1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông thành công

64 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 584 KB

Nội dung

Nếu khi bất kỳ ai có một ý tưởng kinh doanh hay, một dự án có tính khả thi cao tưởng như sẽ được thực hiện thành công nhưng nếu không có vốn thì kế hoạch, dự án đómãi vẫn chỉ là nung nấu

Trang 1

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Thành phần và đặc điểm vốn lưu động 5

1.2.3 Phân loại vốn lưu động 5

1.2.4 Vai trò vốn lưu động 9

1.2.5 Kết cấu vốn lưu động và nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 10

1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 11

1.3.1 Quản lý và sử dụng vốn lưu động 11

1.3.2 Nội dung quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 12

1.4 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 18

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 18

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển 19

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 20

1.4.4 Mức tiết kiệm vốn lưu động 21

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 22

1.5.1 Nhân tố khách quan 22

1.5.2 Nhân tố chủ quan 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 26

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 26

2.1.2 Chức năng, đặc điểm, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty 29

2.1.3 Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty 30

Trang 3

2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 32

2.2.1 Tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty trong 3 năm(2011, 2012, 2013) 32

2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ Phần Công Nghệ Truyền Thông Thành Công 36

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 41

2.3.1 Những kết quả đạt được 41

2.3.2 Những vấn đề tồn tại 42

2.3.3 Nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 45

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 45

3.1.1 Mục tiêu 45

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 46

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG 48

3.2.1 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty 48

3.2.2 Chủ động khai thác nguồn vốn kinh doanh nói chung và nguồn vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt 49

3.2.3 Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền 51

3.2.4 Quản lý vốn trong thanh toán 52

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho 53

3.2.6 Tăng cường quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng 55

3.3 KIẾN NGHỊ 56

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 VLĐ: Vốn lưu động

2 DTT: Doanh thu thuần

3 LNT: Lợi nhuận thuần

4 LNST: Lợi nhuận sau thuế

5 Hđkd: hoạt động kinh doanh

6 HđTC: hoạt động tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ

truyền thông Thành Công 32 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời của công ty 36 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán của công ty 39

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Theo thực tế hiện nay, bất kỳ một cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệpnào muốn khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh hay sản xuất kinh doanhthì điều tối trọng đầu tiên là cần phải có một lượng vốn nhất định Nếu khi bất

kỳ ai có một ý tưởng kinh doanh hay, một dự án có tính khả thi cao tưởng như

sẽ được thực hiện thành công nhưng nếu không có vốn thì kế hoạch, dự án đómãi vẫn chỉ là nung nấu mà không hề được triển khai được hay trong trườnghợp có vốn nhưng không có kế hoạch sử dụng thì quy mô sản xuất kinh doanhcũng bị bó hẹp và không đạt hiệu quả tốt được

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển khôngngừng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới Dưới sựquản lý của nhà nước thì các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới nhưng đồngthời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Do vậy, trong nềnkinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đều là các tác nhân thúc đẩy nền kinh tế,luôn hướng tới mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả năng tích lũy.Hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường thì một yêu cầu tối trọng đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

là phải tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt nhất Sự cạnh tranh vàkhát vọng lợi nhuận đã trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăngcường đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào những ngành nghề mới vàchiếm lĩnh thị trường Tình hình trên đã làm gia tăng nhu cầu vốn kinh doanhcho nền kinh tế Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhấtđịnh bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyển dụng khác Mỗi loạivốn có một vai trò khác nhau, nếu như vốn cố định được xem như cơ bắp củanền sản xuất thì vốn lưu động được xem như mạch máu giúp cho quá trìnhsản xuất kinh doanh được lưu thông

Như vậy, việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là điều kiệntồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Chính từ sự nhận thức được tầm

Trang 6

quan trọng của vốn lưu động và việc sử dụng vốn lưu động trong doanhnghiệp đồng thời để bắt kịp với sự phát triển của thời đại đã thôi thúc em

quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài ” Một số giải pháp nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công” để viết chuyên đề tốt nghiệp của mình Ngoài lời mở

đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này gồm 3 chương:Chương 1: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công

ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạicông ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công

Như vậy, việc thường xuyên phân tích tài chính là yếu tố cần thiết đểgiúp các nhà hoạch định nắm rõ được ưu, nhược điểm trong công tác quản lývốn và có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạicông ty

Với kiến thức còn nhiều hạn chế, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tậpcòn ngắn nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự góp ý của các cô hướng dẫn cùng các anh, chị tại phòng tàichính-kế toán của công ty để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn cô!

Trang 7

CHƯƠNG 1 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư nên quản lý và sử dụngvốn hay tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản lý tàichính Mục đích quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo quátrình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế caonhất

Vốn là một phạm trù kinh tế Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các giá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời.

