Về công thương nghiệp

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 28 - 59)

6. Cấu trúc Khóa Luận

2.1.2. Về công thương nghiệp

Nguyễn Trường Tộ không bàn nhiều về công nghiệp, ông chỉ nêu một số vấn đề có thể làm ngay được. Ông đề nghị triều đình một kế hoạch rất đơn giản,

không cần nhiều thiết bị và không đòi hỏi kỹ thuật cao, đó là tổ chức khai thác và xuất khẩu nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Vì nông, lâm, hải sản là những mặt hàng dồi dào lại dễ khai thác. Ông đề nghị nhà nước mua tàu chở các mặt hàng nông, lâm, hải sản đến các nước buôn bán, rồi mua hàng hóa trong nước cần dùng đưa về.

Để sớm xuất khẩu được tài nguyên của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề nghị:

Một là, phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào khai thác.

Ông đã nêu ra ba phương thức: 1. Cho công ty nước ngoài khai thác rồi ta thu lợi một phần; 2. Ta với họ liên doanh; 3. Tự làm lấy.

Hai là, nhà nước mua tàu chở các mặt hàng nông, lâm, hải sản đến các

nước bán rồi mua các hàng hóa trong nước cần dùng đem về, “cái lợi bán mua

qua lại sẽ lời gấp ba” [2; 141]. Theo ông, trước khi mua tàu phải cử người sang

Anh, Pháp học về cách sửa chữa máy, như thế mới chủ động và đỡ tốn kém hơn khi thuê người nước ngoài. Nếu có mua thuyền máy thì cũng chỉ một vài cái rồi tự mình tổ chức đóng lấy.

Ba là, nhà nước phải tạo điều kiện và khuyến khích thương nhân buôn bán.

Ông viết: “Xin cho các nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập những hãng buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ. Do có vốn hay vốn riêng của một nhà mà đóng được thuyền hay mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước ngoài buôn bán

cũng ban thưởng cho họ” [2; 195].

Về ngoại thương, Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở cửa cho nước ngoài vào

thông thương buôn bán và đầu tư khai thác tiềm năng cửa đất nước. Việc mở cửa thông thương như một xu thế tất yếu.

Nguyễn Trường Tộ phê phán tư tưởng bảo thủ, phê phán quan niệm “mở

cửa buôn bán là mở cửa cho giặc vào”. Ông viết: “Bọn hủ Nho sao không biết

thời thế biến chuyển, cứ câu nệ vào nghĩa lý sách vở nói bừa rằng: Triều đình đón kẻ cướp vào? Sao không biết rằng khi thời thế đã đến thì không thể ngăn chặn được…Cửa bể khắp các nước phương Đông đã khai thông cả thì tại sao

Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình nên chủ động chuẩn bị các điều kiện để khi họ xin thì mở cửa đón họ vào, để mình làm chủ, họ làm khách, chứ nếu không họ sẽ lập mưu chiếm hết rồi họ làm chủ, mình làm đầy tớ. Hơn nữa thuyền bè của họ qua lại, mình thu được thuế cho ngân sách và loại trừ được giặc biển là tai nạn lớn của thuyền bè nước ta.

Về nội thương, mối băn khoăn lớn nhất của nước ta là đường giao thông

vận chuyển hàng hóa. Bởi vì nước ta có chiều dài và lúc bấy giờ vận chuyển từ Bắc - Trung - Nam chủ yếu bằng đường biển, mà vận chuyển bằng đường biển thì có hai mối đe dọa lớn đó là gió bão và cướp biển. Đó là chưa kể khi xảy ra các biến cố thì tàu giặc sẽ phong tỏa như Pháp đã làm năm 1862. Việc giao lưu hàng hóa từ Bắc vào Nam bị tắc nghẽn.

Từ thực tế đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị đào một con kênh từ Hải Dương đến Huế để tránh tai nạn của đường biển. Ông hứa sẽ đảm nhận những chỗ khó đào. Ông nói: “Còn những chỗ trở ngại, đất đá khó đào xin cứ giao cho tôi. Vận dụng đủ mọi cách thì núi cũng xuyên qua được, huống chi những nơi ách tắc. Lúc trước tôi đã xem qua chỗ Nhà Hồ ở Quảng Trị, thấy cũng có thể xuyên qua được. Chỉ có Hoành Sơn là chưa xem kỹ. Nếu quan sát hai nơi này mà thấy có

thể đào được thì đào liền” [1; 29].

