BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên đị
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị chủ trì:
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, Bộ Tư pháp
Đơn vị thực hiện:
Khoa giáo dục chính trị - Thể chất và văn hóa
Thái Nguyên,tháng 10 năm 2013
Trang 2THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM 2013
I THÔNG TIN CHUNG V Ề ĐỀ TÀI ĐỀ ĐỀ TÀI ÀI T I
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối
với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
3 Thời gian thực hiện: 12 tháng 4 Cấp quản lý: Trường trung
cấp Luật Thái Nguyên
5 Kinh phí: 25 triệu đồng, trong đó:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học
25 (triệu đồng)
- Từ nguồn của cơ quan
- Từ nguồn khác
6 Đề tài độc lập
7 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Th.S Phan Hoàng Ngọc
Năm sinh: 1974 Nam/Nữ: Nam
Học hàm: Thạc sỹ Năm được phong hàm:…
Học vị: Năm đạt học vị:
Chức danh khoa học:
Chức vụ: Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Điện thoại: Cơ quan: Nhà riêng: Mobile:
Fax: 0280.3842.383 E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Địa chỉ cơ quan:
8 Cơ quan chủ trì đề tài
Tên cơ quan chủ trì đề tài: Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Điện thoại : 0280.3842.557 Fax: 0280.3842.383
E-mail: kiennd@moj.gov.vn
Website: http://trungcapluatthainguyen.moj.gov.vn
Địa chỉ: 238/1 đường Bắc Kạn, P Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Th.S Nguyễn Đỗ Kiên
Số tài khoản: 8123.1.1109567 Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên
X
Trang 3Mã số Quan hệ Ngân sách: 1109567
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Tư pháp
II N I DUNG KHOA H C C A ỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ỌC CỦA ĐỀ TÀI ỦA ĐỀ TÀI ĐỀ ĐỀ TÀI ÀI T I
9 Mục tiêu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm những mục tiêu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để phát hiện được những hạn chế và nguyên nhân của nó trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ xã phường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đề tài đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ xã phường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Kết quả đề tài là tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập trong Nhà trường
10 Sự cần thiết của Đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định giáo dục chính trị tư tưởng là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm
lo đến công tác tư tưởng, bởi theo Người “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác
ắt sai lầm”; rằng “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” Hơn nữa nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên môn mà không có lý luận thì như “người nhắm mắt mà đi”, vì vậy giáo dục lý luận là nền tảng, trên cơ
sở đó nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn Người luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng
Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “công tác tư tưởng là lĩnh vực quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng”.Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (2011) đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Nghị quyết nêu
Trang 4rõ: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm
kỳ chậm được khắc phục…Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Hơn nữa theo Luật giáo dục ban hành ngày 14/7/2005 đã đề ra mục tiêu của giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”.Văn kiện đại hội IX chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề” Như vậy theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng và bức thiết trong toàn Đảng toàn dân tộc, trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng đất nước
Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ theo hướng tiêu cực đến đời sống làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, chà đạp lên những giá trị đạo đức đích thực, làm thay đổi quan niệm, lối sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin… của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn nói riêng Một bộ phận cán bộ, công chức
có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị… Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhất là đối với đội ngũ cán
Trang 5bộ, công chức xã, phường, thị trấn đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị
tư tưởng ngay cả trong hệ thống giáo dục hiện nay
