/HDL-C có liên quan đến kích thước hạt LDL và nguy cơ bệnh mạch máu trên lâm sàng Điều này có thể thích hợp cho những bệnh nhân cần điều trị sớm và tích cực các bất thường lipid máu[28] Một báo cáo WISE: tỷ lệ TG/HDL-C dự báo tất cả các nguy n nhân gây tử vong ở phụ nữ nghi... 1.6 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Theo nghiên cứu của Nguy n Cửu Lợi: Nghiên cứu tần xuất rối loạn tỷ TG/HDL ở bệnh nhân bệnh mạch vành với kết quả thu được như sau: tỷ TG/HDL-C (mmol/l) > 1,8 trong 48,29% (nam: 46,20%; nữ: 51,85%), tỷ TG/HDL-C (mg/dl) > 3 trong 66,44% (nam: 65,76%; nữ: 67,59%) cho thấy rằng ngoài LDL-C tăng thì tỷ TG/HDL-C cao cũng hiện diện trong một số lớn các bệnh nhân BMV... cố tim mạch, trong đó có bệnh ĐMV[17] 17 Mức huyết áp tâm thu và tâm trương dự báo độc lập nguy cơ biến chứng tim mạch trên bệnh nhân THA Tuy nhiên, huyết áp tâm thu dự báo biến chúng tim mạch hơn, đặc biệt bệnh nhân nhỏ hơn 50 tuổi[6] Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh ĐMV lên 3 lần, khi phối hợp các YTNC khác làm tăng vọt (theo cấp số nhân) nguy cơ bệnh ĐMV Người ta nhận thấy có sự tương quan thuận... thương cơ quan đích.[47] Nguy cơ bệnh tim mạch của một người bỏ thuốc lá sẽ trở về giống với người không hút thuốc sau khoảng 1 năm Và đây là một yếu tố quan trọng để thuyết phục bệnh nhân đang hút thuốc lá bỏ thuốc Khi bỏ thuốc, bệnh nhân tim mạch sẽ giảm nguy cơ tái phát các biến cố chính khoảng 50%[20] 1.2.5 Béo phì và ít hoạt động thể lực Ít hoạt động thể lực góp phần một cách độc lập vào nguy cơ của... trung bình và nhỏ 12 Khi tỷ lệ này được sử dụng, 90% bệnh nhân có LDL nhỏ ở trên 1,33 và 83,5% bệnh nhân có LDL trung bình và lớn ở dư i 1,33 Tất cả bệnh nhân có hạt LDL nhỏ và tỷ TG/HDL-C < 1,33 cũng như những bệnh nhân có hạt LDL lớn hoặc trung bình và tỷ TG/HDL-C > 1,33 đều có kích thước hạt LDL 26,5 0,2 nm Giá trị này được sử dụng một cách sáng tạo để xác định 2 nhóm bệnh nhân với hai kích thước... mạch là một biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ type 2[5] và ĐTĐ đang được xem là một bệnh lý tim mạch ĐTĐ type 2 được coi là bệnh lý chuyển hóa và mạch máu, gây thương tổn các động mạch lớn và vừa Đây không phải là thương tổn đặc hiệu của bệnh nhưng thường gặp, xảy ra sớm và nguy hiểm như: suy vành, nhồi máu cơ tim, và tai biến mạch máu não[7] Nhiều nghiên cứu trước đây về các biến cố tim mạch. .. trị của bệnh mạch vành [11] Cũng theo nghiên cứu của Boizel R và cộng sự: Tỷ lệ TG/HDL-C là một yếu tố tiên đoán kích thước hạt LDL ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 24 và nồng độ HDL-C bình thường’ với 60 bệnh nhân tiểu đường type 2 có kiểm soát đường huyết ở mức chấp nhận được và nồng độ HDL-C < 1 mmol/l sau khi ngừng điều trin rối loạn lipid máu So sánh 30 bệnh nhân có LDL nhỏ với 30 bệnh nhân có... có liên quan với tăng nguy cơ của tất cả các loại bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, và phình động mạch chủ bụng Theo ước tính từ SCORE, nguy cơ tim mạch 10 18 năm gây tử vong là khoảng gấp đôi ở người hút thuốc Tuy nhiên, trong khi nguy cơ tương đối của nhồi máu cơ tim ở người hút thuốc < 60 tuổi tăng gấp đôi, nguy cơ tương đối ở người hút thuốc lá < 50 năm cao hơn gấp năm lần . báo nguy c tim mạch trong tương lai[40] và là yếu tố nguy c (YTNC) tồn lưu không liên quan LDL[36]. Do đó, chúng tôi th c hiện nghiên c u: Nghiên c u nguy c tồn dư qua tỷ lệ TG/ HDL- C ở bệnh. m c dù m c tiêu 9 điều trị là làm giảm LDL -C nhưng c ng phải chú ý đến tỷ lệ TG/ HDL- C, ngay c ở những bệnh nhân c LDL -C cao thì tỷ lệ TG/ HDl- C cũng là một dấu hiệu cho c c nguy c cho c c. bệnh nhân bệnh mạch vành với c c m c tiêu sau đây: 1. Khảo sát rối loạn tỷ lệ TG/ HDL- C ở bệnh nhân bệnh mạch vành. 2. Khảo sát tương quan giữa tỷ lệ TG/ HDL- C với m c độ tổn thương mạch vành

