Trong các đề xướng canh tân đất nước ở nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trường Tộ được coi là người có tư tưởng vượt trội hơn bởi tính toàn diện và khả thi, bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
VI VĂN LỶ
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI
TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
VI VĂN LỶ
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI
TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Phí Thị Toan
Sơn La, năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Phí Thi ̣ Toan , các thầy
cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận
Chân thành cảm ơn các cô chú làm việc tại Thư viện Tổng hợp Sơn La, Thư viện Quốc gia cùng các bạn sinh viên Lớp K51 ĐHSP Sử - Địa đã đóng góp
ý kiến cho tôi trong suốt thời gian tìm tài liệu và nghiên cứu Khóa Luâ ̣n
Mặc dù đã cố gắng hết sức , nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên Khóa Luâ ̣n chắc chắn còn nhiều thiếu sót , rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô để Khóa Luâ ̣n thêm hoàn thiện
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Cơ sở tư liệu 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của Khóa Luận 4
6 Cấu trúc Khóa Luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ XIX VÀ THÂN THẾ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 6
1.1 Tình hình thế giới thế kỉ XIX 6
1.2 Tình hình Việt Nam thế kỷ XIX 7
1.2.1 Tình hình kinh tế 7
1.2.2 Tình hình chính trị 11
1.2.3 Tình hình văn hóa - xã hội 13
1.3 Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ 15
1.3.1 Quê hương và thân thế của Nguyễn Trường Tộ 15
1.3.2 Sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ 16
Chương 2: TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 22
2.1 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế 22
2.1.1 Về nông nghiệp 22
2.1.2 Về công - thương nghiệp 23
2.1.3 Về tài chính 26
Trang 52.2 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực quân sự 27
2.3 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực chính trị 29
2.3.1 Về đối nội 29
2.3.2 Về ngoại giao 31
2.4 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực xã hội 32
2.5 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục 34
2.5.1 Về văn hóa 34
2.5.2 Về giáo dục 35
Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 38
3.1 Giá trị tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 38
3.2 Một số hạn chế trong tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 40
3.3 Nguyên nhân khiến tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện 41
3.4 Trách nhiệm của triều đình Tự Đức trong sự thất bại canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 47
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 6Nhìn lại lịch sử Viê ̣t Nam thế kỷ XIX , từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đến trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các vua Triều Nguyễn đã thực hiện những chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa,…để phát triển đất nước Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và tác động khách quan mà những chính sách triều Nguyễn đã làm cho nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng Tình hình đó đã tác động mạnh đến tầng lớp trí thức dẫn đến quá trình chuyển biến về
tư tưởng theo những xu hướng khác nhau Trí thức Việt Nam lúc này không còn
là một tầng lớp thuần nhất như ở thế kỷ trước, mà phân hóa thành phái chủ hòa, phái chủ chiến; phái thủ cựu, phái duy tân Trong đó có một số trí thức trước những biến cố như sét nổ bên tai đã thật sự bừng tỉnh Họ đã mạnh dạn bước qua nghi lễ phong kiến để lên tiếng đưa ra các ý kiến của mình nhằm thực hiện duy tân, đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, kết hợp canh tân đất nước với bảo vệ độc lập dân tộc Trong các đề xướng canh tân đất nước ở nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trường Tộ được coi là người có tư tưởng vượt trội hơn bởi tính toàn diện và khả thi, bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài của các bản
Trang 7điều trần, đặc biệt là quan điểm về sự kết hợp giữa canh tân đất nước và bảo vệ
Tổ quốc
Công cuộc đổi mới hiện nay đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần kế thừa, phát huy và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việc tìm hiểu quan điểm của Nguyễn Trường Tộ và tư duy canh tân đất nước không chỉ giúp chúng ta có đánh giá khách quan, chính xác về
tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ mà còn giúp ích cho công cuộc đổi mới hiện nay
Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Nguyễn Trường
Tộ với tư tưởng canh tân đất nước”làm Khóa Luâ ̣n nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1925 trở đi bắt đầu có nhiều sách báo đề cập đến Nguyễn Trường
Tộ và tư tưởng canh tân đất nước, trong đó có các cuốn sách như:
Cuốn “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ
XIX”, (Đặng Huy Vận - Chương Thâu, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1961), đã đề
cập tới những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, nhưng cuốn sách này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu tư tưởng chính trị, mà chưa nghiên cứu được toàn diện những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ
Trong cuốn “Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng Tám”, Tập I, (Trần Văn Giàu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội -
1973), đề cập tới những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, nhưng chỉ trình bày một cách sơ lược
Cuốn “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” , (Đỗ Bang chủ
biên, NXB Thuận Hóa) chủ yếu tập hợp bài viết của các tác giả trên khắp ba miền đất nước, trong đó những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ được trình bày khá chi tiết và tỉ mỉ Tuy nhiên, cuốn sách này chưa phân tích được những mặt hạn chế trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ
Trong cuốn: “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam”, (Trần Bá Đệ chủ biên,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), có đề cập tới yêu cầu canh tân cấp thiết của
Trang 8Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XIX và những vấn đề cơ bản trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ.
Cuốn “Nguyễn Trường Tộ nhà tư tưởng cách tân”, (Hoàng Thanh Đạm,
NXB Kim Đồng) viết dưới dạng tiểu thuyết, kể một cách rất chi tiết về cuộc đời lênh đênh của Nguyễn Trường Tộ Tuy nhiên, cuốn sách này chưa đề cập một cách đầy đủ về những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ
Ngoài ra, còn có một số cuốn sách khác như: Nguyễn Trường Tộ - con
người và di thảo, Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước…
Thông qua các tài liệu đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy vấn đề Nguyễn Trường Tộ đã được các tác giả nghiên cứu đầy đủ và chi tiết Trên cơ sở
những tài liệu đó tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Nguyễn Trường Tộ với tư
tưởng canh tân đất nước” làm Khóa Luâ ̣n nghiên cứu nhằm tìm hiểu kĩ hơn
những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đối với lịch sử Việt Nam
3 Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa Luâ ̣ n là Nguyễn Trường Tộ và tư tưởng canh tân đất nước của ông
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề Nguyễn Trường Tộ với tư tưởng canh tân đất nước
thì nhiệm vụ của Khóa Luâ ̣n đặt ra là:
Thứ nhất: Làm rõ được bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX và xuất thân của Nguyễn Trường Tộ
Thứ hai: Đi sâu vào nghiên cứu nội dung tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Thứ ba: Đưa ra nhận xét và đánh giá về tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một Khóa Luâ ̣n , chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu tất cả những gì mà Nguyễn Trường Tộ đã đề cập, mà chỉ thông qua các bản
Trang 9điều trần của ông gửi lên triều đình Nhà Nguyễn để tìm hiểu quan điểm của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn canh tân và bảo vệ Tổ quốc
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tư liệu
Khóa Luận chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu đã được công bố trong nước, các công trình khoa học nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện
như: Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ - Tập I,
Nguyễn Trường Tộ thời thế và tư duy cách tân, Nguyễn Trường Tộ - thực chất con người và di thảo,… Bên cạnh những công trình khoa học một cách toàn diện
kể trên, chúng tôi còn tham khảo các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các bài báo đã được công bố nhằm làm rõ những yêu cầu đề tài đặt ra
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra chúng tôi chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Cơ sở phương pháp luận: Là dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu lịch sử Đó là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử
Về phương pháp cụ thể : Trong Khóa Luâ ̣n này tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên môn để làm rõ quan điểm canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để rút ra một số nhận xét, đánh giá về những quan điểm tích cực và hạn chế trong
tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
5 Đóng góp của Khóa Luận.
