MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Đánh giá tổn thương ĐMV theo ACC/AHA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 59)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3 MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Đánh giá tổn thương ĐMV theo ACC/AHA

4.3.1 Đánh giá tổn thương ĐMV theo ACC/AHA

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tổn thương ĐMV theo ACC/AHA chủ yếu là kiểu A và kiểu B. Điều này có khác biệt với nghiên cứu của Basil N. Saeed với tổn thương chủ yếu là kiểu A và kiểu C[53], tuy nhiên do nghiên

cứu của Basil N. Saeed tiến hành trên 4 nhóm bệnh tim mạn tính còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên các bệnh nhân bệnh mạch vành được phát hiện lần đầu tiên. Sự khác biệt giữa kiểu A và kiểu B trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa ở cả hai nhóm TG/HDL-C < 1,33 và TG/HDL-C ≥ 1,33 cho thấy kích thước hạt LDL nhỏ đậm đăc không liên quan đến kiểu tổn thương là kiểu A hay kiểu B. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Basil N. Saeed thì 3 kiểu tổn thương này khác biệt nhau từng cặp một cách mạnh mẽ[53].

Có sự khác biệt ý nghĩa giữa tổn thương kiểu B và kiểu C ở cả hai nhóm TG/HDL-C chứng tỏ kích thước hạt LDL nhỏ đậm đặc có liên quan đến phân loại tổn thương là kiểu B hay C. Và điều này cũng tương tự giữa kiểu A và kiểu C ở nhóm TG/HDL-C < 1,33 (p<0,05). Tất cả điều này cho thấy rằng khi TG/HDL-C > 1,33 thì tổn thương có thể gặp ở tất cả các kiểu tổn thương với tần số cao hơn.

Trong nhóm TG/HDL-C < 1,33 thì kiểu A ( 22,5%) ưu thế. Và kiểu B (34,7%) là tổn thương chủ yếu trong nhóm TG/HDL-C ≥ 1,33, như vậy hạt LDL nhỏ đậm đặc nhiều thì tổn thương chủ yếu là kiểu B.

Trong tổn thương kiểu A, sự phân bố TG/HDL-C ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa chứng tỏ hạt LDL nhỏ đậm đặc hiện diện khá đều ở hai nhóm. Với tổn thương kiểu B và kiểu C thì có sự hiện diện của các hạt LDL nhỏ đậm đặc nhiều hơn.

4.3.2 Đánh giá mức độ hẹp theo đường kính

Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát 1 nhánh ĐMV bị tổn thương nặng nhất và lấy mức độ hẹp của nhánh này làm kết quả nghiên cứu. Qua đó chúng tôi ghi nhận được rằng không có mức độ hẹp theo đường kính rơi vào độ 0, độ 1 và độ 7 vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân đã có bệnh ĐMV được xác định chẩn đoán với tiêu chuẩn vàng là

chụp ĐMV chọn lọc với tổn thương tối thiểu là hẹp < 50%. Và mức độ hẹp là độ 4 ưu thế nhất với 49/98 (50%) bệnh nhân, độ 5 và độ 6 với 7/98 (7,1% ) và 5/98 (5,1%) bệnh nhân chiếm tỷ lệ không nhiều. Kết quả này cũng gần với nghiên cứu của Phan Đồng Bảo Linh với hẹp khít (tương ứng độ 4) chiếm ưu thế, tỷ lệ hẹp khít (độ 5) và tắc hoàn toàn (độ 6) chiếm tỷ lệ khá ít[9].

Trong nhóm TG/HDL-C < 1,33 độ 2 ưu thế với 17/34 bệnh nhân và ở nhóm TG/HDL-C ≥ 1,33 là độ 4 với 33/64 bệnh nhân. Ở độ 2, số bệnh nhân có tỷ lệ TG/HDL-C < 1,33 ưu thế nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (p>0,05). Từ độ 4 trở lên thì tỷ lệ TG/HDL-C ≥ 1,33 ưu thế và sự khác biệt này có ý nghĩa ở độ 4 với p<0,05. Điều này cho thấy khi có ít hạt LDL nhỏ đậm đặc thì tổn thương nhẹ hơn, chủ yếu là độ 2 nhưng khi có hiện diện nhiều hạt LDL nhỏ đậm đặc thì mức độ hẹp nặng hơn với chủ yếu là độ 4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguy cơ tồn dư qua tỷ lệ TGHDLC ở bệnh nhân bệnh mạch vành (Trang 59)