0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Về giáo dục

Một phần của tài liệu NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC (Trang 40 -43 )

6. Cấu trúc Khóa Luận

2.5.2. Về giáo dục

Phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Người đời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay đổi dời ra sao, cứ ca tụng thời xưa, cho rằng thời sau không thể nào bằng được. Làm việc

gì cũng muốn đi ngược theo xưa” [2; 225]. Theo ông, “thời đại nào có chế độ

ấy. Con người sinh vào thời đại nào cũng đủ làm công việc của thời đại ấy mà

thôi” [2; 225].

Nguyễn Trường Tộ đặt ra vấn đề là: “Nước ta chưa giàu, sao không đặt kế hoạch làm cho giàu? Binh chưa mạnh, sao không lo võ bị cho mạnh? Dân chưa

hiểu, sao không đem đạo lý ra mà giáo dục? Nhân dân đói sao không lập kế hoạch mưu sinh để cứu ?... Dân gian không biết luật lệ, phạm nhiều sai lầm, sao không chỉ dạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo

những việc cần kíp trước mắt, lại đem vào chuyện xa xôi không thiết thực?” [2;

254], nghĩa là phải áp dụng một nền giáo dục, dạy và học mang tính thực dụng. Muốn vậy, theo Nguyễn Trường Tộ, trong các trường quốc học, tỉnh học, triều đình phải: “1. Mở khoa nông chính; 2. Mở khoa công nghệ; 3. Phải mở

khoa thiên văn và địa lý; 4. Phải mở khoa luật học”. Ông còn đề nghị nhà nước

lựa chọn người gửi đi đào tạo nước ngoài.

Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị nhà nước chú ý đào tạo người biết tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và sau là tiếng các nước trong khu vực. Và ông cũng đã nêu ra các biện pháp, như thành lập các trung tâm ngoại ngữ, cử người đi nước ngoài học tập, “học tiếng Anh không đâu tốt bằng Luân Đôn, học tiếng Pháp không đâu hơn bằng Paris; khuyến khích việc tự học tiếng nước ngoài,

tổ chức sát hạch và công nhận trình độ cho họ” [6; 155].

Để hình thành và phát triển một nền giáo dục phục vụ cho sự đổi mới của đất nước, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị mời chuyên gia phương Tây vào giảng dạy ở nước ta, phải mua tài liệu, mua máy móc để thực hành và phải dùng văn tự nước nhà, phải ban thưởng cho những người dự thi vào các khoa, các môn học nhanh chóng làm sinh lợi cho đất nước.

Như vậy, với những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị…chúng ta có thể thấy được ý thức dân tộc sâu sắc và vốn tri thức đương thời. Ông đứng trên tầm cao của sử học để phân tích “thời thế” phát triển lịch sử đất nước và con người Việt Nam lúc bấy giờ.

Nguyễn Trường Tộ một mặt đã phân tích đầy đủ những điểm “sở

trường” của con người Việt Nam nhưng mặt khác ông cũng phân tích đầy đủ

những điều “sở đoản” thậm chí là thiếu sót khi đối chiếu với thế giới. Ông đã trình bày với triều đình Huế phương pháp khắc phục những “sở đoản” của con người Việt Nam mình là “quan sát thế giới” rồi sau đó “chịu khó nghiên cứu

Tuy không có cảm tình với hệ thống cai trị đương thời lại thường xuyên bị nghi kỵ, nhưng với mục đích phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập và hy vọng có một xã hội mà ông hình dung là “cao thấp, lớn nhỏ đều được công

bằng thoả nguyện”. Mọi người đều giúp nhau xây dựng sống còn, không ai thái

quá, không ai bất cập, cũng không ai có tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ lẫn nhau nữa.

Chƣơng 3

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ

Một phần của tài liệu NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI TƯ TƯỞNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC (Trang 40 -43 )

×