Sau khi Khóa Luâ ̣n hoàn thành sẽ góp phần bổ sung tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu về tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ Khóa Luận đã làm rõ được vấn đề sau:
Làm rõ quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về tư tưởng canh tân đất nước
và bảo vệ Tổ quốc
Trang 10Đánh giá lại một số quan điểm nhìn nhận về tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ của một số nhà nghiên cứu trước đây.
Gía trị của tư tưởng canh tân đã đúc rút những bài học, kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới hiện nay
6 Cấu trúc Khóa Luận
Ngoài phần Mở đầu , Kết luận , Tài liệu tham khảo , Khóa Luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Bối cảnh lịch sử thế kỉ XIX và thân thế của Nguyễn Trường Tộ Chương 2 Tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Chương 3 Một vài nhận xét về tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Trang 11
NỘI DUNG Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ XIX
VÀ THÂN THẾ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
1.1 Tình hình thế giới thế kỉ XIX
Sau các cuộc cách mạng tư sản, nền kinh tế tư bản phương Tây phát triển
mạnh mẽ và vươn lên trở thành những đế quốc hùng cường thống trị thế giới Còn ở phương Đông chế độ phong kiến đang chìm đắm trong "đêm trường trung cổ" không lối thoát Hơn lúc nào hết, các quốc gia phương Đông lúc này bị đặt vào tình thế nan giai "tự do hay mất nước" Vào những năm 40 - 50 thế kỉ XIX, các quốc gia phương Tây đổ xô sang Châu Á để tìm kiếm thị trường và thuộc địa Philíppin đã bị Tây Ban Nha xâm lược, Mã Lai bị Anh xâm chiếm, Inđônêxia vào tay Hà Lan Còn các nước khác phải đương đầu với tham vọng của đế quốc là Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc và Việt Nam Tầm vóc và hoàn cảnh của mỗi nước khác nhau nhưng họ cùng đứng trước bài toán là làm gì để giữ được nước và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu
Trước tình thế đó, Nhật Bản đã nhanh chóng thỏa hiệp với bên ngoài để tiến hành canh tân đất nước Năm 1867, Minh Trị lên ngôi và tuyên bố bỏ chế
độ shogu (tướng quân và các lãnh chúa) Năm sau, ông cùng triều đình long trọng tuyên thệ và đưa nước Nhật đi theo con đường canh tân; thủ tiêu chế độ phong kiến, thiết lập chế độ đại nghị kiểu phương Tây, tuyên bố quyền bình đẳng của dân, mở rộng ngoại giao với bên ngoài Cuộc vận động duy tân ở Nhật Bản thành công, đưa dân tộc thoát khỏi cái họa xâm lược và đưa đất nước phát triển nhanh chóng
Ở Xiêm, nền kinh tế và quân sự đều yếu, bị thực dân phương Tây nhòm ngó, đó là Anh và Pháp Xiêm lúc đó dưới quyền của Mongkut, một vị vua có học thức, am hiểu văn minh, lịch sử phương Tây và có tầm nhìn rộng Ông nhận thấy không thể chống lại được Anh và Pháp nên đã chấp nhận mở của cho Anh
Trang 12và các nước khác vào buôn bán, truyền giáo Nhờ vậy mà vua Mongkut đã giữ được độc lập, đưa đất nước theo con đường canh tân.
Còn Trung Quốc, vào những năm 40 thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu và
Mỹ ráo riết biến Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của họ Trong điều kiện đó, những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc có điều kiện phát triển Tư tưởng duy tân của Lâm Tắc Từ và học trò của ông ngày càng tỏa rộng và đã lôi cuốn nhiều tri thức yêu nước Sang nửa sau thế kỉ XIX, nhà Thanh
kí hiệp ước Mã Quan 1895 cắt đất cho Nhật bản, Khang Hữu Vi và nhiều người khác đã thực hiện một loạt cải cách Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau tác động đến cuộc cải cách nên cuộc cải cách đã thất bại
Như vây, từ các cuộc vận động duy tân ở các nước dù thành công hay thất bại cũng đã tác động đến tình hình các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng vượt lên tầm thời đại của đất nước giữa thế
kỉ XIX, từ những kiến thức Nho Giáo uyên thâm mà vươn lên tiếp thu những khái niệm văn minh về kinh tế, xã hội phương Tây và đề xuất canh tân cải tiến
xã hội Việt Nam bảo thủ lạc hậu
1.2 Tình hình Việt Nam thế kỷ XIX
1.2.1 Tình hình kinh tế
Đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghệp, công thương nghiệp rất ít, không đáng kể Sau đây là mấy đặc điểm của tình hình nông nghiệp Việt Nam thế kỷ XIX
Thứ nhất, hầu hết nhân dân là nông dân, sống nghề cày cấy Nguồn lợi số
một của nhà nước là thu thuế điền, thuế đinh
So với số dân đinh thì diện tích ruộng kể ra không phải là ít Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) nước ta có 711.510 dân đinh và có 4.063.892 mẫu điền Nhà nước thu được 2.804.740 hộc lúa (mỗi hộc là 60 kg ) Năm Thiệu Trị thứ
