6. Cấu trúc Khóa Luận
2.3.2. Về ngoại giao
Từ việc nghiên cứu “vận hội” và “sự thể” trong thiên hạ, Nguyễn Trường Tộ mặc dù chưa lý giải được nguyên nhân sâu xa của những cuộc chiến tranh xâm lược do các nước đế quốc phương Tây tiến hành, nhưng ông đã trình bày rất rõ rằng, nước Đại Nam bị tư bản phương Tây xâm lược là điều không thể tránh khỏi và dễ hiểu. Do đó, để bảo vệ độc lập dân tộc, vấn đề không phải
là “đóng cửa” như triều Nguyễn đã và đang làm mà phải luôn luôn làm cho đất
nước cường tráng và phải có chính sách ngoại giao khôn khéo.
Theo Nguyễn Trường Tộ phải thực hiện chính sách ngoại giao đa phương. Ông cho rằng, không giao thông với thiên hạ thì chẳng những nước mình bị cô lập mà không hiểu thấu tình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch thực hư như thế nào, thành lũy thật kiên cố, không thể phá được. Không mở rộng ngoại giao, không hiểu được thời thế thì tri thức câu chấp, tâm tính hẹp hòi, không mở rộng được kiến văn.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị hòa với Pháp, bởi vì theo ông, ta chưa đủ điều kiện để đuổi Pháp ngay được. Hòa với họ để khống chế họ, buộc họ gom quân lại một số điểm và theo dõi nắm bắt tình hình để đánh úp Pháp lấy lại sáu tỉnh ở Nam Kỳ.
Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị triều đình tìm một nước thứ ba làm trung gian cho cuộc gặp gỡ Việt - Pháp.
Theo Nguyễn Trường Tộ, sự giao thiệp với các nước cường quốc là một sự cần thiết đệ nhất. Có giao thương với bên ngoài mới biết rõ lí thế của ta, của họ để tùy cơ ứng biến, chọn đường lối cứng rắn hay mềm dẻo. Một nước nhỏ nằm giữa sự cạnh tranh của các nước lớn phải khéo léo kiềm chế các thế lực bên ngoài, dùng các nước đó để kiềm chế Pháp và kiềm chế lẫn nhau.
Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải liên hệ với Tây Ban Nha để tìm hiểu kết cục hiện thời của nước Ý, nước Phổ, nước Pháp thế nào?, hướng đi tới
của nước Anh, Nga như thế nào? Phải tích cực liên hệ với bên ngoài để Pháp biết rằng ta “không bị cô lập”, phải khéo léo quan hệ với Tây Ban Nha, Phổ - những nước có mâu thuẫn với Pháp để họ “vui vẻ giúp đỡ ta”, phải lợi dụng cho được mâu thuẫn giữa các nước, trước hết là mâu thuẫn giữa Tây Ban Nha với Pháp, Phổ với Pháp và Anh với Pháp.
Để tiếp xúc được với các nước một cách thường xuyên, Nguyễn Trường Tộ đề nghị với triều đình chủ trương và cách thức lập sứ quán. Ông cũng nêu lên yêu cầu mục tiêu của công tác ngoại giao,phải lập mưu khéo léo để ngăn chặn họ”, “tự mình phải hiểu thế mạnh của ta, của người, nắm cho được cơ hộ giao thiệp qua lại, từ đó quyết định cho phù hợp tất cả ngay tại bàn thương nghị.
Nguyễn Trường Tộ cũng rất đúng, rất sáng suốt khi nêu lên những nguyên tắc trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới là “cả hai bên cùng có lợi”, lúc cứng rắn, khi mềm dẻo nhưng phải đạt cho được mục đích cuối cùng
là “giữ được cái chưa mất” và để “lấy được cái đã mất một cách nhẹ nhàng, có
lợi nhất”.
2.4. Tƣ tƣởng canh tân trên lĩnh vực xã hội
Trên lĩnh vực xã hội Nguyễn Trường Tộ đề nghị:
Thứ nhất, phải giữ ổn định chính trị xã hội. Để có được điều này, theo
Nguyễn Trường Tộ:
Một là, phải có sự công bằng. Công bằng là điều kiện đảm bảo bền vững
cho an ninh xã hội. Ông viết: “nếu dân biết rõ chân tình, quan thuận theo đó mà điều tiết thì tự nhiên cao thấp, lớn nhỏ đều được công bằng, thỏa
nguyện” [1;71].Mọi người đều giúp đỡ nhau xây dựng sự sống còn, không ai
thái quá, không ai bất cập, không ai tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ nữa. Đây là một chân lý kì diệu, khẩn thiết đối với nhân loại.
