Giá trị tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc Khóa Luận

3.1. Giá trị tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ

Trước hết chúng ta có thể khẳng định Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng vượt lên tầm thời đại của đất nước giữa thế kỷ XIX. Trong khi vua quan, sĩ phu và cả xã hội Việt Nam đang chìm đắm trong những khái niệm bảo thủ Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ từ những kiến thức Nho giáo uyên thâm mà vươn lên tiếp thu những khái niệm văn minh về kinh tế, văn hóa, xã hội phương Tây, và đề xuất hàng loạt các kiến nghị cách tân để cải tiến xã hội Việt Nam bảo thủ và lạc hậu.

Qua 58 bài di thảo của ông nổi bật lên những luận văn rất uyên bác.

Bài “Thiên hạ đại thế luận” là bản phân tích rất tổng quát tình hình thế giới giữa

thế kỷ XIX, mà người Việt Nam thời ấy chưa ai có được cách nhìn như thế.

Bài“Dụ tài tế cấp bẩm từ” thể hiện một tư tưởng kinh tế toàn diện và phóng

khoáng mà các Nho sĩ đương thời chưa thể nghĩ tới. Bài đại luận “Bát điều tế cấp” bộc lộ tài trí kinh bang tế thế lỗi lạc của ông.

Trong khi triều đại chỉ biết trọng văn khinh võ thì Nguyễn Trường Tộ khuyên phải “cấp thời cải tu võ bị”. Triều đình và Nho sĩ say sưa với các giáo điều Khổng Mạnh thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên du nhập khoa học kỹ thuật phương Tây. Triều đình và Nho sĩ nghĩ đến bế quan tỏa cảng để giữ nước thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên mở rộng giao lưu với các nước, mở cửa để giữ nước.

Đọc những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cách đây trên 100 năm mà ngày nay chúng ta vẫn thấy là mới, khi ông phân tích quan hệ xã hội một cách rành rọt “xét cho cùng nhà giàu mang ơn nước nặng hơn nhà nghèo. Trộm cướp nhà giàu là chính. Tuần phủ bảo an cũng giữ cho nhà giàu là chính. Nhà giàu ngày càng giàu một phần do vơ vét của dân, một phần nhờ quốc gia vun vén cho (…). Vậy xin chia nhà giàu làm ba hạng: nhà đẹp và sang nhất đánh

Đọc “Khai hoang từ” chúng ta ngạc nhiên thấy Nguyễn Trường Tộ phân tích chính sách mở cửa kinh tế, mời các nước văn minh góp sức, góp vốn khai thác tài nguyên đất nước mình. Lập luận của ông tựa hồ như chính sách“tô

nhượng” của Lênin đầu thế kỷ XX sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành

công, và cũng giống như chính sách “khai phóng mở cửa” của Đặng Tiểu Bình sau khi sửa sai Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc cuối thế kỷ XX.

Chúng ta còn thấy Nguyễn Trường Tộ phân tích sự nghèo nàn lạc hậu của phương Đông so với phương Tây:“Các nước phương Đông tuy là ông tổ của trăm nghề, nhưng về sau chỉ mải mê an nhàn vui thú không thích đổi mới, xưng hùng, xưng bá, tự mãn, tự túc, nghĩ rằng trong thiên hạ không ai bằng mình, khi người phương Tây đến thì coi họ như nhân vật kỳ quái, mà không hề biết rằng những cái khôn khéo của phương Tây là học tập, lượm lặt của mình rồi phát

triển lên đó thôi” [4; 163].

Chúng ta lại đi tới một ngạc nhiên khác khi thấy ông nói một lời dự báo lịch sử: “Không ngoài vài trăm năm nữa phương Đông sẽ nhờ học tập phương Tây mà đánh bại phương Tây, do mượn cái trí dũng ngày càng già của họ mà thêm vào cái trí dũng trẻ trung của ta, cả hai trí ấy nhập lại, địch với một trí, lẽ

nào không thắng” [4; 163]. Lời dự báo này như đang nhắc chúng ta vững tin vào

lý tưởng cách mạng hiện đại, lý tưởng mới, trẻ của loài người, khéo léo sửa chữa những sai lầm bảo thủ, khéo học tập khoa học kỹ thuật, để đưa đất nước tiến lên trong thế kỷ XXI đầy sôi động.

Nếu so sánh Nguyễn Trường Tộ với các nhà tư tưởng cách tân Việt Nam thế kỷ XIX như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện,…thì thấy Nguyễn Trường Tộ vượt hẳn lên một bậc ở ba nét lớn:

Một là, ông nhìn thấy trước mọi người nguyên nhân của sự lạc hậu nghèo

nàn và vạch đúng phương hướng để tiến lên.

Hai là, ông đề cập các vấn đề một cách toàn diện và thực dụng để sửa

sang mọi mặt kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao,…

Ba là, ông đưa ra lời dự báo khoa học, vạch cho ta thấy thắng lợi tất yếu,

hết”, để chúng ta giữ vững lòng tin, giữ vững nguồn gốc, chứ đừng phản bội truyền thống vinh quang của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)