7 (1847) số đinh nước ta là 925.484 người, số điền là 1.278.013 mẫu, nhà nước thu được 2.960.430 hộc lúa Mỗi đinh trung bình 4 mẫu, không phải thiếu đất cày
Trang 13Thứ hai, ruộng đất chia ra làm nhiều loại mà hai loại chính là ruộng công
và ruộng tư Phần ruộng đất công rất lớn, bao gồm 5 thứ: tịch điền, quan điền, đồn điền, công điền, công thổ của làng xã Tịch điền rất ít , quan điền cũng hạn chế, đồn điền chiếm vị trí quan trọng hơn , phần nhiều ở các vùng biên cương , nhất là biên Nam Kỳ, tuy vậy đồn điền cũng không nhiều nếu so với công điền ở làng xã Vua Nguyễn đặc biệt chú ý đến sự khai khẩn ruộng đất quanh các đồn điền biên phòng để lấy lương thực và để di một số nhân dân đến đó, cũng chú ý
cử quan mộ dân lưu tán, dân nghèo, lập thành đội ngũ, cứ năm trăm người thành một cơ, mỗi cơ gồm nhiều đội đi khai phá rừng, bãi lầy, khai xong thì mỗi đội làm một ấp, mỗi cơ làm một tổng, dân cày cấy đất khai hoang sau 10 năm sẽ đóng thuế cho nhà nước
Thứ ba, phần ruộng tư càng ngày càng lớn so với phần ruộng công, nhưng
quá trình tập trung ruộng đất không mau, các đại điền sản không bền Ruộng tư không biết có từ đời nào, có lẽ là từ thời Bắc thuộc, theo sự phân hóa giai cấp
Sự chia đẳng cấp giữa các triều đại Việt Nam cũng ảnh hưởng đến việc chiếm hữu ruộng đất ở làng xã
Về nguyên tắc vua là chủ tất cả đất đai trong nước , kể cả đất tư nhân Việc mua bán đất tư là hiện tượng phổ biến, cho nên luật lệ nhà nước có quy định rõ
sự mua bán, cầm cố, chuộc lại… Tuy vậy, nhà nước dành quyền bắt chủ đất tư phải nộp một phần nào đó vào công điền của làng xã để tăng thêm số lượng công điền nếu ở đó công điền ít quá
Thứ tư, nghề nông sa sút, nạn lưu tán rất nguy ngập, nan giải Nhìn vào
diện tích đất cày cấy, từ năm 1840 cho đến năm 1847 thấy tăng thêm 245.000 mẫu ruộng vườn, tăng thêm 15.390 hộc lúa thuế, nhưng không có gì chắc chắn Đầu triều Tự Đức, nổi lên tiếng kêu ca phổ biến rằng nhiều điền thổ chỉ có hư danh trong địa bạ, so với số dân thì số ruộng không ít, nhưng dân bỏ làng, bỏ ruộng, bỏ nhà kéo đi nơi khác kiếm ăn thì mỗi ngày thêm đông Các cuộc vận động đinh điền, khai hoang không làm sao giải quyết nổi vấn đề lưu tán Ruộng đồng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ Một màu đen ảm đạm như vậy bao phủ khắp nông thôn
Trang 14Hiện tượng nhân dân lưu tán dưới thời nhà Nguyễn không phải là hiện tượng nhất thời: nó là một hiện tượng thường xuyên, phổ biến và nó ngày càng trầm trọng.
Công nghiệp thời kì này chủ yếu là thủ công lạc hậu Trong nền kinh tế Việt Nam dưới triều Nguyễn, phần của công nghiệp rất nhỏ Từ trước đến đó, phần công nghiệp trong kinh tế vẫn rất nhỏ Hình thức phổ biến của công nghiệp
là thủ công, là tiểu thủ công Thậm chí một phần quan trọng của các nghành thủ
công, có dính chặt với công nghiệp ở ngay trong làng xã, ở mức “công nghiệp
tại gia” Công nghiệp tại gia là sự chế biến nguyên liệu ngay ở nơi làm ra
nguyên liệu, nói chung là tại các gia đình nông dân Đó là một thuộc tính của nền kinh tế tự nhiên Công nghiệp tại gia không tách rời với nông nghiệp mà chỉ chiếm thì giờ phụ của nông dân
Tuy vậy, thủ công nghiệp Việt Nam thế kỷ XIX cũng có những khu vực tách khỏi nông nghiệp Một tầng lớp thợ thủ công chuyên môn lành nghề đã hình thành Ở đây, người tiêu thụ chủ yếu không phải là người sản xuất chuyên môn hóa, họ đi mua nguyên liệu xa gần, làm ra hàng hóa đem bán ở các chợ: đồ gốm, nước mắm, tơ lụa…
Từ khá lâu trước nhà Nguyễn, ở xứ ta, đã thấy hình thành những làng thủ công chuyên làm một vài nghề rất tinh như làng Kim Bôi đúc đồ đồng, Bát Tràng làm gốm, làng Bưởi làm các loại giấy,… Thủ công lại có thể tập trung ở một số đường phố hay khu phố, theo từng nghề: hàng trống, hàng gai, hàng bông, lò đúc, hàng bạc… Ở đó nghề thủ công và nghề buôn bán kết hợp và có chủ thủ công nắm ít nhiều thợ thủ công
Triều đình khuyến khích công nghiệp, thủ công, khen thưởng thợ giỏi,
nhưng đồng thời lại hay bắt thợ giỏi về Kinh hay về một số trung tâm sản xuất của nhà nước chuyên làm sản phẩm cung cấp cho triều đình và các quan lớn Bản thân nhà nước sai quan đặc trách mộ dân đi khai mỏ: mỏ sắt, mỏ đồng,
mỏ chì, mỏ kẽm… Nhà nước cũng cho Hoa kiều lãnh trưng, có một số người Hoa kiều chiêu mộ đến hàng nghìn nhân công để làm mỏ ; những năm 70, bọn thần Hoa kiều nộp thuế 100.000 quan tiền mỗi năm
Trang 15Tư nhân Việt Nam không lập xưởng thủ công nhưng bản thân nhà nước có nhiều xưởng thủ công lớn: đúc tiền, in sách, đúc súng, đóng tàu và nhiều xưởng làm vật dụng khác không phải để bán ra trong nước mà để cung cấp cho vua quan.