Hai là, cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ. Tất cả mối quan hệ,
các vấn đề xã hội đều được xem xét trên pháp luật của quốc gia. Phải làm cho mọi người hiểu biết luật pháp, tôn trọng luật pháp.
Ba là, đối với bọn tù tội, ăn của nhà nước thì phải làm việc không nên để chúng ở không. Vì ăn ở không là gốc của mọi tội lỗi. Bọn chúng phải được cải tạobằng lao động.
Bốn là, đối với những kẻ chơi biếng nhác không muốn làm viêc, hoặc ham
mê hát xướng, không có chuyện gì cần thiết mà cứ buôn tẩu ngược xuôi, cho đến bọn côn đồ đàn điếm nhau lại bài bạc, rượu chè rồi sinh sự điêu ngoa bầy mưu kiện tụng, cho đến bói toán xem phong thủy, bùa chú…Phải “tầm nã rộng rãi bọn này, tập chung lại quản thúc gắt gao, tổ chức thành đội ngũ, cấp phát áo cơm, rồi sung vào làm việc binh dịch. Phải bắt chúng cực khổ thể xác, khốn đốn tinh thần, chúng mới hối đầu tỉnh ngộ. Hoặc đòi cả gia đình chúng đến bìa rừng
xa xôi để khai khẩn đất đai, phá mở đường…” [2; 271].
Theo Nguyễn Trường Tộ, phạt chúng là lẽ công bằng. Nay tách riêng chúng ra là phải. Như thế tuy nói là phạt mà thực ra là để giáo dục chúng.
Thứ hai, lập Viện Dục Anh và Trại Tế Bần để cứu vớt giúp đỡ những người
khó khăn cơ nhỡ: Lập Viện Dục Anh và Trại Tế Bần là một việc làm nhân đạo. Làm được việc đó xã hội trở nên lành mạnh và văn minh hơn.
Lập Viện Dục Anh và Trại Tế Bần là việc rất đáng làm vì nó làm cho người “sắp chết dược cứu sống lại”.Vì thế, theo Nguyễn Trường Tộ thì: nhà nước phải xuất công quỹ, lập Trại Tế Bần để nuôi người nghèo khổ; khuyến khích việc nuôi trẻ mồ côi và giúp đỡ người nghèo khổ; nhà nước lập các trường dạy trẻ miễn phí, nhà trọ, nhà dưỡng lão, nhà thương, nhà nuôi trẻ mồ côi; ở các nhà thờ, trường học tư, nhà chung đều phải đặt hòm cứu tế. Ai muốn giúp đỡ bao nhiêu cứ bỏ vào hòm. Mỗi ngày mở hòm chia cho các nơi. Hội thánh thâu hết người về nuôi, chữa bệnh. Người nào khỏe mạnh thì dạy cho làm ruộng và các việc vặt. Người tàn tật thì có công việc tàn tật, không ai ở không. Ngoài ra, còn dạy họ làm nghề thủ công để bán lấy tiền phụ thêm vào việc chi phí sửa sang trong viện. Nếu còn dư thì mua ruộng chăn nuôi sinh lợi thêm nữa; nhà nước phải cấm không cho kẻ ăn xin. Nếu ai vô cớ đi ăn xin dọc đường, đó là kẻ trá hình, bất cứ ở đâu hễ gặp là bắt ngay về tra xét và đưa vào công dịch. Làm
như thế thì người nghèo có được nơi nương tựa mà bọn côn đồ bất lương khó đường trốn tránh.
Những vấn đề xã hội mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra và đưa ra cách giải quyết ở thời Tự Đức cho đến bây giờ vẫn còn giá trị.
2.5. Tƣ tƣởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục
2.5.1. Về văn hóa
Nguyễn Trường Tộ đề nghị lập nhà in, xuất bản sách báo, để nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát, hạn chế, cấm đoán các loại sách nọc độc. Ông nói: “Xin đem các tập Ngự chế và các sách của Hàn Lâm, sách nào hợp với thời vụ ra ban hành. Còn kinh, sử, tử, truyện chỉ dùng để khảo nghiệm một vài việc mà thôi. Và cũng xin đặt lệ cho các hiệu sách trong nước, nếu muốn khắc bản in, phải theo quy định của triều đình cho sách nào in trước, sách nào in sau. Ngoài ra cần ấn hành một tờ nhật báo đăng tải các chiếu, chỉ, sớ, dụ, những việc làm của những bậc có tiếng tăm, những công vụ quốc gia hiện thời, cho học sinh đọc để biết công việc trong nước. Đó cũng là một lợi ích lớn, (ích lợi ấy rộng rãi như mưa móc thấm nhuần, không thể chỉ ra từng cái được, làm sẽ thấy ngay).