Vốn gắn liền với sản xuất hàng hóa Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn làvốn Tiền trở thành vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lưu thông

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu, thành phần màngười ta chia vốn kinh doanh thành nhiều loại khác nhau Tuy nhiên căn cứvào công dụng kinh tế và đặc điểm giá trị thì vốn kinh doanh được chia thànhhai bộ phận đó là vốn cố định và vốn lưu động Tỷ trọng của hai loại vốn nàytùy thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình

độ quản lý và quan hệ cung cầu hàng hóa

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Trang 8

Trong đó, sức lao động là tổng hợp trí lực, tài lực của con người, là điềukiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất xã hội Mọi quá trình vận độngphát triển sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi sức lao động ngày càng có chấtlượng cao hơn và bắt kịp với sự phát triển của thời đại.

Đối tượng lao động là hết thảy những vật mà con người tác động vàonhằm biến đổi nó phù hợp với mục đích sử dụng Nó bao gồm nguyên, nhiênvật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất

và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyểndịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng như vậy nếu xét

về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp, còn xét vềhình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp

Khác với đối tượng lao động, tư liệu lao động là một vật hay một hệthống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người đến đốitượng lao động, làm thay đổi hình thái tự nhiên của nó, biến đối tượng laođộng thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người

Tóm lại, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưuđộng của doanh nghiệp Xét về một khía cạnh nào đó thì vốn lưu động là sốtiền ứng trước về tài sản lưu động để hoạt động kinh doanh được diễn rathường xuyên và liên tục Nói rộng hơn thì vốn lưu động của doanh nghiệp là

số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quátrình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Dovốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanhnên trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh vốn lưu động đượcchuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khidoanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền hàng Như vậy, vốn lưu độnghoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Trang 9

1.2.2 Thành phần và đặc điểm vốn lưu động

1.2.2.1 Thành phần của vốn lưu động gồm:

- Vốn bằng tiền

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn

- Luôn thay đổi hình thái biểu hiện

- Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ saumỗi chu kỳ kinh doanh

- Hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

1.2.3 Phân loại vốn lưu động

Phân loại vốn lưu động cần căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để sắpxếp vốn lưu động theo từng loại, từng nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý vànhu cầu sử dụng Vì vậy việc phân loại có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau:

1.2.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm luân chuyểncủa vốn lưu động chịu sự chi phối của những đặc điểm về tài sản lưu động Vìvậy, vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạncủa chu kỳ kinh doanh bao gồm:

a Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các

khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùngthay thế, công cụ dụng cụ

Trang 10

b Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản

phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

c Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị

thành phẩm, vốn bằng tiền; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thếchấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán

Các quá trình trên diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi

là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

Do các nhà sản xuất thường hoạt động theo phương thức T- H- SX- T’ nên vốn lưu động luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất

H’-và thường xuyên chuyển từ dạng này sang dạng khác

Trong các doanh nghiệp khác nhau thì sự vận động của vốn lưu độngcũng khác nhau Chẳng hạn trong doanh nghiệp thương mại thì sự vận độngcủa vốn lưu động là T- H- T’ Do vậy bắt đầu quá trình vận động, vốn lưuđộng từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hàng hóa và kết thúc trở vềhình thái tiền tệ chứ không qua giai đoạn sản xuất chế biến

Như vậy, chúng ta có thể khái quát đặc thù vận động của vốn lưu độngnhư sau:

Vốn lưu động được phân bổ khắp cả trong và ngoài doanh nghiệp trongmột quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời nó liên quan đến tất cả mọingười trong doanh nghiệp và cả những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp.Vốn lưu động vận động thường xuyên và nhanh hơn vốn cố định Nóbiến đổi từ hình thái này qua hình thái khác rồi trở lại hình thái ban đầu Quaquá trình vận động vốn lưu động không chỉ biến đổi về hình thái mà quantrọng hơn là còn biến đổi về giá trị

Những thông tin về sự biến đổi đó rất cần thiết cho sự tìm ra phươnghướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanhnghiệp Mặt khác, việc thu hồi vốn lưu động sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh

có tác dụng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp vì thu hồi vốn lưu động

Trang 11

thì doanh nghiệp mới tiền hành mua sắm vật tư, thiết bị, trang trải nợ nần,phục vụ cho kỳ sản xuất kinh doanh mới.

