Giới tính Nam 43 40,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch việt nam (Trang 29 - 38)

Nam 43 40,6 Nữ 63 59,4 Tổng 106 100,0 Độ tuổi Dưới 19 tuổi 9 8,5 Từ 19-30 tuổi 37 34,9 Từ 31-55 tuổi 48 45,3 Từ 56-60 tuổi 8 7,5 Trên 60 tuổi 4 3,8 Tổng 106 100,0 Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 9 8,5

Cán bộ 45 42,5 Kinh doanh 41 38,7 Nghỉ hưu 6 5,7 Khác 5 4,7 Tổng 106 100,0 Thu nhập Dưới 2 triệu 9 8,5 Từ 2-5 triệu 7 6,6 Từ 5-10 triệu 54 50,9 Trên 10 triệu 36 34,0 Tổng 106 100,0

Biểu đồ 3: Giới tính của đối tượng điều tra

Về giới tính: Trong 106 khách được phỏng vấn có 43 khách là nam giới

chiếm tỷ lệ 40,6% và 63 khách là nữ chiếm tỷ lệ 59,4%. Điều đó cho ta thấy rằng, ngày nay, khi xã hội càng hiện đại, nữ giới ít bị ràng buộc bởi gia đình, họ có nhiều thời gian rảnh hơn để đi du lịch.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 <19 19-30 31-55 56-60 >60 8.5 34.9 45.3 7.5 3.8 % Độ tuổi

Biểu đồ 4: Cơ cấu khách điều tra theo độ tuổi

40,6%

59,4%

Giới tính

Về độ tuổi: Qua số liệu thống kê, ta thấy nhóm tuổi 31-55 chiếm tỷ lệ cao

nhất (45,3%), tiếp đến là nhóm tuổi 19-30 (339,4%). Độ tuổi <19 chiếm 8,5%, nhóm tuổi 56-60 chiếm tỷ lệ 7,5% và độ tuổi >60 chiếm 3,8% trong tổng số khách được điều tra. Như vậy khách của công ty thường là những người có độ tuổi từ 19 tới 55 tuổi. Có thể thấy đối tượng mà Vietnamtourism hướng đến là những khách hàng có thu nhập cao. Thường những du khách từ 31-55 tuổi đã có công việc ổn định, có thu nhập cao nên khả năng chi trả cũng cao hơn những lứa tuổi khác.

Biểu đồ 5: Phân loại nghề nghiệp

Về nghề nghiệp: Trong 106 phiếu điều tra cho thấy khách là cán bộ chiếm tỷ

lệ cao nhất (42,5%), tiếp đến là những nhà kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ cao không kém đó là 38,7%. Họ là những người có thu nhập cao và có nhu cầu ra nước ngoài nhiều để thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng cuộc sống cũng như gặp gỡ đối tác, học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho công việc chuyên môn của mình. Khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 8,5%. Đối tượng hưu trí chiếm 5,7% và số du khách làm các nghề khác như : kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân… chiếm tỷ lệ 4,7%.

Biểu đồ 6: Thu nhập bình quân tháng của khách

Về thu nhập: Qua số liệu thống kê, có thể thấy rằng thu nhập bình quân tháng của khách outbound tương đối cao, trong đó mức thu nhập từ 5-10 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (50,9%), và mức thu nhập trên 10 triệu cũng chiếm tỷ lệ rất cao với 34,0%. Điều này không khó hiểu khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng tăng lên một cách rõ rệt. Khi họ làm ra nhiều tiền thì mức chi tiêu của họ cũng cao hơn và mạnh dạn hơn, nhu cầu ra nước ngoài để mở mang tầm mắt, giao lưu văn hóa,... cũng nhiều lên đáng kể. Ngoài ra đối tượng khách có thu nhập dưới 2 triệu/tháng (8,5%) như học sinh, sinh viên, giáo viên... cũng đi du lịch nước ngoài với các mục đích như đi thực tế, du lịch công vụ, thăm người thân... trong thời gian ngắn và chi phí thấp hơn.

