RỐI LOẠN TỶ LỆ TG/HDL-C Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH 1 Triglyceride

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 54 - 55)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2 RỐI LOẠN TỶ LỆ TG/HDL-C Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH 1 Triglyceride

4.2.1 Triglyceride

Tăng triglyceride máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập nhưng không phải mạnh mẽ như tăng cholesterol máu. Có bằng chứng cho thấy triglyceride có thể dự đoán nguy cơ bệnh mạch vành rất tốt. Hiện nay, triglycerides < 1.7 mmol/L (< 150 mg / dL) tiếp tục được xem như một dấu hiệu của nguy cơ gia tăng, nhưng nồng độ ≤ 1,7 mmol/L không phải là mức mục tiêu cho điều trị[47]. Điều này cũng đúng trong nghiên cứu của chúng tôi vì tất cả bệnh nhân trong đều có bệnh ĐMV và nhóm bệnh nhân có TG < 1,7 mmol/l chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50%), còn lại đa số là > 2,3 mmol/l và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả tỷ lệ TG > 2,3 mmol/l của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc và CS về mối liên quan giữa nồng độ các thành tố lipid máu và mức độ nguy cơ bệnh lý mạch vành trong 10 năm tới tại Thừa Thiên Huế với 15,02% TG > 2,3 mmol/l[21]. Sự chênh lệch này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân BMV nên tỷ lệ rối loạn TG cao hơn, còn nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc thực hiện trên người dân từ 20 tuổi trở lên tại Thừa Thiên Huế nên tỷ lệ rối loạn lipid sẽ thấp hơn.

Giá trị trung bình của TG trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,20 ± 1,33. Giá trị này tương tự nghiên cứu của TS Nguyễn Cửu Lợi với giá trị trung bình TG 2,29 ± 1,40[11]. Giá trị trung bình TG của nam (2,3 ± 1,55) lớn hơn nữ (2,1 ± 0,80) cũng tương tự nghiên cứu của Jiri Frohlich and Milada Dobiasova với giá trị trung bình TG ở nam (1.97 ± 1.40) cao hơn so với nữ (1.94 ± 1.36) [32], hay nghiên cứu của Trương Ngọc Sang và Nguyễn Văn Luyện với nam (1,98 ± 1,28) lớn hơn nữ (1,61 ± 1,13)[19] nhưng sự khác biêt này không có ý nghĩ thống kê với p>0,05.

4.2.2 HDL-C

HDL-C giảm thấp cùng với các YTNC lipid khác làm tăng nguy cơ bệnh ĐMV. Nồng độ HDL-C > 1,55 mmol/l (> 60 mg/dl) là YTNC âm tính đối với cả hai giới[39]. Và HDL-C < 1,03 mmol/l (< 40 mg/dl) ở nam và HDL-C < 1,29 mmol/l (< 50 mg/dl) ở nữ được xác định là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh ĐMV[47]. Tuy nhiên, HDL-C không được coi là mục tiêu điều trị[34]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm HDL-C giảm thấp chiếm 52%. Trong hai nhóm HDL-C < 1,03/nam (<1,29/nữ) và HDL-C ≥ 1,03/nam (≥1,29/nữ) nam đều chiếm nhiều hơn nữ. tuy nhiên, không có sự khác biệt về giới giữa hai nhóm HDL-C này.

Giá trị trung bình của HDL-C ở nữ (1,15 ± 0,30) cao hơn so với nam (1,11 ± 0,31). Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Jiri Frohlich and Milada Dobiasova với nữ (1.08 ± 0.31) và nam (0.91 ± 0.22)[32], hay nghiên cứu của TS Nguyễn Cửu Lợi với nữ (1,20 ± 0,29) và nam (1,08 ± 0,27)[11]. Tuy nhiên, chỉ có nghiên cứu của TS Nguyễn Cửu Lợi là có ý nghĩa còn lại thì sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)