Đặc điểm nổi bật của thương nghiệp dưới triều Nguyễn là chính sách ức
thương của triều đình Việt Nam dưới triều Nguyễn không phải là hoàn toàn không có thương mại Thương nghiệp mới xuất hiện, kém phát triển vì kinh tế hàng hóa chưa phát triển, vì tình hình chính trị ít khi ổn định lâu dài, vì ngoài chiến tranh còn có nạn hải phỉ rất nguy hiểm mà triều đình không làm sao dẹp nổi, vì nền thương mại có phần nào đáng kể đều bi ̣ Hoa kiều nắm gần hết Triều đình chẳng những chểnh mảng trong việc đóng thuyền chuyên chở lương thực, lại còn trưng dụng luôn thuyền của tư nhân khiến các thương gia không dám bỏ vốn làm ăn lớn Nguyên nhân do triều đình thi hành nhiều chính sách hạn chế buôn bán trong nước cũng như ngăn cản sự buôn bán với nước ngoài, đặc biệt là với phương Tây
Triều đình Nguyễn cấm bán lúa gạo từ tỉnh này sang tỉnh khác, nếu khi nào có thể mang lúa gạo đi các tỉnh thì bị đánh thuế rất nặng Ví dụ như gạo từ Nam Định vào Nghệ An thì phải nộp thuế 9 nơi khác nhau Triều đình lại cấm xuất cảng lúa gạo dù là lúa gạo thừa ứ ở Nam Kỳ, cấm dân đóng thuyền to có thể vượt biển đi buôn bán với nước ngoài Những chính sách cấm đoán này đã làm hạn chế sự phát triển của thương mại trong nước cũng như ngoài nước
Mặt khác, nếu triều đình cho phép bất cứ hàng hóa nào đều có thể tự do đi
ra Bắc vào Nam, hay triều đình không trưng dụng thuyền của dân và đồng thời
ra sức trấn áp hải phỉ để cho thương gia yên tâm vượt biển, thì trong thế kỷ XIX
đã có thể thấy mối liên kết giữa các thị trường địa phương thành thị trường dân tộc rộng lớn rồi sự xuất hiện thị trường dân tộc sẽ đi đôi với sự xuất hiện tầng lớp thương gia có thế lực, có ảnh hưởng làm cơ sở xã hội cho cuộc duy tân theo hướng tư bản chủ nghĩa
Chính sách của triều đình đối với các nước phương Tây là bế quan tỏa cảng, đối với việc ngoại thương của nước mình thì chiếm giữ độc quyền Người
Trang 16Trung Quốc ra vào buôn bán với Việt Nam thì được ưu đãi, còn phương Tây thì phải xin phép buôn bán từng chuyến một và không được lập kho hàng, đặt cơ quan đại diện trên đất Việt Nam Nhà nước giữ quyền ưu tiên mua và bán với nước ngoài, sau đó tư nhân mới được mua bán với họ Triều Nguyễn dưới thời Gia Long, Minh Mạng còn chú ý gửi thuyền ra nước ngoài vừa buôn bán vừa thăm dò tình hình, song đến thời Thiệu Trị và Tự Đức thì việc đó không được chú ý nữa Việt Nam bằng lòng với cuộc sống cô độc trong lúc thương mại quốc
tế phát triển lên Không phải không có yêu cầu mở cảng, chiêu thương, ít ra ở vài nơi dọc bờ biển Trung và Bắc, nhưng kẻ bàn tới người bàn lui, rốt cuộc cứ
bế quan tỏa cảng mãi, sợ phương Tây chẳng những đem hàng hóa tới mà còn đem cố đạo và gián điệp vào
Đến khi triều đình muốn cho đất nước ra khỏi tình hình nghèo yếu bằng cách chiêu thương thì khi ấy Pháp đã có thế lực lớn rồi, không cho phép triều đình quan hệ ngoại giao và ngoại thương với nước nào khác Pháp
nắm hết mọi giềng mối nhà nước, Vua Gia Long đặt lệ “bốn không” đó là: hành
chính không đặt Tể tướng, thi cử không lấy Trạng nguyên, trong cung không lập hoàng hậu, ban tước không phong vương cho người ngoại tộc và ngay trong họ Nguyễn tước vương cũng chỉ là hư danh hoàn toàn
Vua thay trời trị dân nắm tất cả mọi quyền hành Vua chỉ có trách nhiệm trước trời thôi Không ai có quyền gì đối với vua hết ngoài việc khuyên can của một số đại thần Đình nghị chỉ là cố vấn, vua là chủ tất cả ruộng đất, núi rừng, sông biển, chủ của muôn dân Ở vùng núi, triều đình còn giao chức tri châu cho
các tù trưởng, nhưng chế độ“lưu quan” kiểm soát khá chặt chẽ Cả bộ máy nhà
nước tập trung vào một mối
Trang 17Sự tập trung cao độ về quyền hành cai trị này không phải không có liên
quan gì với sự “thống nhất ý thức”bằng Nho giáo được tôn làm quốc giáo, quốc
giáo độc tôn
Nhà Nguyễn tuyên dương nhân trị đức trị, đồng thời làm ra một bộ Hoàng triều luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long, chủ yếu sao chép bộ luật Mãn Thanh
So với trước kia, bộ máy nhà nước Nguyễn là một bộ máy lớn, số quan lại lớn,
số quân lính lớn Do vậy nhà Nguyễn luôn phải đương đầu với rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân Do sự bóc lột nặng nề của chính quyền phong kiến thối nát từ trung ương đến địa phương nên đời sống nhân dân ta cùng cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định năm 1821, khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Tuyên Quang năm 1833… Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền, đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức bảo vệ, củng cố trật tự bằng mọi cách
Đối nội, Triều đình Nguyễn ra sức khủng bố đàn áp các phong trào quần chúng, huy động những lực lượng quân sự to lớn vào việc dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu Các cuộc hành quân liên miên đã làm cho chính lực lượng quân sự của triều đình bị suy yếu , mặt khác cũng làm hủy hoại khả năng kháng chiến lớn lao của dân tộc , càng tạo thêm thuận lợi cho tư bản Pháp xâm lược Để biện minh cho hành động này , Triều đình đã ban hành bộ luật Gia Long năm 1815
Đối ngoại, Triều đình Nguyễn ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên , Lào làm cho quân lực bị tổn thất , tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt Còn đối với các nước tư bản thực dân phương Tây thì la ̣i thi hành ngày một thêm gắt g ao chính sách bế quan tỏa cảng
và cấm đạo, giết đạo Trước âm mưu xâm lược của bọn tư bản nước ngoài , nhất
là tư bản Pháp , phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm như vậy là tránh được nạn lớn Triều đình Nguyễn không thấy được muốn bảo vệ độc lập dân tộc , muốn giữ gìn đất nước trong điều kiện quốc gia và quốc tế bấy giờ, biện pháp thích hợp nhất là mở rộng cửa biển giao thương để duy tân xứ sở, phát triển đất nước,
Trang 18bồi dưỡng sức dân, đối phó kịp thời với âm mưu xâm lược của bọn tư bản nước ngoài.