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía bắc là khu vực có điều kiện tự nhiên và địa hình tương đối khó khăn hiểm trở, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa còn chưa thực sự phát triển hơn nữa lại là địa bàn tập trung nhiều dân tộc thiểu số Mặt khác Thái Nguyên còn là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước, kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên chịu ảnh hưởng của nhiều luồng
tư tưởng khác nhau và những tiêu cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Chính những điều kiện trên đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới điều kiện làm việc, học tập cũng như nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ,công chức và người dân trên địa bàn Từ việc nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục bồi dưỡng lý luận chính trị tư tưởng trong tình hình đổi mới đất nước hiện nay đồng thời đánh giá đúng điều kiện cụ thể của tỉnh Thái nguyên thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên càng trở nên bức thiết và quan trọng hơn
Như vậy, gắn với mục tiêu và nhiệm vụ đào đào của trường Trung cấp luật Thái Nguyên là đào tạo đội ngũ cán bộ Tư pháp có trình độ trung cấp Luật Vì vậy để đào tạo được đội ngũ cán bộ Tư pháp “vừa hồng vừa chuyên” thì trước khi đào tạo về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất và đạo đức cách mạng phải đặt lên hàng đầu Hiện nay công tác giáo dục chính trị tư tưởng trở thành công tác phổ biến ở các địa phương khu vực miền núi phía Bắc và địa bàn tỉnh Thái Nguyên tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị tư tưởng mà đối tượng là các cán bộ xã phường trên địa bàn tỉnh Do đó cần phải có công trình nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ xã phường
và đặc biệt cán bộ xã phường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay Chính vì vậy khoa giáo dục chính trị - thể chất và văn hóa đề xuất đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
Trang 611 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
+ Quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị
tư tưởng và thực tiễn công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ,công chức xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Trình độ nhận thức về chính trị tư tưởng hay hiểu biết về chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và hoạt động tự giác của cán bộ, công chức xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện lý tưởng chủ nghĩa xã hội và mục tiêu cách mạng Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài nghiên cứu công tác giáo dục chính trị
tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã phường, thị trấn tại một số xã, phường, thị trấn của 09 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
12 Nội dung nghiên cứu của đề tài (bao gồm các nội dung và các chuyên
đề nghiên cứu)
12.1 Một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục chính trị tư tưởng
+ Chuyên đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác giáo
dục chính trị tư tưởng
+ Chuyên đề 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vai trò đội ngũ
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và sự cần thiết của công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
12.2: Thực trạng công tác giáo dục chính trị đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Chuyên đề 3: Những thành tựu và tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục
chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Chuyên đề 4: Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trong công tác giáo
dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
12.3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Chuyên đề 5: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức xã phường thị trấn
+ Chuyên đề 6: Nâng cao chất lượng trong đào tạo, giáo dục chính trị tư tưởng
Trang 7cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
13 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội học
Đặc biệt, để đảm bảo tính thực tiễn của các luận điểm đề tài đã tổ chức khảo sát điều tra Việc khảo sát điều tra được tiến hành cụ thể như sau:
- Nội dung khảo sát: Lập 03 mẫu phiếu khảo sát (tương ứng với 200 phiếu)
về trình độ nhận thức về chính trị, tư tưởng của cán bộcông chức xã, phường, thị trấn ;
- Đối tượng điều tra: + Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thái Nguyên
+ Cán bộ, công chức xã phường, thị trấn của một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc
+ Học sinh đang theo học tại trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