Ngày đăng: 28/10/2014, 16:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Phương Anh, Phạm Mạnh Hùng (2010), "Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương hẹp động mạch vành mức độ vừa", Tạp chí tim mạch học Việt Nam,số 53, pp. 68-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương hẹp động mạch vành mức độ vừa
Tác giả: Nguyễn Phương Anh, Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2010
2. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), "Rối loạn lipid máu". Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, trang 220-225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lipid máu
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
3. Kim Thành Bảo, (Dịch Từ L. Veronica Lee Và Joanne M. Foody) (2011), "Phòng ngừa bệnh tim mạch". Tim mạch học-Những điều cần biết, NXB Y học, trang 321-325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa bệnh tim mạch
Tác giả: Kim Thành Bảo, (Dịch Từ L. Veronica Lee Và Joanne M. Foody)
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
4. Hồ Anh Bình (2004), Đánh giá tổn thương động mạch vành qua chụp mạch và sự tương quan với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy vành, Luận văn thạc sỹ, ĐHYD Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổn thương động mạch vành qua chụp mạch và sự tương quan với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy vành
Tác giả: Hồ Anh Bình
Năm: 2004
5. Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông, Cao Văn Minh (2009), "Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường". Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. tập 2. trang 600-605 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
Tác giả: Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông, Cao Văn Minh
Năm: 2009
6. Phan Văn Duyệt, (Dịch Từ Gabriel B. Habib) (2011), "Tăng huyết áp", Tim mạch học - Những điều cần biết, NXB Y học. pp. 285-291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng huyết áp
Tác giả: Phan Văn Duyệt, (Dịch Từ Gabriel B. Habib)
Nhà XB: NXB Y học. pp. 285-291
Năm: 2011
7. Võ Thị Hà Hoa (2007), "Bệnh mạch vành đái tháo đường thể 2", Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, số 47, trang 361 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh mạch vành đái tháo đường thể 2
Tác giả: Võ Thị Hà Hoa
Năm: 2007
8. Phạm Mạnh Hùng (2012), "Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch", Hội tim mạch học Việt Nam, trang 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2012
9. Phan Đồng Bảo Linh (2007), "Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có tổn thương động mạch vành", Y học thực hành, hội nghị khoa học y dược, vol 568, pp. 227-237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có tổn thương động mạch vành
Tác giả: Phan Đồng Bảo Linh
Năm: 2007
10. Nguyễn Cửu Lợi (2008), "Điều trị bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường", Y Học thực hành, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị đái tháo đường, nội tiết và rối loạn chuyển hóa miền Trung lần thứ VI, Huế. pp. 86-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường
Tác giả: Nguyễn Cửu Lợi
Năm: 2008
11. Nguyễn Cửu Lợi (2010), "Nghiên cứu tần suất rối loạn tỷ TG/HDL-C ở bệnh nhân bệnh mạch vành". Tạp chí Nội Khoa, Hội nghị nội tiết - Đái tháo đường - rối loạn chuyển hoá miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII, trang 705-709 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tần suất rối loạn tỷ TG/HDL-C ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Tác giả: Nguyễn Cửu Lợi
Năm: 2010
