Tương quan giữa TG/HDL-C và các mức độ tổn thương ĐM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 63)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.4.3 Tương quan giữa TG/HDL-C và các mức độ tổn thương ĐM

Các nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng kích thước hạt LDL có mối liên quan mạnh mẽ với tỷ lệ TG/HDL-C[28]. Tỷ lệ TG/HDL-C tương quan nghịch với mức độ hạt LDL nhỏ dày đặc[43]. Tỷ lệ TG/HDL-C càng lớn thì hạt LDL càng nhỏ và khả năng gây xơ vữa càng cao. Vì vậy, tỷ lệ TG/HDL-C tiên đoán mức độ nặng của bệnh mạch vành [58]. Chúng tôi cũng đã tìm thấy sự tương quan giữa tỷ lệ TG/HDL-C và mức độ tổn thương ĐMV. Đó là sự tương quan thuận giữa tỷ số TG/HDL-C với số điểm Gensini (r = 0,218), kiểu tổn thương ĐMV theo phân loại của ACC/AHA (r = 0,246) và mức độ hẹp (r = 0,474). Tuy nhiên, với số lượng mạch máu ĐMV bị tổn thương thì chúng tôi không tìm thấy sự tương quan với tỷ số TG/HDL-C.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống với nghiên cứu của Vera Bittner về mối quan hệ mạnh mẽ giữa tỷ lệ TG/HDL-C và mức độ tổn thương của bệnh động mạch vành cũng như các biến cố tim mạch về sau trong số những phụ nữ nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim[27].

Ngoài ra, chúng tôi cũng có cùng kết quả với Guoping L Yunke Z, Zhenyue C về sự tương quan thuận giữa tỷ lệ TG/HDL-C và điểm số Gensini[58]. Hay trong nghiên cứu WISE ở nhóm toàn phụ nữ cũng đã chứng minh rằng tỷ lệ TG/HDL-C cũng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng bệnh động mạch vành được thể hiện bởi chỉ số điểm Gensini[27].

Hay nghiên cứu của Basil N. Saeed với sự tương quan giữa tỷ số TG/HDL-C với các mức độ tổn thương ĐMV theo ACC/AHA[53].

Những báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ TG/HDL-C cao tương quan độc lập với sự hiện diện của bệnh động mạch vành (được định nghĩa khi hẹp > 50%) trong số những người đàn ông và phụ nữ ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ truyền thống, bao gồm cả bệnh tiểu đường[27]. Điều này cũng đúng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sự tương quan giữa tỷ lệ TG/HDL-C với mức độ hẹp của động mạch vành.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu “Rối loạn tỷ lệ TG/HDL-C ở bệnh nhân bệnh mạch vành” trên 98 bệnh nhân gồm 62 nam và 36 nữ, chúng tôi rút ra được các kết luận sau:

1.Tỷ lệ TG/HDL-C:

- Giá trị trung bình của TG/HDL-C (2,18 ± 1,62) và ở nam (2,27 ± 1,85) cao hơn ở nữ (2,02 ± 1,12) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa.

- Nhóm TG/HDL-C ≥ 1,33 (65,3%) phân bố ưu thế hơn nhóm TG/HDL-C < 1,33.

2.Xét về tương quan:

- Có sự tương quan thuận mức độ yếu giữa TG với điểm Gensini (r = 0,3, p < 0,05), mức độ hẹp ĐMV (r = 0,37, p < 0,05), và số tổn thương (r = 0,3, p < 0,05). Không có sự liên quan với kiểu tổn thương và số nhánh ĐMV tổn thương.

- Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa HDL-C với điểm Gensini (r = -0,43; p < 0,0001), kiểu tổn thương động mạch vành (r = -0,47, p < 0,0001) và số mạch tổn thương với (r = -0,41, p < 0,0001). Có sự tương quan nghịch mức độ tương đối chặt giữa HDL-C và mức độ hẹp ĐMV theo đường kính (r = -0,50, p < 0,0001). Không có sự tương quan giữa HDL-C và số lượng nhánh động mạch vành bị tổn thương.

- Có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa tỷ số TG/HDL-C với số điểm Gensini ( r= 0,39, p< 0,01), kiểu tổn thương (r = 0,31, p < 0,01), số tổn thương ĐMV (r = 0,32, p < 0,01) và mức độ hẹp ĐMV ( r= 0,44, p< 0,01). Không có sự tương quan giữa tỷ số TG/HDL-C với số lượng mạch máu ĐMV bị tổn thương.

- Không có sự liên quan giữa TG/HDL-C với các YTNC của BMV: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, LDL-C tăng cao.

KIẾN NGHỊ

Tỷ số TG/HDL-C có tương quan nghịch với các LDL kích thước nhỏ đậm đặc (yếu tố chính gây xơ vữa). Ngay cả khi LDL-C đã đạt được mục tiêu điều trị hay LDL-C cao thì vẫn tồn tại một lượng lớn LDL nhỏ đâm đặc. Vì vậy cần phải chú ý làm giảm tỷ lệ TG/HDL-C trong điều trị ở các bệnh nhân.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu về tỷ lệ TG/HDL-C với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ thêm vai trò của tỷ lệ này là nguy cơ tồn lưu của BMV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 63)