Trong Di thảo số 38, Nguyễn Trường Tộ nhận định: “Sự tổn thất của công và tư, kể có số vạn rồi đường thương mại không thông, hóa vật cũng trệ thật là một cái họa lớn cho sinh dân, năm này qua năm khác lại chẳng thiệt hại hàng ức triệu đó sao? Dân ven biển những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn, hạ bạn; thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá, giết chóc không biết bao nhiêu, nay đã trở thành nghèo túng”.

Để đảm bảo cho nội, ngoại thương phát triển, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị nhà nước, “tiễu trừ giặc biển”.Giải quyết việc đó, theo ông có bốn giải pháp:

Một là, thương lượng với người Pháp ở Sài Gòn để họ cho tàu tuần tiễu

giúp dẹp bọn cướp biển.

Hai là, đóng tiền cho hội bảo hiểm ở Sài Gòn để họ tiễu trừ giặc biển.

Bốn là, bắt buộc các thuyền buôn của Trung Quốc phải có giấy thông hành để tránh nạn thuyền buôn thuyền giặc lẫn lộn.

2.1.3. Về tài chính

Theo Nguyễn Trường Tộ, để phát triển kinh tế đất nước, nhà nước cần vốn, cần kỹ thuật. Vậy cách giải quyết vấn đề này ra sao? Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất một số biện pháp sau:

Một là, tận thu các nguồn thuế. Thuế đinh và thuế điền là hai nguồn thu chủ

yếu của nhà nước, nhưng đánh thuế phải công bằng hợp lý. Hàng năm nhà nước phải đo đạc lại ruộng đất, phân lại ruộng đất cho đúng và tiến hành kê khai nhân khẩu. Có như vậy mới thu được thuế đúng, tránh được sự gian lận của hào lý ở nông thôn. Phải đánh thuế nặng trên các sòng bạc, rượu, thuốc, hàng xa xỉ phẩm ngoại nhập.

Phải đánh thuế nhà giàu, vì “phàm là những người giàu có là những người chịu ơn đất nước rất lớn…cướp cũng cướp của nhà giàu, thù cũng thù nhà giàu, trộm cũng trộm của nhà giàu…Nhà giàu sở dĩ giàu được một phần do vơ vét của cải hàng xóm và láng giềng xung quanh, một phần do quốc gia bồi đắp cho họ. Họ sở dĩ yên hưởng được giàu sang là nhờ hành chính và an ninh của quốc

gia” [2; 247].

Do vậy nhà giàu phải nộp thuế, đó là lẽ công bằng. Ông đề nghị chia những nhà giàu ra ba hạng: hạng nhất mỗi năm đóng 100 quan, hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan.

Hai là, giảm bớt quan lại bằng cách giảm các đơn vị hành chính và tiến

hành chống tham nhũng.

Ba là, nhanh chóng khai thác các nguồn lợi của quốc gia, nguồn lợi về biển,

nguồn lợi về rừng, nguồn lợi về đất đai, nguồn lợi trong lòng đất.

Bốn là, vay tiền của dân. Trước hết là vay tiền của nhà giàu và trả lãi suất

cho họ 1%, cứ một vạn quan trả 100 quan. Khi nào số tiền lời được gấp số tiền đã vay thì chấm dứt và không hoàn vốn lại.

Năm là, vay tiền nước ngoài: Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình “hãy

ta trả tiền lời cho họ, hoặc giao ước sẽ trả bằng hàng hóa rồi tính khấu trừ” [2;384], xuất các mặt hàng nông, lâm, khoáng sản rồi trừ nợ dần. Có như vậy ta mới có vốn lớn để giải quyết mọi việc, “vốn lớn ắt lời sẽ lớn”.

Sáu là, kêu gọi nước ngoài đầu tư: khi phân tích vấn đề này, Nguyễn

Trường Tộ đã nêu lên 7 điều lợi như sau: thu thuế chia lợi nhuận, giải quyết công ăn việc làm, học tập kỹ thuật, quản lý, mua bán hàng hóa, dịch vụ, tận dụng các công trình giao thông, y tế. Ông viết: “nếu để cho nước ngoài vào đầu tư khai thác thì không những nhà nước thu lợi mà nhân dân cũng có việc làm, lại được học tập, làm quen khoa học kỹ thuật phương Tây, dân là dân của ta,

đất là đất của ta, họ có đem đi đâu mà lo sợ” [2; 384].