Rõ ràng, những chính sách của triều đình nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp xâm lược Năm 1858, Pháp tiến hành xâm lược nước ta Năm
1867, về cơ bản Pháp đã chiếm trọn lục tỉnh Nam Kỳ Năm 1873, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, buộc triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 03 - 1874), với những điều khoản nặng nề Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế ký Hiệp ước Hácmăng Về cơ bản từ đây Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm Ngày 06 - 6 - 1884, Chính phủ Pháp
cử Patơnốt ký điều ước với triều đình Huế, đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam Cùng với sự xâm lược của Pháp là sự du nhập của văn minh phương Tây tạo nên những chuyển biến trong kinh tế và xã hội Việt Nam Pháp đại diện cho phương thức sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa Những thành tựu khoa học kỹ thuật trong quá trình xâm lược dù muốn hay không cũng sẽ du nhập vào Viê ̣t Nam , tác động mạnh mẽ tới giới trí thức đương thời
1.2.3 Tình hình văn hóa - xã hội
Về văn hóa, nhà Nguyễn sau khi thiết lập xong chính quyền thì uy quyền
tuyệt đối của Nho giáo lại được khẳng định Nho giáo trở thành một vũ khí tinh thần của chính quyền Do đó việc tìm hiểu, học theo và đưa Nho giáo vào giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu trong sự áp đặt của chính quyền lên vai người dân Có thể chú ý đến mấy điểm sau đây trong tình hình giáo dục, thi cử và sử dụng Nho
sĩ của thời Nguyễn
Thứ nhất, để thu phục nhân tâm, nhất là nhân tâm ở Bắc Hà, Gia Long
tiến hành giao quyền, ban tước cho các sĩ phu, đây là cách tốt nhất để kiểm soát
sĩ phu, điều này cho thấy sự khôn khéo cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương Nguyễn
Trang 19Thứ hai, các vua Nguyễn trong giai đoạn đầu khá chú trọng tới việc học
hành và thi cử , nhất là việc đào tạo và tuyển lựa nhân tài cho chế độ Các vua Triều Nguyễn đều nhận rõ vai trò trọng yếu của văn hóa, giáo dục trong việc củng cố chính quyền Tuy vậy đến thời này, lối học hành thi cử của nhà Nguyễn
đã lỗi thời, trong khi các nước phương Tây phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực thì nhà Nguyễn vẫn ngủ mê trong đống học thuyết Khổng Mạnh Bên cạnh
đó, công tác thi cử được đưa ra nhưng nhìn chung chỉ là hình thức, nạn mua quan bán chức, chạy điểm diễn ra tràn lan, giáo dục chỉ dành cho người có tiền Điều đó làm cho hệ thống chính quyền quan lại thối nát từ trên xuống dưới
Về xã hội, dưới triều Nguyễn chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau trong
đó có hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân
Nhà nước phong kiến, nhà vua là địa chủ lớn nhất Vua là chủ tất cả đất đai dù đất ấy là của tư nhân, vua có thể lấy đất tư làm đất công, có thể lấy đất tư
và đất công cho công thần để làm lộc và làm tự điền
Giai cấp địa chủ là hạng người có nhiều ruộng đất, phát canh thu tô, bóc lột nhân dân bằng tô, bằng tức và nhiều hình thức khác Ở nước ta số ruộng đất
mà địa chủ chiếm khá lớn song lúc này không thấy có những đại địa chủ chiếm hàng ngàn vạn mẫu như phương Tây thời phong kiến hay thực dân thời sau này, hay như đại quý tộc thời Trần Tuy vậy, số đất mà địa chủ chấp chiếm vẫn chiếm số lượng lớn khiến đa số dân nghèo không có ruộng đất cày cấy, điều đó làm cho họ phải đi lĩnh canh ruộng đất để cày cấy với mức tô thuế cao, cuộc sống của họ gắn chặt với ruộng đất của địa chủ khiến mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng trở nên gay gắt
Đời sống nhân dân cùng cực do quan lại bóc lột hà khắc, cường hào cướp bóc nhân dân Nhà Nguyễn bóc lột nhân dân bằng nhiều cách như thuế đinh, thuế điền Người ta tính rằng hàng năm, mỗi người dân phải lao dịch không công cho nhà nước tới 60 ngày, có khi tới 120 ngày, đó là chưa kể lao dịch cho làng xã Gia Long , Minh Mạng xây thành đắp lũy nhiều và to hơn bất cứ triều đại nào trước đó, tỉnh nào cũng có thành, vách cao hào sâu, công của đều do dân chịu Các vua Nguyễn xây dựng nhiều lâu đài tốn kém, mồ mả đồ sộ “Vạn niên
Trang 20cơ” của Tự Đức tốn không biết bao vàng bạc , đáng lẽ phải dành cho việc mua súng đạn để chống Pháp đánh chiếm Nam Kỳ thì lại dùng mua hàng xa xỉ từ Pháp, từ Trung Quốc về trang hoàng chỗ vua gửi nắm xương tàn.
Nhà nước không chú ý đắp đê, vét sông, cho nên lụt lội, hạn hán liên miên, bệnh dịch xảy ra hết lần này đến lần khác Năm 1849 - 1850 bệnh dịch giết hại 589.460 người Nạn đói thường xảy ra hơn, trong nạn đói lớn năm 1856
- 1857, hàng chục vạn dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ bị chết Mỗi lần có nạn đói như vậy, nhà vua có ra lệnh cứu tế, phát chẩn song không tới được với dân vì bị bọn quan lại đục khoét Do vậy, cuộc sống của nhân dân ngày càng khốn khổ, đối lập với sự xa hoa của tầng lớp thống trị, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt trong đó mâu thuẫn chính là giữa đông đảo nhân dân lao động với thiểu số giai cấp phong kiến Nguyễn thống trị Điều này dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trải qua 4 đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, triều Nguyễn phải đối mặt với 466 cuộc khởi nghĩa của nông dân, các cuộc khởi nghĩa là hồi chuông cảnh báo cho sự sụp đổ của vương triều Nguyễn đang đến gần
1.3 Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ
1.3.1 Quê hương và thân thế của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ là nhà canh tân tiêu biểu của Việt Nam dưới triều Nguyễn Ông sinh ra trong một gia đình theo Công giáo từ nhiều đời ở làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
Về năm sinh của Nguyễn Trường Tộ, theo Lê Thước, trong bài “Nguyễn
Trường Tộ tiên sinh tiểu sử”, đăng trên Nam Phong số 102, Đặng Huy Vận -
Chương Thâu, trong cuốn “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ” và
một số tác giả khác, đều nói: Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, năm Minh Mạng năm thứ 9 Riêng Nguyễn Trường Cửu, con trai của Nguyễn Trường Tộ,
trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ, không nói năm sinh, nhưng nói: “mất
Trang 21ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức 24…thọ 41 tuổi” Thực ra Lê Thước, ở cuối bài
cũng nói “thọ 41 tuổi”.
