Xét nghiệm HbA1c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 28)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.3.5 Xét nghiệm HbA1c

 Phương pháp và phương tiện: Định lượng HbA1c trong máu theo phương pháp ức chế miễn dịch đo độ đục và sử dụng thuốc thử là HbA1c II hoặc Hemolyzing Reagent của hãng ROCHE trên máy Cobas 6000.

 Ý nghĩa:

o HbA1c bình thường của người Việt Nam khoảng 5 – 6%

o HbA1c > 6,5% được ADA đưa thêm vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ. o Mục tiêu của HbA1c trong điều trin bệnh nhân ĐTĐ là: < 7%

o Kiểm soát glucose máu kém khi HbA1c > 8%

2.2.3.6 Chụp động mạch vành chọn lọc

Chụp ĐMV chọn lọc là phương pháp xâm nhập rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMV. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ĐMV. Nó cho phép xác định hình thái tổn thương ĐMV: vị trí, kiểu hẹp, mức độ. Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, chụp ĐMV chọn lọc được chỉ định trên những bệnh nhân có cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định, sau nhồi máu cơ tim cấp hay bán cấp và đau ngực không đặc hiệu[48].

Chuẩn bị bệnh nhân:

Dựa theo hướng dẫn của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ 1999. Bệnh nhân được giải thích lý do, phương pháp tiến hành và đồng ý ký vào giấy cam đoan.

Hỏi bệnh sử đau thắt ngực hoặc tiền sử NMCT, khám lâm sàng tim mạch. Các xét nghiệm chuẩn bị bao gồm: công thức máu, thời gian máu chảy, máu đông, ure và creatinin máu, siêu âm tim, ECG lúc nghỉ và gắng sức, X- quang phổi thẳng.

Ngưng tất cả các thuốc giãn vành, không hút thuốc hay dùng chất kích thích trong vòng 24 giờ trước đó và nhịn đói 6 giờ trước khi chụp.

Tiến hành:

Đường vào là động mạch đùi. Khảo sát các ĐMV ở các tư thế sau:  ĐMV trái:

 Lỗ và thân chung: thẳng và chếch trước trái 300.

 Động mạch liên thất trước đoạn gần: chếch trước 300 – chếch đầu 300, chếch trước phải 150- chếch chân 150.

 Động mạch liên thất trước đoạn xa: chếch trước trái 300 – chếch đầu 300, chếch trước phải 150- chếch chân 150, chếch trước phải 300- chếch chân 150.

 Động mạch mũ đoạn gần: chếch trước phải 150- chếch chân 15.  Động mạch mũ đoạn xa: chếch trước phải 15- chếch chân 150.  ĐMV phải:

 Lỗ và đoạn DI: chếch trước trái 300

 Đoạn DII: chếch trước trái 30 và chếch trước phải 300

 Đoạn DIII và ĐM liên thất sau: chếch trước trái 300- chếch chân 150  Buồng thất trái: đánh giá bằng tư thế chếch trước phải 30o.

Đánh giá kết quả:

Đánh giá đoạn mạch hẹp theo đường kính:

Đánh giá các đoạn hẹp như sau:

Độ hẹp (%) =( 1- ) x 100%

Chọn tư thế chụp có khẩu kính đoạn chụp nhỏ nhất.  Phân độ đoạn mạch hẹp theo đường kính[14]:

 Độ 0: không hẹp.

 Độ 2: hẹp không có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính < 50%.  Độ 3: hẹp có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính từ 50 – 75%.  Độ 4: hẹp khít khi hẹp khẩu kính từ 75 – 95%.

 Độ 5: hẹp rất khít khi gần như toàn bộ khẩu kính từ 95 – 100% kèm ứ đọng thuốc cản quang trước chỗ hẹp.

 Độ 6: tắc hoàn toàn.

Phân độ nặng của tổn thương ĐMV theo điểm số Giensini[14]:

Cho điểm mỗi đoạn hẹp theo sơ đồ của Gensini: điểm hẹp của mỗi đoạn sẽ được nhân với hệ số của đoạn đó rồi cộng lại với nhau để có điểm số chung cho tổn thương toàn bộ các ĐMV:

Giảm: 25% 1 điểm 90% 8 điểm

50% 2 điểm 99% 16 điểm

75% 4 điểm 100% 32 điểm

Vị trí tổn thương ĐMV tính theo hệ số

+ thân chung: hệ số 5 + ĐMV phải: hệ số 1

+ ĐMLTT đoạn gần: hệ số 2,5 + ĐMM Đoạn gần: hệ số 2,5 Đoạn giữa: hệ số 1,5 Đoạn xa: hệ số 1 Vùng mõm: hệ số 1 Nhánh bờ: hệ số 1 Nhánh chéo 1: hệ số 1 Nhánh sau dưới: hệ số 1 Nhánh chéo 2: hệ số 0,5 Nhánh sau bên: hệ số 0,5 Độ nặng tổn thương = số điểm tổn thương x hệ số

Điểm Gensini tổng cộng là tổng số điểm Gensini của các đoạn hẹp trên mạch đồ  Đánh giá theo lượng mạch máu bị tổn thương[14]

 1 nhánh  2 nhánh  3 nhánh

Đánh giá theo hội tim mạch Hoa Kỳ:[42] [14]

Phân loại tổn thương ĐMV theo hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ 1998: phân chia thành 3 kiểu tổn thương sau:

 Kiểu A: hẹp đồng tâm, ngắn < 10mm, không nằm trên đoạn phân nhánh, lòng mạch trơn nhẵn, không bị canxi hóa, ít gặp tắc hoàn toàn, không hẹp lỗ, không có huyết khối.

 Kiểu B: hẹp lệch tâm, dài 10-20mm, lòng mạch không đồng đều, gồ ghề, đoạn gần ngoằn nghoèo, hẹp nằm ở đoạn góc phân nhánh > 450, < 900, dấu hiệu canxi hóa vừa, hẹp lỗ vành, huyết khối lòng mạch.

 Kiểu C: hẹp lan tỏa dài > 20mm, đoạn gần rất ngoằn nghoèo, canxi hóa, tuần hoàn bàng hệ, tổn thương nhiều nhánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)