2.2. Tƣ tƣởng canh tân trên lĩnh vực quân sự

Nguyễn Trường Tộ là một người “chủ hòa”, nhưng tư tưởng chủ hòa của ông không phải xuất phát từ sự“khiếp nhược” kẻ xâm lược mà xuất phát từ sự phân tích so sánh lực lượng quân sự địch - ta, gắn liền với một ý tưởng bao trùm là: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu về quân sự, kinh tế, văn hóa, cô lập về ngoại giao, để có thể đường hoàng đóng vai trò người chủ, mở cửa đất nước đón những người khách văn minh đưa nước nhà đi vào quỹ đạo của nền văn minh thế giới.

Trong chiến lược canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, vấn đề “cảitu

võ bị” được đưa lên hàng đầu trong tám điều kiến nghị trọng yếu: “Bây giờ đây

nếu nước ta không gấp rút sửa đổi theo mới, để cho võ bị càng suy, nhân tâm

càng yếu thì lấy gì chống giặc để bảo vệ nhân dân” [1; 33]. Ông luônluôn đặt

vấn đề quân sự đứng vào vị trí quan trọng của nó: “Một khi quốc gia hữu sự nếu không có vũ lực trấn áp thì cả quốc gia, quan quyền, dân chủ, luật lệ, chính sự,

pháp độ đều phải giao vào tay quân địch” [1; 33]. Vì vậy, Nguyễn Trường Tộ

đã nêu rõ:

Một là, phải gấp rút cải cách võ bị. Dưới triều Nguyễn, nhất là cuối triều

Minh Mạng đến triều Tự Đức, quan điểm Nho giáo trọng văn khinh võ là rất phổ biến. Ở triều đình cũng như ở hương thôn, quan văn và Nho sĩ bao giờ cũng được mang chức quan võ biền.

Hai là, theo Nguyễn Trường Tộ, muốn có một quân đội hiện đại, trước hết phải chú ý lý thuyết quân sự, phải nghiên cứu lập binh thư cổ, phải nghiên cứu, tiếp thu cho được lý thuyết quân sự hiện đại, trên cơ sở đó, “soạn thành sách binh thư mới và ban bố cho quân cùng học tập”.

Ba là, phải coi trọng người lính. Theo Nguyễn Trường Tộ, lý thuyết quân

sự là “những điều huấn luyện quân sự lúc bình thường, còn khi ra trận, binh sĩ sẽ có vẻ hăng hái hay không là do lúc bình thường ta có tạo ra được tình cảm gắn bó, ân nghĩa với nhau không. Nếu binh sĩ không có tinh thần chiến đấu có

biện pháp hay cũng trở thành bánh vẽ” [2; 235]. Thế mà lính ta thì trang bị kém

so với Tây, đãi ngộ vật chất cũng kém, “cho ăn không đủ no”, “đãi lính như nô tù” thì làm sao mà họ xả thân, coi thường cái chết được.

Từ thực tế đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình tăng cường tráng binh, giảm đi một nửa lính, lấy lương cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại…Phải ưu đãi vật chất cho họ, nếu vì nước hy sinh, vợ sẽ được hưởng lương suốt đời.

Coi trọng người lính không chỉ ở chỗ cho ăn no, lương thưởng đủ mà còn ở

chỗ “thái độ đối xử với họ”, như“không bắt lính hầu hạ quan”, “không được sỉ

nhục, ngược đãi binh lính”, “phàm là lính hãy để họ chuyên luyện tập mà không

sai làm việc tạp dịch khác”. Có như vậy, khi ra trận thì quan quân mới cùng

nhau đồng lòng, sống mái với quân thù.

Bốn là, phải chú ý đào tạo cán bộ chỉ huy. Nguyễn Trường Tộ cho rằng,

người lính là nền tảng của quân đội, sĩ quan, tướng tá là rường cột của lực lượng vũ trang. Từ những vị trí đó mà mỗi bộ phận có một yêu cầu riêng: Lính thì quý mạnh, nhưng tướng thì quý mưu. Tướng như tai mắt, lính như chân tay. Mắt mù, tai điếc mà điều khiển cả chân tay là chuyện chưa hề có.

Nguyễn Trường Tộ đề nghị: “Rước những người phương Tây giỏi về quân sự để huấn luyện cho sĩ quan và binh sĩ của ta. Võ quan phải biết cả lý thuyết và thực hành “công - thủ”, vẽ bản đồ thế trận, lý thuyết về thành lũy, đồn lương ở các địa hình khác nhau, vận dụng sáng tạo binh pháp; biết sử dụng cơ xảo, máy

Năm là, phải chỉnh đốn uy thế quốc gia về quân sự. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình Huế phải đặt nước vào một trận thế chống giặc, phải xây dựng hệ thống đồn bốt, “chọn nơi hiểm yếu đắp thêm một thành lớn; dự bị cho đại thành

phòng khi rút lui” [6; 152]; phải dự trữ vật liệu và vũ khí; phải dự bị phương án

tác chiến trong thành phố.

