TỶ SỐ TG/HDL-C VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Tương quan giữa TG và các mức độ tổn thương ĐM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 62 - 63)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.4 TỶ SỐ TG/HDL-C VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Tương quan giữa TG và các mức độ tổn thương ĐM

4.4.1 Tương quan giữa TG và các mức độ tổn thương ĐMV

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan thuận giữa nồng độ TG và mức độ hẹp động mạch vành với r = 0,23 và p = 0,02. Chưa tìm thấy sự tương quan giữa TG và điểm Gensini, kiểu tổn thương cũng như số nhánh ĐMV tổn thương. Chúng tôi nhận thấy kết quả tương quan giữa TG và điểm số Gensini trong nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Hồ Anh Bình và Tarchalski J, Guzik P, Wysocki H vì trong nghiên cứu của họ thì TG và điểm Gensini tương quan thuận với nhau. Hay trong nghiên cứu của

Mansour M Mostafa [45]và cộng sự cũng cho kết quả tương tự. Sự khác nhau này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ hơn và thời gian nghiên cứu ngắn hơn.

4.4.2 Tương quan giữa HDL-C và các mức độ tổn thương ĐMV

Nồng độ HDL-C giảm thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV. Hơn nữa, nồng độ HDL-C tương quan nghịch với nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch [3, 56]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, HDL-C cũng tương quan nghịch với các mức độ tổn thương ĐMV thông qua điểm gensini (r = -0,2789), kiểu tổn thương ĐMV theo phân loại ACC/AHA (r = -0,4034) và mức độ hẹp ĐMV theo đường kính (r = -0,3474). Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy sự tương quan giữa nồng độ HDL-C với số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương.

Nghiên cứu của chúng tôi về tương quan giữa HDL-C và điểm Gensini cũng tương đồng với nghiên cứu của Tarchalski J và CS. Họ cũng tìm thấy sự tương quan nghịch giữa HDL-C và điểm số Gensini với r = 0,396[55]. Hay nghiên cứu của Mansour M Mostafa [45]và CS cũng cho kết quả tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 62 - 63)