Hiện nay chúng ta thống nhất về năm sinh của Nguyễn Trường Tộ là năm
1830 vì nếu ông mất năm Tự Đức 24, tức năm 1871 và thọ 41 tuổi, thì năm sinh phải là 1830, chứ không thể 1828 Ngày mất và tuổi thọ của một con người thường được gia đình truyền đạt một cách chuẩn xác
Về quê quán của Nguyễn Trường Tộ, cũng có nhiều chỗ khác nhau: Lê Thước nói: Làng Bùi Chu (Bùi Chu thôn); Đinh Văn Chấp nói: người Bùi Ngõa
(Bùi Ngõa nhân); Nguyễn Trường Cửu nói: “Ông Tộ là người Đoài Giáp, người
ta quen gọi là Xã Đoài” Bùi Chu và Bùi Ngõa là hai làng kế cạnh nhau, nay
cùng thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, còn Đoài Giáp là một địa danh ngày nay không còn thấy ở đâu cả Tuy nhiên, Hoàng Tá Viêm, trong thư mời Nguyễn Trường Tộ giúp đảo Thiết cảng, ngày 19 - 6 - 1866, có nói là thư
gửi “Nguyễn Trường Tộ ở Đoài Giáp, huyện Hưng Nguyên” Riêng Xã Đoài,
nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, là tên của một đơn vị Công giáo: Xứ
và hạt xã Đoài; và cũng là tên của trụ sở giáo phận Vinh: Nhà chung Xã Đoài
Như thế Đoài Giáp hay Giáp Đoài là một địa danh của bên đạo hay bên đời nằm ở phía Tây kênh Sắt, thuộc huyện Hưng Nguyên, xưa kia bao trùm cả
họ đạo Bùi Chu, ngày nay không còn nữa Ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, phía Đông kênh Sắt, ngoài họ đạo Xã Đoài còn có một họ đạo nhỏ tên là Giáp Đông Nguyễn Trường Cửu có thể dựa vào bức thư của Hoàng Tá Viêm (là tài
liệu được cất giữ trong gia đình và được Lê Thước trích dẫn) để nói: “Ông Tộ là
người Đoài Giáp” và dựa vào thực tế là Nguyễn Trường Tộ đã mất trong căn
nhà ở Xã Đoài để cho rằng Đoài Giáp và Xã Đoài là một
1.3.2 Sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ vừa mới lớn lên thì ông thân sinh mất, gia đình càng trở nên túng quẫn, đến 18 tuổi (1848) ông mới được ông Tú Kép (một ông Tú tài
đỗ liền năm khóa - tên là Giai ở bên làng Bùi Ngõa) vì quen gia đình, biết ông là người thông minh, đưa về cho học chữ Nho Sau đó, năm 1852, Nguyễn Trường
Tộ được ông thầy này giới thiệu cho đến học với một ông Cống sinh giỏi hơn
Trang 22tên là Hựu ở xã Kim Khê Bẩm tính đã thông minh lại rất chăm chỉ, nên chẳng
bao lâu Nguyễn Trường Tộ nổi tiếng là một người học trò có “đại tài đại trí” và
ông Cống Hựu lại phải giới thiệu ông lên học với ông huyện Địa Linh Ở đây, tài học của Nguyễn Trường Tộ đã làm cho mọi người phải chú ý
Ông chú trọng lối học thực dụng, tìm hiểu những điều thực tế xung quanh Chẳng hạn, có một hôm, ông huyện dẫn học trò lên chơi núi Cửa Lò, trong khi anh em bạn bè, người thì ngâm thơ, người thì ngoạn cảnh, riêng Nguyễn Trường
Tộ ra vẻ trầm ngâm như suy nghĩ điều gì, rồi hỏi người bạn: “Núi này cao mấy
thước, rộng mấy tầm, cách cù lao Song Ngư mấy trượng?” Trong học tập,
ông còn đóng thêm một quyển vở nhỏ để ghi chép những điều mới lạ khi tai nghe mắt thấy và những điều suy nghĩ riêng của mình Ông tỏ ra chán ghét lối học từ chương khoa cử đương thời, tuy vậy ông cũng rất thuộc các kinh tuyến
và viết văn rất hay Kỳ thi “trường ôn” nào ông cũng đứng đầu và được thầy
học khen ngợi
Đến năm 1855 giám mục người Pháp là Gauthier (tên Việt Nam là Ngô Gia Hậu) mời ông dạy chữ Hán cho chủng viễn xã Đoài Giám mục Gauthier thấy ông là người thông minh nhanh nhẹn, bèn dạy cho ông chữ Pháp và một vài môn khoa học phổ thông Ông học rất chóng tiến bộ, được cha Hậu quý mến cho
đi thăm Hương Cảng, Xingapo Sang năm 1858, khi triều đình ban lệnh "cấm đạo" gay gắt hơn, cha Hậu liền đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp và gửi ông ở Pari lưu học hơn hai năm Trên đường đi Pháp, ông có ghé La Mã Thời gian ở Pháp, ngoài việc học ở trường, ông còn đi thăm nhiều nơi Khi về, ông có ghé Hương Cảng giao du với giám mục người Anh và nhiều bạn bè người Trung Quốc Qua chuyến đi này, Nguyễn Trường Tộ đã phát biểu về việc học của mình
như sau: “… Chu du các nước, những điều mắt thấy tai nghe góp lại thành một
sự ích dụng lớn Việc học quả là mênh mông, cao xa như thiên văn, thâm thúy như địa lý, phiền toái như nhân sự, luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các khoa cách tri, các môn thuật số không có cái gì tôi không khảo cứu về thế sự dọc ngang tan hợp trong thiên hạ”[13; 29].
Trang 23Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về tới Sài Gòn Lúc này thực dân Pháp đã đánh chiếm Gia Định, ông bị địch đưa vào làm chức phiên dịch cho chúng Buổi đầu ông không muốn làm, việc cộng tác với Pháp của Nguyễn Trường Tộ là cốt để góp một phần trong việc giảng hòa và cũng là một điều khổ tâm của ông.
Trong thời gian ở trong Nam, những năm 1861 - 1863, Nguyễn Trường
Tộ có nhận lời của hội truyền giáo đứng đốc công xây dựng nhà thờ và nhà tu kín cho giáo hội ở Sài Gòn Rồi giữa năm 1863, sau khi triều đình kí hòa ước
1862 ít lâu, vua quan nhà Nguyễn càng thêm nghi ngờ “giáo sĩ, giáo dân”,
Nguyễn Trường Tộ thấy cũng khó sống bèn trở về Nghệ An Trở về quê hương ông bắt tay làm một công việc có ý nghĩa xã hội rất lớn Nhận thấy trong huyện
có làng Xuân Mỹ vì lam chướng nặng nề, dân tình ốm đau bệnh tật nhiều Ông bèn tìm lấy một mảnh đất cao ráo thoáng khí, rộng chừng vài chục mẫu rồi vận động hương lý cho dời làng đến đấy ở Việc làm ấy được mọi người nghe theo
và từ đó làng Xuân Mỹ đỡ bệnh tật chết chóc
Sang năm 1864, ông gửi thư cho Trần Tiễn Thành đề nghị xin cho ông đi Anh nhân có một cơ quan nghiên cứu khoa học của Anh mời ông tham gia Nhưng việc này không được Tự Đức chấp thuận nên ông không được đi Sau đó
Tự Đức cho mời ông vào Kinh, nhưng ông còn bận công việc của tỉnh Nghệ An nên chưa vào
Năm 1865 ông lại gửi cho Trần Tiễn Thành ba bức thư và Phạm Phú Thứ, hai bức đề nghị cụ thể nhiều vấn đề về nội trị, ngoại giao Những thứ ấy, Tự Đức đều có đọc nhưng vẫn không chấp nhận đề nghị của ông
Năm 1866, Nguyễn Trường Tộ nhận giúp Tổng đốc Hoàng Tá Viêm chỉ huy việc đào kênh Sắt (Thiết cảng) Kết quả công việc làm của ông rất tốt, chỉ trong hơn một tháng là xong Sau đó, ông lại được Hoàng Tá Viêm ưng chuẩn cho đi tìm mỏ Trong lúc ấy, Tự Đức lại một lần nữa cho mời ông vào Kinh hỏi việc, còn việc đi tìm mỏ thì giao lại cho người khác làm thay
Tháng 2 - 1866, Nguyễn Trường Tộ vào đến Kinh Thời gian lưu lại ở đây, viết luôn mấy tập điều trần gửi lên Tự Đức Những tập điều trần này trình bày rất cụ thể những kế hoạch duy tân đất nước Trong đó, với tấm lòng tha thiết
Trang 24vì vua vì nước và với những lý lẽ đầy đủ của mình, ông đã phần nào thuyết phục được một bộ phận quan lại triều đình Huế ngoan cố, thủ cựu Hơn nữa, tình hình lúc này, ở Nam Kỳ thực dân Pháp vẫn mở rộng chiếm đóng Campuchia và hạch sách triều đình đủ thứ Ở Trung và Bắc vẫn rối ren, kinh tế ngày càng kiệt quệ, khiến triều đình Huế ngày càng hoảng sợ và cũng thấy phần nào nguy cơ mất nước, nhưng Triều đình Huế chỉ tiếp thu một phần nhỏ những ý kiến đề nghị của Nguyễn Trường Tộ mà thôi.