2.3.2.2 Thông tin về công ty Vietnamtourism chi nhánh Huế

Bảng 6: Nguồn thông tin khách hàng biết đến Vietnamtourism, CN Huế Quý khách biết thông tin về

Vietnamtourism từ đâu?

Tỷ lệ (%)

Truyền miệng 66,0

Thư gửi trực tiếp 80,2

Hội chợ, triển lãm 40,6

Brochures, băng rôn, bảng hiệu 30,2

Khác 14,2

(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 66 80.2 40.6 46.2 30.2 14.2 % Truyền miệng

Thư gửi trực tiếp

Hội chợ, triển lãm Internet, website

Brochures, băng rôn, bảng hiệu

Khác

Biểu đồ 7: Nguồn thông tin khách hàng biết đến Vietnamtourism

Về nguồn thông tin mà khách hàng biết đến Vietnamtourism: Bảng thống kê trên chỉ ra rằng hết 80,2% du khách biết đến công ty Vietnamtourism thông qua hình thức thư gửi trực tiếp từ công ty; theo sau đó là phương thức truyền miệng với 66%. Như vậy, có thể thấy được sự thành công nhất định đối với những nỗ lực của Vietnamtourism trong việc tạo dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng. Nhờ những hoạt động giới thiệu, quảng bá các chương trình du lịch mà thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến và được truyền tải khắp mọi nơi. Điều này đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong hoạt động quảng cáo trực tiếp của công ty và khẳng định được niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng.

Ngoài ra, phải nhìn nhận tỷ lệ % về cách thức tiếp cận từ internet, website và hội chợ, triển lãm (46,2% và 40,6%). Các thông tin được tiếp cận từ brochures, băng rôn, bảng hiệu chiếm tỷ lệ trung bình là 30,2%, có lẽ công ty chưa thực sự đầu tư nghiêm túc vào mảng quảng cáo này. Còn lại, các nguồn thông tin khác mà

khách hàng biết đến Vietnamtourism chiếm 14,2%. Việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn lấy thông tin của khách sẽ giúp công ty nắm bắt thói quen tìm kiếm thông tin du lịch của khách để có những biện pháp cung cấp thông tin liên quan đến chuyến đi đến khách một cách hiệu quả nhất.

Biểu đồ 8: Số lần sử dụng dịch vụ của công ty

Số lần sử dụng dịch vụ của Vietnamtourism: Trong 106 phiếu điều tra thì

có đến 86 khách mới sử dụng dịch vụ của hãng lần đầu – chiếm tỷ lệ 81,1%. Khách sử dụng dịch vụ lần 2 chiếm tỷ lệ 16% và sử dụng hơn 2 lần chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (2,8%). Điều này cho thấy những chương trình du lịch mà công ty cung cấp chỉ thực sự hấp dẫn khách trong lần đầu mua tour.

Nguyên nhân là do các chương trình tour của hãng còn rập khuôn, ít có sự thay đổi mới lạ nên gây nhàm chán cho khách khi đến với công ty ở những lần sau. Do vậy công ty cần thiết kế thêm nhiều chương trình du lịch mới lạ, hấp dẫn, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.

0 20 40 60 80 100 2.8 16 81.1 % Số lần sử dụng dịch vụ 1 lần 2 lần >2 lần

Biểu đồ 9: Lý do khách lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty

Về lý do lựa chọn sử dụng dịch vụ của Vietnamtourism: Lý do cao nhất mà

khách lựa chọn chương trình du lịch của hãng là chất lượng dịch vụ quảng cáo hấp dẫn với tỷ lệ 70,8%. Cũng không kém phần quan trọng là lý do chất lượng dịch vụ tốt với tỷ lệ 62,3%. Uy tín thương hiệu được khách chọn cũng khá cao với con số 53,8%. Qua lời giới thiệu của người thân, bạn bè được khách chọn với 45,3% và giá cả hợp lý là 41,5%. Ngoài ra, số khách lựa chọn chương trình du lịch của Vietnamtourism ngoài những lý do trên chiếm 16%. Qua đây cho thấy quảng cáo hấp dẫn có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách đến công ty, điều này Vietnamtourism đã làm rất tốt trong thời gian qua. Vấn đề bây giờ là phải đẩy mạnh xúc tiến quảng bá như thế nào để du khách biết đến thương hiệu của công ty nhiều hơn nữa.