12. Miller M., Et al (2008), " Impact of triglyceride levels beyond low- density lipoprotein cholesterol after acute coronary syndrome in the PROVE IT-TIMI 22 trial", J Am Coll Cardiol, vol 51, pp. 724-730 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of triglyceride levels beyond low-density lipoprotein cholesterol after acute coronary syndrome in the PROVE IT-TIMI 22 trial
Tác giả: Miller M., Et al
Năm: 2008
13. Huỳnh Văn Minh (2007), "Suy Mạch Vành". Bệnh học Nội khoa. tập 1. NXB Đại học Huế, trang 53-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy Mạch Vành
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007
14. Huỳnh Văn Minh (2010), "Chụp động mạch vành". Tim Mạch học, NXB. Đại học Huế, trang 320-331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chụp động mạch vành
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Nhà XB: NXB. Đại học Huế
Năm: 2010
15. Huỳnh Văn Minh (2010), "Suy mạch vành". Tim Mạch học, NXB Đại học Huế, trang 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy mạch vành
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2010
16. Huỳnh Văn Minh (2010), "Xơ vữa động mạch". Tim Mạch học, NXB Đại học Huế, trang 106-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xơ vữa động mạch
Tác giả: Huỳnh Văn Minh
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2010
17. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2011), "Chẩn đoán và xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính". Khuyến cáo của Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam về Chẩn Đoán và Xử Trí Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ Mạn Tính(Đau thắt ngực ổn định) TP HCM, NXB Y học, trang 45-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Tác giả: Hội Tim Mạch Học Việt Nam
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
18. Phan Hải Nam (2006), "Một số xét nghiệm hóa sinh về rối loạn lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch". Một số xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng, trang 54-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số xét nghiệm hóa sinh về rối loạn lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch
Tác giả: Phan Hải Nam
Năm: 2006
19. Trương Ngọc Sang, Nguyễn Văn Luyện (2010), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở cán bộ, viên chức đến khám sức khỏe tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2009", Tạp chí Nội Khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị nội tiết - đái tháo đường - rối loạn chuyển hóa miền trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII, pp. 771-778 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở cán bộ, viên chức đến khám sức khỏe tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2009
Tác giả: Trương Ngọc Sang, Nguyễn Văn Luyện
Năm: 2010
20. Nguyễn Thị Kim Thành, Huỳnh Văn Minh (2007), "Nghiên cứu chỉ số dự báo nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham ở các đối tượng BHYT tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, số 47, trang 72-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chỉ số dự báo nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham ở các đối tượng BHYT tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thành, Huỳnh Văn Minh
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: A- Mối tương quan đảo ngược giữa đường kính phân tử LDL và - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 1 A- Mối tương quan đảo ngược giữa đường kính phân tử LDL và (Trang 10)
Hình 2: Nồng độ tích lũy TG/HDL-C ở bệnh nhân có hạt LDL lớn hoặc trung - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 2 Nồng độ tích lũy TG/HDL-C ở bệnh nhân có hạt LDL lớn hoặc trung (Trang 11)
