Về nông nghiệp

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 27 - 28)

6. Cấu trúc Khóa Luận

2.1.1. Về nông nghiệp

Theo Nguyễn Trường Tộ, ở thời nào cũng vậy “nông nghiệp là cái gốc, ăn

mặc và hàng trăm nhu cầu khác cho đời sống đều nhờ nông nghiệp” [1; 16].

Thế mà dưới sự cai trị của Tự Đức, nông nghiệp nước ta giảm sút nghiêm trọng, dự trữ thóc gạo nhà nước chẳng có bao nhiêu, đời sống nhân dân lại càng khó khăn. Đó là hậu quả của phương thức canh tác lạc hậu và tổ chức sản xuất nông nghiệp yếu kém. Từ thực trạng đó của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình Huế hàng loạt các biện pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên môn trông coi nông nghiệp mà ông gọi là “quan nông”. Những người này phải được học trong các trường nông chính nào đó, có thể gửi đào tạo ở nước ngoài để nắm vững những kiến thức về thiên văn, địa lý, thực vật, tổ chức nông nghiệp. Để giải quyết yêu cầu trước mắt, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những người là cử nhân, tú tài bổ dụng làm nông quan. Những nông quan này phải vừa làm vừa học. Họ phải đọc chuyên môn về nông nghiệp để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, nắm vững tình hình đất đai của địa phương trấn nhiệm, việc chăn nuôi, giống má, ao hồ, đầm phá, phải biết hướng dẫn nông dân huyện mình chọn giống má, gieo mạ, cày cấy, bón phân, phải theo dõi nắm được tình hình sản xuất, nếu ai có cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất thì xem xét, rút kinh nghiệm cho dân học tập.

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải hạn chế sự tàn phá của lũ lụt bằng cách trồng rừng và đào kênh. Thực tế nền nông nghiệp của nước ta thường

xuyên bị lũ lụt đe dọa. Theo Nguyễn Trường Tộ, nguyên nhân là nước ta ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, mưa chủ yếu ở vùng thượng nguồn mà rừng đầu nguồn bị chặt phá vô tội vạ không ngăn được, sông nước ta độ dốc cao, lòng sông lại hẹp. Điều đó dẫn đến vỡ đê, lụt lội. Để khắc phục tình trạng đó, Nguyễn Trường Tộ nêu ra các biện pháp:

Trồng rừng: trồng rừng không chỉ ở thượng nguồn mà phải trồng ở ven biển, dọc đường đi. Trồng rừng như vậy có ba điều lợi: một là, ngăn bão, lũ; hai là, cân bằng môi trường sinh thái; ba là, thường xuyên có gỗ để xuất khẩu.

Phải đào các kênh nhánh nối các con sông chính. Đào sông như vậy có ba điều lợi: Một là, xả lũ khi lụt; hai là,dẫn nước khi hạn; ba là, các vam sông đặt các trạm thu thuế các thuyền buôn qua lại.

Phải chỉnh lại kinh giới, nắm được diện tích canh tác, đặt thuế các loại ruộng để tránh sự tham ô của quan lại địa phương; phải điều tra và kế hoạch khai hoang, “phải có bản đồ toàn quốc ghi những vị trí, địa thế,…”.

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải coi trọng việc thu thập kinh nghiệm, phát huy sáng kiến. Để làm được điều đó, theo ông triều đình cần phải: Đặt khoa hải lợi để xem xét và khen thưởng cho những ai có sáng kiến mới trong nghề làm muối, đánh cá, ướp cá, nuôi cá.

Đăt khoa sơn lại để xem xét và khen thưởng cho những ai tìm ra cách phát hiện mỏ và khai thác mỏ.

Đặt khoa địa lợi để khen thưởng cho những ai biết khai khẩn được đất hoang hóa, đầm lầy hoặc biết trồng trọt có năng suất cao.

Đặt khoa thủy lợi để khen thưởng cho những ai biết đào kênh, tưới tiêu, chống hạn, chống úng.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế nông nghiệp và vai trò của nó đối với nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề xuất nhiều biện pháp cụ thể, có khả năng thực thi để phát triển nền kinh tế đó.

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 27 - 28)