Sáu là, phải ngầm xây dựng lực lượng trong vùng địch chiếm đóng, để

đánh úp thực dân Pháp, giành lại những vùng đất bị Pháp chiếm đóng, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình: “1. Lập mưu, bí mật xây dựng lực lượng của ta ngay trên địa bàn Pháp chiếm đóng; 2. Cài người vào trong hàng ngũ của đối phương; 3. Cho người sang Pari nắm bắt tình hình nước Pháp xem khi nào thì

có thể đánh úp được Pháp” [6; 152]. Theo ông, cơ hội để đánh úp Pháp là khi

diễn ra chiến tranh Pháp - Phổ.

Như vậy, trong tư tưởng đổi mới của mình, Nguyễn Trường Tộ rất coi trọng đổi mới quân sự, chấn hưng quân sự là một trong tám điều phải làm gấp, song xét về tổng thể ông lại là người “chủ hòa”, chứ không phải “chủ chiến”. Trong “Thiên hạ đại thế luận”, ông viết: “Sự thể hiện nay chỉ cố hòa. Hòa thế trên có thể thuận ý trời, dưới có thể làm cho dân ít đau khổ, chấm dứt được sự

dòm ngó của gian nghịch” [1: 49]. Tư tưởng “chủ hòa” của Nguyễn Trường Tộ

xuất phát từ sự phân tích so sánh lực lượng địch - ta, song ở đây còn có những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa thấy được khả năng phát động toàn dân chống giặc và làm hậu thuẫn cho việc thương thuyết.

2.3. Tƣ tƣởng canh tân trên lĩnh vực chính trị

2.3.1. Về đối nội

Trước khi nêu ra những biện pháp cải cách hệ thống quan chế, Nguyễn Trường Tộ nêu lên thực trạng của hệ thống quan lại dưới triều Tự Đức. Đó là một hệ thống quan liêu nặng nề tới mức “10 con dê, 9 người chăn”, “một con

ngựa, 9 người giữ”. Hệ thống quan lại ấy vừa làm cho triều đình tốn lương

bổng, vừa làm cho tình trạng quan dân cách nhau muôn dặm, khiến cho trên dưới không thông, lòng dạ khác nhau. Quan viên phần lớn là bất tài, quan văn thì miệng ba hoa nhưng soạn thảo công văn thì phải nhờ thư lại; quan võ như đề

đốc, lãnh binh không đọc được binh thư, chỉ biết hai chữ “tuân phụng”, làm cái gì cũng đặt cái “vị tư vị kỷ” lên trước, “không thật làm vì công ích”, xu nịnh tâng bốc trên là “chính mệnh ôn hòa”, chèn ép những kẻ cô thế, khích bác những người trung thực, thanh liêm, che đậy những kẻ xảo quyệt, điêu ngoa để thu lợi, quan tòa thì lợi dụng dân trí thấp kém, chữ nghĩa rắc rối, thủ tục đơn từ kiện tụng rườm rà để vo tròn, bóp méo sự thật và công lý. Con đường thăng quan tiến chức là con đường sống lâu lên lão làng, con đường đút lót, con đường “tập ấm”, gặp may chứ không phải do thực tài. Do đó dân “kinh sợ” quan là kính sợ quyền chức chứ không phải do nhân phẩm của quan. Ở các làng xã thì bọn hương hào, lý dịch bao chiếm đất công, biến ruộng công thành riêng làng mình dùng vào việc cúng tế, hát xướng, nhân danh sửa đình, sửa miếu để bớt xén đến phần nửa, dựa vào tài đối đáp và quỷ quyệt để trốn thuế, lậu thuế, man khai số đinh để thu của dân thì nhiều, nộp lên quan thì ít.

Nguyễn Trường Tộ cho rằng, những tệ nạn trên đã trở thành “tập quán kiên

cố sâu đầy có một sớm một chiều mà thay đổi đi được”.

Từ việc nêu lên thực trạng của chính quyền, của quan lại dưới triều Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng đó:

Một là, phải đổi mới học thuật, đào tạo quan lại theo lối mới. Vì “học xưa

thì lòng người hướng về xưa”, “học nay thì hướng về thời nay”“có học thì

Một phần của tài liệu nguyễn trường tộ với tư tưởng canh tân đất nước (Trang 28 - 59)