Tháng 8 năm 1866 triều đình sai Nguyễn Trường Tộ cùng với giám mục Gauthier và đạo trưởng Nguyễn Điền sang Pháp, kèm theo hai viên quan (Trần Văn Đạo và Nguyễn Tăng Doãn) để mượn giáo sư, kỹ thuật gia và mua máy móc, sách vở… về lập một trường kỹ thuật theo lối phương Tây
Trong thời gian đi Pháp này, ông vẫn quan tâm đến việc của nước nhà Năm 1867 ông viết thư xin triều đình hãy thận trọng đối với công ty khai mỏ của người Pháp Cũng năm ấy, vào tháng 10 âm lịch, Nguyễn Trường Tộ gửi về Huế
bản điều trần quan trọng và đầy đủ nhất của ông, đó là bản “Tế cấp bát
điều” nổi tiếng Nội dung bản “Tế cấp bát điều” vô cùng phong phú, gồm
những mục: xin gấp rút chấn chỉnh lại võ bị; xin sáp nhập các tỉnh và các huyện, giảm bớt quan lại và khóa sinh; xin bổ sung tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ để trừ tệ hại; xin chấn chỉnh lại học thuật, tức là học những cái thiết thực để mà hành; xin chỉnh lý thuế điền thổ; xin sửa sang lại cương giới; xin thống kê lại nhân khẩu; xin lập Viện Dục Anh và các Trại Tế Bần Kèm theo tám điều cấp cứu này, ông còn đề nghị thêm là phải chú trọng kỹ nghệ làm đồ sắt vào đào kênh
Nhưng lúc đó, quân Pháp bất kể hòa ước 1862, mở rộng chiếm ba tỉnh miền Tây, triều đình hoang mang lo sợ và nghi ngờ lung tung, bèn gọi luôn cả phái đoàn Nguyễn Trường Tộ ở Pháp về trước thời hạn Tuy chưa thể hoàn thành nhiệm vụ, nhưng khi trở về nước ông vẫn mang được theo ba giáo sư là giáo sĩ, trong đó có một kỹ sư Triều đình giận cá chém thớt, khủng bố đàn áp giáo dân tàn nhẫn và Nguyễn Trường Tộ cũng bị nghi ngờ Việc mở trường kỹ nghệ sau đó bị bỏ dở
Trang 25Nhưng sau lúc mất ba tỉnh miền Tây, triều đình dùng lối thương thuyết xin xỏ, cử phái đoàn sang Pháp để điều đình chuộc lại.
Rằm tháng 3 năm Tự Đức 21 (1868), Nguyễn Trường Tộ mạnh dạn dâng
sớ xin triều đình đừng gửi sứ bộ sang Pháp xin chuộc Nam Kỳ nữa vì sẽ tốn tiền
vô ích Ông đề nghị triều đình hãy chuẩn bị thời cơ lấy lại nước và gấp rút duy tân thì hơn Sau đó, Nguyễn Trường Tộ về nhà nghỉ dưỡng bệnh
Cuối năm 1870, ông dự đoán nền Đế Chế thứ hai ở Pháp sẽ sụp đổ và cách mạng Pháp cũng sẽ bùng nổ Ông xin được triều đình cho vào Nam Kỳ chuẩn bị một cuộc đột kích vào Gia Định, triều đình phải nắm lấy thời cơ này
mà lấy lại Nam Kỳ
Nhưng đề nghị của ông không được chấp nhận, chỉ dùng ông vào những việc lặt vặt như dẫn một số người học sinh sang Pháp du học… Cuối năm đó, Tự Đức cho đòi Nguyễn Trường Tộ vào Kinh để dẫn đoàn học sinh sang Tây học tập Ông không nề hà, nhưng vì bị ốm nặng nên không đi được, triều đình phái Nguyễn Điền đi thay Việc này chưa kịp thực hiện thì đúng như lời dự đoán của Nguyễn Trường Tộ, chiến tranh Pháp - Phổ kết thúc với sự thất bại của Pháp;
đế chế thứ hai sụp đổ và tiếp theo là Công xã Pari bùng nổ Thế mà triều đình Huế vẫn không nắm lấy cơ hội để chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp, thu hồi Nam Kỳ, ngược lại đã viết thư chia buồn cùng súy phủ Pháp Được thể, Dupuis vẫn trắng trợn xâm lược nước ta, đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ, mặc
dù chính phủ Pháp không đồng ý Triều đình Huế lại kí hàng ước 1874 đầu hàng thực dân Pháp Còn chương trình cải cách của Nguyễn Trường Tộ dâng lên triều đình thì chỉ được thực hiện một vài chi tiết lặt vặt không đủ để cứu vãn nguy cơ mất nước
Mặc dù vậy, tháng 9 năm 1871, Nguyễn Trường Tộ vẫn kiên trì gửi thêm điều trần đề nghị cải cách duy tân, chấn hưng kinh tế… Cho đến ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức 24 (1871) Nguyễn Trường Tộ mất vì bệnh ung thư ruột (có người gọi là bệnh huyết tích) Ông chỉ thọ được 41 tuổi
Như vậy, đến thế kỉ XIX, công nghiệp tư bản phương Tây phát triển cùng với tàu to súng lớn trực chỉ sang phương Đông để tiến hành những cuộc chiến
Trang 26tranh vơ vét thuộc địa một cách tàn khốc và đẫm máu Hơn lúc nào hết, các quốc gia phong kiến phương Đông lúc này bị đặt vào tình thế nan giải " tự do hay mất nước" Ở nước ta, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng sâu sắc; kinh tế sa sút, đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đấu tranh của nhân dân dâng cao, năng lực quân sự triều đình ngày càng suy yếu Trong khi đó tư bản Pháp nhòm ngó, gõ cửa xâm lược nước ta Khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và giặc ngoại xâm đã đặt ra yêu cầu canh tân đổi mới đất nước như một tất yếu Trước tình hình đó, những người thức thời, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ là người có tư duy mở, được tiếp xúc với văn minh phương Tây đã
đề nghị triều đình canh tân đất nước Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn tràn đầy tinh thần yêu nước, đó là cuộc đời một con người phấn đấu, cống hiến hết mình vì sự nghiệp canh tân đất nước Đó là những chương trình canh tân thể hiện qua các bản điều trần, 58 bản điều trần cùng bao hoạt động cả trong và ngoài nước là minh chứng rõ nhất cho nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ
Trang 27Chương 2
TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
2.1 Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình chú ý phát triển kinh tế một cách toàn diện, bao gồm nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính Ông còn gợi
ý cho nhà nước cách tạo ra vốn, tài chính để phát triển kinh tế
2.1.1 Về nông nghiệp
Theo Nguyễn Trường Tộ, ở thời nào cũng vậy “nông nghiệp là cái gốc, ăn
mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống đều nhờ nông nghiệp” [1; 16]
Thế mà dưới sự cai trị của Tự Đức, nông nghiệp nước ta giảm sút nghiêm trọng,