Hình 3: Độ nhạy và độ đặc hiệu để xác định bệnh nhân có hạt LDL nhỏ [28]. - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 3 Độ nhạy và độ đặc hiệu để xác định bệnh nhân có hạt LDL nhỏ [28] (Trang 12)
Hình 4: Tính không đồng nhất hạt LDL và nồng độ TG huyết tương và nồng - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 4 Tính không đồng nhất hạt LDL và nồng độ TG huyết tương và nồng (Trang 13)
Hình 4: tỷ lệ LDL nhỏ, đậm đặc phân tầng theo sự hiện diện của BMV được - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 4 tỷ lệ LDL nhỏ, đậm đặc phân tầng theo sự hiện diện của BMV được (Trang 15)
Hình 5: tỷ lệ LDL nhỏ đậm đặc phân tầng theo sự hiện diện của BMV được - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Hình 5 tỷ lệ LDL nhỏ đậm đặc phân tầng theo sự hiện diện của BMV được (Trang 15)
Sơ đồ các bước của nghiên cứu: - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Sơ đồ c ác bước của nghiên cứu: (Trang 26)
Bảng 2.2: Phân độ rối loạn các thành phần lipid máu theo NCEP 05/2001[2, 23] - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 2.2 Phân độ rối loạn các thành phần lipid máu theo NCEP 05/2001[2, 23] (Trang 32)
Bảng 2.3: Giới hạn đích của lipid máu [3] - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 2.3 Giới hạn đích của lipid máu [3] (Trang 33)
Bảng 3.1 Các thông số chung của nhóm nghiên cứu - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.1 Các thông số chung của nhóm nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.3 Phân bố LDL-C ở hai nhóm &lt; 2,6 và ≥ 2,6 (mmol/l). - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.3 Phân bố LDL-C ở hai nhóm &lt; 2,6 và ≥ 2,6 (mmol/l) (Trang 36)
Bảng 3.4 Phân bố giá trị trung bình LDL-C theo giới  LDL-C - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.4 Phân bố giá trị trung bình LDL-C theo giới LDL-C (Trang 36)
Bảng 3.6 Phân bố các yếu tố nguy cơ ở hai giới                   Giới - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.6 Phân bố các yếu tố nguy cơ ở hai giới Giới (Trang 37)
Bảng 3.10 Phân bố HDL-C ở bệnh nhân BMV - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.10 Phân bố HDL-C ở bệnh nhân BMV (Trang 38)
Bảng 3.8 Phân bố triglyceride - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.8 Phân bố triglyceride (Trang 38)
Bảng 3.11 Phân bố giá trị trung bình HDL-C theo giới  HDL-C - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.11 Phân bố giá trị trung bình HDL-C theo giới HDL-C (Trang 39)
Bảng 3.14 Phân bố các chỉ số lipid ở các nhóm LDL-C            LDL-C - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.14 Phân bố các chỉ số lipid ở các nhóm LDL-C LDL-C (Trang 40)
Bảng 3.15 Phân bố tổn thương ĐMV theo ACC/AHA  Kiểu tổn thương - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.15 Phân bố tổn thương ĐMV theo ACC/AHA Kiểu tổn thương (Trang 41)
Bảng 3.16 Phân bố các mức độ tổn thương ĐMV ở hai nhóm TG/HDL-C          TG/HDL-C - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.16 Phân bố các mức độ tổn thương ĐMV ở hai nhóm TG/HDL-C TG/HDL-C (Trang 42)
Bảng 3.19 Tương quan giữa TG và các mức độ tổn thương ĐMV  Tương - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.19 Tương quan giữa TG và các mức độ tổn thương ĐMV Tương (Trang 43)
Bảng 3.18 Phân bố giá trị trung bình điểm Gensini                  Giới - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.18 Phân bố giá trị trung bình điểm Gensini Giới (Trang 43)
Bảng 3.20 Tương quan giữa HDL-C và các mức độ tổn thương ĐMV  Tương - Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành
Bảng 3.20 Tương quan giữa HDL-C và các mức độ tổn thương ĐMV Tương (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w