Biểu đồ 10: Chương trình du lịch outbound mà quý khách lựa chọn

Về chương trình du lịch outbound mà quý khách lựa chọn: Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận ra rõ một điều rằng chủ yếu khách hàng lựa chọn mua chương trình du lịch của Vietnamtourism đều là du lịch Châu Á. Cụ thể, khách hàng chọn chương trình du lịch Singapore – Malaysia chiếm đến 38,7%. Số lượng du khách chọn tour Thái Lan chiếm 26,4% và 21,7% du khách chọn chương trình du lịch đi Trung Quốc. Chỉ có 13,2% chương trình du lịch khác được quý khách lựa chọn. Có thể lý giải cho điều này đó là do thế mạnh của Vietnamtourism là tổ chức những chương trình outbound ở khu vực Châu Á mà đặc biệt là ở các nước Đông Dương, như đã phân tích ở phần trên thì thị trường outbound chính của Vietnamtourism là Thái – Mã – Sing và Trung Quốc. Bên cạnh đó, với tâm lý của hầu hết người Việt luôn muốn chọn giải pháp an toàn là bạn, không muốn đi quá xa hay tốn kém quá nhiều tiền, nên sự lựa chọn đi du lịch Châu Á là tối ưu và thiết thực nhất.

Biểu đồ 11: Độ dài chuyến đi của khách

Về độ dài chuyến đi cuả khách: Độ dài chuyến đi chủ yếu của khách khi tham gia vào chương trình du lịch của công ty là từ 4-6 ngày (55,7%). Đây là khoảng thời gian trung bình và vừa phải để du khách có thể trải nghiệm được những nét đẹp, đặc trưng của nước bạn. Khoảng thời gian này ko quá dài cũng không quá ngắn, phù hợp với quỹ thời gian rảnh rỗi của du khách khi bỏ ra để đi du lịch. Bên cạnh đó cũng có một số khách đi du lịch trong thời gian dài hơn, trên 6 ngày (20,8%), đây là độ dài chuyến đi đối với những khách đi du lịch Châu Âu hoặc đi du lịch với mục đích khám phá, trải nghiệm dài ngày. Những khách chỉ đi du lịch trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày (23,6%) là những khách hàng đi du lịch công vụ hoặc họ không có nhiều thời gian cho chuyến đi của mình.

Biểu đồ 12: Mục đích của chuyến đi

Về mục đích chuyến đi của du khách: Khách du lịch đến chi nhánh với các

mục đích không giống nhau, nhưng nhìn chung, phần lớn mục đích của khách hàng là vui chơi giải trí, chiếm 44,3%. Bên cạnh đó, các mục đích của du khách như du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch công vụ cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (27,4% và 15,1%). Như đã phân tích ở trên thì khách du lịch đến với chi nhánh chủ yếu là những người trẻ và trung niên, họ có đủ sức khỏe và vật chất để ra nước ngoài thăm thú, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, và cũng là cơ hội để họ giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong công việc của mình. Ngoài ra, khách đi du lịch với mục đích thăm bạn bè, người thân cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (9,4%) và với các mục đích khác là 3,8%. Qua đó có thể thấy rằng các chương trình du lịch outbound của Vietnamtourism có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách khác nhau cũng như đáp ứng được các mục đích khác nhau của du khách.

2.3.2.4 Thông tin về hoạt động quảng bá các CTDL outbound của Vietnamtourism

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến bán một số chương trình du lịch outbound cho khách nội địa tại công ty du lịch việt nam (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)