dự trữ thóc gạo nhà nước chẳng có bao nhiêu, đời sống nhân dân lại càng khó khăn Đó là hậu quả của phương thức canh tác lạc hậu và tổ chức sản xuất nông nghiệp yếu kém Từ thực trạng đó của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình Huế hàng loạt các biện pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo đội ngũ
chuyên môn trông coi nông nghiệp mà ông gọi là “quan nông” Những người
này phải được học trong các trường nông chính nào đó, có thể gửi đào tạo ở nước ngoài để nắm vững những kiến thức về thiên văn, địa lý, thực vật, tổ chức nông nghiệp Để giải quyết yêu cầu trước mắt, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những người là cử nhân, tú tài bổ dụng làm nông quan Những nông quan này phải vừa làm vừa học Họ phải đọc chuyên môn về nông nghiệp để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, nắm vững tình hình đất đai của địa phương trấn nhiệm, việc chăn nuôi, giống má, ao hồ, đầm phá, phải biết hướng dẫn nông dân huyện mình chọn giống má, gieo mạ, cày cấy, bón phân, phải theo dõi nắm được tình hình sản xuất, nếu ai có cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất thì xem xét, rút kinh nghiệm cho dân học tập
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải hạn chế sự tàn phá của lũ lụt bằng cách trồng rừng và đào kênh Thực tế nền nông nghiệp của nước ta thường
Trang 28xuyên bị lũ lụt đe dọa Theo Nguyễn Trường Tộ, nguyên nhân là nước ta ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, mưa chủ yếu ở vùng thượng nguồn mà rừng đầu nguồn bị chặt phá vô tội vạ không ngăn được, sông nước ta độ dốc cao, lòng sông lại hẹp Điều đó dẫn đến vỡ đê, lụt lội Để khắc phục tình trạng đó, Nguyễn Trường Tộ nêu ra các biện pháp:
Trồng rừng: trồng rừng không chỉ ở thượng nguồn mà phải trồng ở ven
biển, dọc đường đi Trồng rừng như vậy có ba điều lợi: một là, ngăn bão, lũ; hai
là, cân bằng môi trường sinh thái; ba là, thường xuyên có gỗ để xuất khẩu.
Phải đào các kênh nhánh nối các con sông chính Đào sông như vậy có ba
điều lợi: Một là, xả lũ khi lụt; hai là,dẫn nước khi hạn; ba là, các vam sông đặt
các trạm thu thuế các thuyền buôn qua lại
Phải chỉnh lại kinh giới, nắm được diện tích canh tác, đặt thuế các loại ruộng để tránh sự tham ô của quan lại địa phương; phải điều tra và kế hoạch
khai hoang, “phải có bản đồ toàn quốc ghi những vị trí, địa thế,…”.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải coi trọng việc thu thập kinh nghiệm, phát huy sáng kiến Để làm được điều đó, theo ông triều đình cần phải: Đặt khoa hải lợi để xem xét và khen thưởng cho những ai có sáng kiến mới trong nghề làm muối, đánh cá, ướp cá, nuôi cá
Đăt khoa sơn lại để xem xét và khen thưởng cho những ai tìm ra cách phát hiện mỏ và khai thác mỏ
Đặt khoa địa lợi để khen thưởng cho những ai biết khai khẩn được đất hoang hóa, đầm lầy hoặc biết trồng trọt có năng suất cao
Đặt khoa thủy lợi để khen thưởng cho những ai biết đào kênh, tưới tiêu, chống hạn, chống úng
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế nông nghiệp và vai trò của
nó đối với nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề xuất nhiều biện pháp cụ thể, có khả năng thực thi để phát triển nền kinh tế đó
2.1.2 Về công - thương nghiệp
Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về công nghiệp, ông chỉ nêu một số vấn đề có thể làm ngay được Ông đề nghị triều đình một kế hoạch rất đơn giản,
Trang 29không cần nhiều thiết bị và không đòi hỏi kỹ thuật cao, đó là tổ chức khai thác
và xuất khẩu nông, lâm, hải sản và khoáng sản Vì nông, lâm, hải sản là những mặt hàng dồi dào lại dễ khai thác Ông đề nghị nhà nước mua tàu chở các mặt hàng nông, lâm, hải sản đến các nước buôn bán, rồi mua hàng hóa trong nước cần dùng đưa về
Để sớm xuất khẩu được tài nguyên của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề nghị:
Một là, phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào khai thác
Ông đã nêu ra ba phương thức: 1 Cho công ty nước ngoài khai thác rồi ta thu lợi một phần; 2 Ta với họ liên doanh; 3 Tự làm lấy
Hai là, nhà nước mua tàu chở các mặt hàng nông, lâm, hải sản đến các
nước bán rồi mua các hàng hóa trong nước cần dùng đem về, “cái lợi bán mua
qua lại sẽ lời gấp ba” [2; 141] Theo ông, trước khi mua tàu phải cử người sang
Anh, Pháp học về cách sửa chữa máy, như thế mới chủ động và đỡ tốn kém hơn khi thuê người nước ngoài Nếu có mua thuyền máy thì cũng chỉ một vài cái rồi
tự mình tổ chức đóng lấy
Ba là, nhà nước phải tạo điều kiện và khuyến khích thương nhân buôn bán
Ông viết: “Xin cho các nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập những hãng
buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ Do có vốn hay vốn riêng của một nhà mà đóng được thuyền hay mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước ngoài buôn bán cũng ban thưởng cho họ” [2; 195].
Về ngoại thương, Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở cửa cho nước ngoài vào
thông thương buôn bán và đầu tư khai thác tiềm năng cửa đất nước Việc mở cửa thông thương như một xu thế tất yếu
Nguyễn Trường Tộ phê phán tư tưởng bảo thủ, phê phán quan niệm “mở
cửa buôn bán là mở cửa cho giặc vào” Ông viết: “Bọn hủ Nho sao không biết thời thế biến chuyển, cứ câu nệ vào nghĩa lý sách vở nói bừa rằng: Triều đình đón kẻ cướp vào? Sao không biết rằng khi thời thế đã đến thì không thể ngăn chặn được…Cửa bể khắp các nước phương Đông đã khai thông cả thì tại sao một mình nước ta lại có thể đóng kín được” [1; 26].