Còn như những tiểu thuyết, truyện hoang đường, bùa chú, sấm vĩ, những chuyện ngông láo không kiêng dè và những chuyện truyền miệng về đoán định cơ trời khí số, lưu truyền trong dân gian của trạng Trình, Trạng Lượng, làm hư hỏng lòng người rất nhiều, gây dao động bất an trong dân chúng (tôi rất đau lòng nhức óc đụng chạm với người ta và phải vất vả với nhiều người về những chuyện này lắm). Những truyện đó không được truyền thuật, đàm luận hoặc in
ra xuất bản” (Di thảo số 27).
Nguyễn Trường Tộ là một người có một óc quan sát rất sắc bén. Không có chuyện bất công, sai trái, dầu nhỏ dầu lớn nào mà ông có thể bỏ qua. Có nhiều việc được coi như thông thường, đương nhiên nhưng ông đã vạch ra yêu cầu sửa đổi.
Như về “nhiêu sinh” là những người hễ đi học là được miễn thuế đinh, miễn xâu, miễn lính. Ông nói: “chính tôi trông thấy có nhiều người khuyên nhau
rằng: hãy dáng học chữ nghĩa, dù không đỗ đạt làm quan cũng được miễn lính
tráng, miễn xâu thuế, thong thả suốt đời như đàn bà…” (Di thảo số 27). Trong
văn bản về cải cách phong tục (Di thảo số 47) Nguyễn Trường Tộ đã lưu ý triều đình về những việc rất nhỏ nhưng là những việc quan trọng đối với dân tộc muốn có nếp sống văn hóa mới: như vệ sinh chung quanh nhà quan cũng như nhà dân ở nơi đô thị, vệ sinh dọc đường xá, không đổ rác, không phóng uế bừa bãi. Ông cũng chống lại luật lệ không cho dân đi xe, đi giày.
Về tự do tín ngưỡng, thì một trong những biên pháp để giữ cho được khối đại đoàn kết dân tộc để đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp là phải để tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo lương, không phân biệt đối xử, không đàn áp giáo dân.
Về sự đoàn kết lương giáo, ông nói: “giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, đều là dân của trời, sự ăn ở liên quan với nhau, vui buồn liên quan đến nhau. Lẽ nào ở bên này động bên kia yên được sao? Một nước ví như một thân thể, một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên. Một cục thịt thừa
một ngón tay dẹo hết sức vô dụng thế mà cắt bỏ đithì đau, huống chi là chân tay
hữu dụng” [1; 70].
Để tự do tín ngưỡng, bãi bỏ “phân tháp” giáo dân, không đàn áp giáo dân, theo Nguyễn Trường Tộ đó cũng là biện pháp để giữ ổn định chính trị xã hội, đặc biệt là khi dân tộc Việt Nam đang phải đối phó với sự xâm lược của tư bản Pháp.
2.5.2. Về giáo dục
Phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Người đời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay đổi dời ra sao, cứ ca tụng thời xưa, cho rằng thời sau không thể nào bằng được. Làm việc
gì cũng muốn đi ngược theo xưa” [2; 225]. Theo ông, “thời đại nào có chế độ
ấy. Con người sinh vào thời đại nào cũng đủ làm công việc của thời đại ấy mà
thôi” [2; 225].
Nguyễn Trường Tộ đặt ra vấn đề là: “Nước ta chưa giàu, sao không đặt kế hoạch làm cho giàu? Binh chưa mạnh, sao không lo võ bị cho mạnh? Dân chưa
hiểu, sao không đem đạo lý ra mà giáo dục? Nhân dân đói sao không lập kế hoạch mưu sinh để cứu ?... Dân gian không biết luật lệ, phạm nhiều sai lầm, sao không chỉ dạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo
những việc cần kíp trước mắt, lại đem vào chuyện xa xôi không thiết thực?” [2;
254], nghĩa là phải áp dụng một nền giáo dục, dạy và học mang tính thực dụng. Muốn vậy, theo Nguyễn Trường Tộ, trong các trường quốc học, tỉnh học, triều đình phải: “1. Mở khoa nông chính; 2. Mở khoa công nghệ; 3. Phải mở
khoa thiên văn và địa lý; 4. Phải mở khoa luật học”. Ông còn đề nghị nhà nước
lựa chọn người gửi đi đào tạo nước ngoài.
Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị nhà nước chú ý đào tạo người biết tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và sau là tiếng các nước trong khu vực. Và ông cũng đã nêu ra các biện pháp, như thành lập các trung tâm ngoại ngữ, cử người đi nước ngoài học tập, “học tiếng Anh không đâu tốt bằng Luân Đôn, học tiếng Pháp không đâu hơn bằng Paris; khuyến khích việc tự học tiếng nước ngoài,
tổ chức sát hạch và công nhận trình độ cho họ” [6; 155].
Để hình thành và phát triển một nền giáo dục phục vụ cho sự đổi mới của đất nước, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị mời chuyên gia phương Tây vào giảng dạy ở nước ta, phải mua tài liệu, mua máy móc để thực hành và phải dùng văn tự nước nhà, phải ban thưởng cho những người dự thi vào các khoa, các môn học nhanh chóng làm sinh lợi cho đất nước.
Như vậy, với những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị…chúng ta có thể thấy được ý thức dân tộc sâu sắc và vốn tri thức đương thời. Ông đứng trên tầm cao của sử học để phân tích “thời thế” phát triển lịch sử đất nước và con người Việt Nam lúc bấy giờ.
Nguyễn Trường Tộ một mặt đã phân tích đầy đủ những điểm “sở
trường” của con người Việt Nam nhưng mặt khác ông cũng phân tích đầy đủ
những điều “sở đoản” thậm chí là thiếu sót khi đối chiếu với thế giới. Ông đã trình bày với triều đình Huế phương pháp khắc phục những “sở đoản” của con người Việt Nam mình là “quan sát thế giới” rồi sau đó “chịu khó nghiên cứu
Tuy không có cảm tình với hệ thống cai trị đương thời lại thường xuyên bị nghi kỵ, nhưng với mục đích phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập và hy vọng có một xã hội mà ông hình dung là “cao thấp, lớn nhỏ đều được công
bằng thoả nguyện”. Mọi người đều giúp nhau xây dựng sống còn, không ai thái
quá, không ai bất cập, cũng không ai có tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ lẫn nhau nữa.
Chƣơng 3
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ
3.1. Giá trị tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Trước hết chúng ta có thể khẳng định Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng vượt lên tầm thời đại của đất nước giữa thế kỷ XIX. Trong khi vua quan, sĩ phu và cả xã hội Việt Nam đang chìm đắm trong những khái niệm bảo thủ Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ từ những kiến thức Nho giáo uyên thâm mà vươn lên tiếp thu những khái niệm văn minh về kinh tế, văn hóa, xã hội phương Tây, và đề xuất hàng loạt các kiến nghị cách tân để cải tiến xã hội Việt Nam bảo thủ và lạc hậu.
Qua 58 bài di thảo của ông nổi bật lên những luận văn rất uyên bác.
Bài “Thiên hạ đại thế luận” là bản phân tích rất tổng quát tình hình thế giới giữa
thế kỷ XIX, mà người Việt Nam thời ấy chưa ai có được cách nhìn như thế.
Bài“Dụ tài tế cấp bẩm từ” thể hiện một tư tưởng kinh tế toàn diện và phóng
khoáng mà các Nho sĩ đương thời chưa thể nghĩ tới. Bài đại luận “Bát điều tế cấp” bộc lộ tài trí kinh bang tế thế lỗi lạc của ông.
Trong khi triều đại chỉ biết trọng văn khinh võ thì Nguyễn Trường Tộ khuyên phải “cấp thời cải tu võ bị”. Triều đình và Nho sĩ say sưa với các giáo điều Khổng Mạnh thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên du nhập khoa học kỹ thuật phương Tây. Triều đình và Nho sĩ nghĩ đến bế quan tỏa cảng để giữ nước thì Nguyễn Trường Tộ khuyên nên mở rộng giao lưu với các nước, mở cửa để giữ nước.
Đọc những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cách đây trên 100 năm mà ngày nay chúng ta vẫn thấy là mới, khi ông phân tích quan hệ xã hội một