- Nơi tiến hành khảo sát điều tra: + Một số xã, phường, thị trấn tại 09 huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên
+ Một số xã, phường, thị trấn của một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc
+ Trường trung cấp Luật Thái Nguyên
14 Hợp tác quốc tế (nếu có)
Đã
hợp
tác
Tên đối tác
(Người và tổ chức
khoa học và công
nghệ)
Nội dung hợp tác
(Ghi rõ nội dung, lý do, hình thức hợp tác, kết quả
thực hiện)
Dự
kiến
hợp
tác
15 Tiến độ thực hiện (phù hợp với những nội dung đã nêu tại mục 12)
Các nội dung, công việc chủ
yếu cần được thực hiện Kết quả phải đạt Thời gian
Người, cơ quan thực hiện
1 Xây dựng đề cương nghiên
cứu
Hoàn thành đề cương nghiên cứu
Tháng 01/
2014
Ban chủ nhiệm, thư
Trang 8và các tư liệu
2 Ký hợp đồng viết chuyên đề
Đề cương chi tiết của mỗi chuyên đề
Tháng 02/
2014
Ban chủ nhiệm, cộng tác viên 3
Xây dựng các mẫu phiếu điều
tra và tiến hành lấy phiếu
khảo sát
Mẫu phiếu điều tra, Báo cáo xử lý kết quả điều tra
Tháng 3,4,5,/2014
Ban chủ nhiệm, thư ký
4 Thu các chuyên đề của đề tài Dự thảo 1(các chuyên đề) Tháng 7/2014
Ban chủ nhiệm, thư ký
5 Chỉnh sửa dự thảo các chuyên đề Chuyên đề hoàn chỉnh Tháng 8/2014 Ban chủ nhiệm
6 Viết báo cáo kết quả nghiên
cứu của đề tài Dự thảo báo cáo
Tháng 9/2014
Ban chủ nhiệm
7 Hoàn chỉnh báo cáo kết quả nghiên cứu Báo cáo Tháng 10/2014 Ban chủ nhiệm
8
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến
đóng góp hoàn thiện kết quả
nghiên cứu
Báo cáo Tháng 11/2014 Ban chủ nhiệm
9 Tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài Báo cáo Tháng 12/2014 Ban chủ nhiệm
III D KI N K T QU NGHIÊN C U C A Ự KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Ả NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ỨU CỦA ĐỀ TÀI ỦA ĐỀ TÀI ĐỀ ĐỀ TÀI ÀI T I
16 Dạng kết quả dự kiến của đề tài
Phương pháp Bảng số liệu Sách chuyên khảo
Tiêu chuẩn X Báo cáo phân tích Tài liệu phục vụ giảng
dạy, đào tạo sau đại học Quy phạm Tài liệu dự báo
Đề án, quy hoạch triển khai
Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi
Mô hình
17 Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả I, II)
T Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc dự kiến đạt Ghi chú
Trang 9T được
Tài liệu phục vụ cho
giảng dạy, học tập
- Đề tài đảm bảo được các mục tiêu
đã nêu ra;
- Đề tài phải có khả năng ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại hệ thống các trường Trung cấp luật và trong thực tế của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
18
Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả III)
T
T
Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được
Nơi công bố
(Tạp chí, Nhà xuất
bản)
Ghi chú
19 Khả năng ứng dụng, phương thức và địa chỉ chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Trực tiếp ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại hệ thống các trường Trung cấp luật và trong thực tế của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
IV C C T CH C THAM GIA TH C HI N ÁC TỔ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ổ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ỨU CỦA ĐỀ TÀI Ự KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ỆN ĐỀ TÀI ĐỀ ĐỀ TÀI ÀI T I
20 Các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài
chỉ
Nội dung công việc tham gia
Dự kiến kinh phí
1 Trường Trung cấp luật Thái Nguyên Thực hiện đề tài, viết chuyên đề
2 Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Thái Nguyên Viết chuyên đề
3 Ban tuyên giáo huyện ủy Định Hóa Viết chuyên đề
Trang 1021 Cán bộ tham gia thực hiện đề tài
St
Thời gian làm việc cho
đề tài
1 Lê Quang Dực Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Thái Nguyên 12 tháng
2 Trần Doãn Khánh Ban tuyên giáo huyện ủy Định Hóa 12 tháng
3 Th.s Phan Hoàng
Ngọc Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên 12 tháng
4 Nguyễn Thị Nhung Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên 12 tháng
5 Hứa Thị Lan Anh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên 12 tháng
6 Th.s Phạm Thái
Linh Ngọc Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên 12 tháng
V KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Thực hiện theo Thông tư số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 và Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 về
hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có
sử dụng ngân sách nhà nước)
LƯỢNG
TIỀN
1 Xây dựng đề cương chi tiết 01 2.000.000 2.000.000
3 Họp bàn kế hoạch và triển khai
xét duyệt đề cương (buổi )
4.2 Cung cấp thông tin điều tra
(phiếu)
6 Họp báo cáo tổng kết nghiệm thu 02 750.000 1.500.000