Nói chung, qua cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố củavốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó cóbiện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụngcao nhất

1.2.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này, vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

a Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu

hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, thành phẩm, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế

b Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn

quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tưchứng khoán ngắn hạn…

Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau.Việc phân tích vốn lưu động giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểmriêng về số vốn lưu động mình quản lý và sử dụng, từ đó xác định trọng điểm

và biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động

Tóm lại, theo cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét,đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.2.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn

Theo cách phân loại này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:

a Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chiphối và định đoạt Đối với mỗi một doanh nghiệp tổng số vốn lớn hay nhỏ làrất quan trọng trong việc điều tiết quá trình kinh doanh và là yếu tố hàng đầuquyết định quy mô của doanh nghiệp Mặt khác, nguồn vốn của doanh nghiệp

Trang 12

thể hiện trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu của người chủ về các tài sảnhiện có của doanh nghiệp Do vậy, các nhà hoạch định cần có biện pháp quản

lý và sử dụng tối ưu vốn nguồn vốn này để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợinhuận của doanh nghiệp

b Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay

các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông quaphát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanhnghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệpđược hình thành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ

đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lýhơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.3.4 Phân loại theo nguồn hình thành

Trong nền kinh tế thị trường vốn lưu động có thể chia làm nhiều nguồnkhác nhau Nếu xét theo nguồn hình thành thì vốn lưu động có thể chia thànhcác nguồn như sau:

a Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ các

nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ khi bổsung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung

trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệpđược tái đầu tư

c Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn lưu động được hình

thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh

d Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ

chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay cácdoanh nghiệp khác

Trang 13

e Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanhnghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trongkinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều cóchi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợtối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình và có những biện phápquản lý tốt chi phí trong doanh nghiệp

1.2.4 Vai trò vốn lưu động

Vốn có vai trò quyết định trong việc thành lập, phát triển của các doanhnghiệp Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của sự ra đời, tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp; là bộ phận không thể thiếu được trong vốn kinhdoanh Do đó, vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau:

-Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh liên tục và hiệu quả Nếu vốn lưu động thiếu sẽ hạn chế việc muabán hàng hóa, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm lợi nhuận,gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Do đặc điểm của vốn lưu động là chu chuyển nhanh nên thông quaquản lý và sử dụng vốn lưu động các nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lýtoàn diện từ việc cung cấp, sản xuất đến phân phối trong doanh nghiệp Chính

vì vậy, có thể nói vốn lưu động là một công cụ quản lý quan trọng tại doanhnghiệp Bởi vì nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạtđộng tài chính nên giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá những mặtmạnh, mặt yếu trong kinh doanh Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn màđạt hiệu quả kinh tế tốt nhất

- Vốn lưu động là tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng và phát triển củadoanh nghiệp đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp nhỏ,bởi các doanh nghiệp này có vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn

Trang 14

của doanh nghiệp Sự sống còn của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vàoviệc quản lý, tổ chức sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động còn là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chiến lược,sách lược kinh doanh nhằm phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Nó giúp cho doanh nghiệp đưa hàng hóa từ khâu sản xuất sang khâu lưuthông, giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất và tiêu dùng

Tóm lại, vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động nhưthế nào cho hiệu quả ảnh hưởng rất lớn mục tiêu chung của doanh nghiệp nênmỗi một doanh nghiệp kinh doanh cần có những quyết sách đúng đắn về quản

lý và sử dụng vốn lưu động để đưa doanh nghiệp mình lên một tầm cao mới,cạnh tranh lành mạnh và bắt kịp với sự phát triển của thế giới

1.2.5 Kết cấu vốn lưu động và nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa cácthành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp

Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau

và ngay trong bản thân một doanh nghiệp thì kết cấu VLĐ cũng luôn thay đổiqua các thời kỳ Việc phân tích kết cấu VLĐ sẽ giúp doanh nghiệp thấy đượctình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong quá trình sản xuất

Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệuquả hơn

Vốn lưu động của doanh nghiệp luôn luôn vận động, biến đổi từ hìnhthái này sang hình thái khác nên các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưuđộng cũng đa dạng và có thể chia thành 3 nhóm chính:

1.2.5.1 Các nhân tố về mặt sản xuất như: Đặc điểm kỹ thuật, công

nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độdài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất Các yếu tố này

Trang 15

ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2.5.2 Các nhân tố về mặt cung ứng như : Khoảng cách giữa các

doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung ứng của thị trường ; kỳ hạngiao hàng và khối lượng vật tư được cung ứng mỗi lần giao hàng ; đặc điểmthời vụ của chủng loại vật tư cung ứng Tất cả các yếu tố này sẽ tác động đếnchi phí vận chuyển, kế hoạch mua hàng và chi phí bảo quản

1.2.5.3 Các nhân tố về mặt thanh toán như : Phương thức thanh toán

được lựa chọn trong hợp đồng bán hàng ; thủ tục thanh toán ; việc chấp hành

kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp

Như vậy, với 3 nhóm nhân tố này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu,thành phần của vốn lưu động đồng thời cũng là những yếu tố mà doanhnghiệp quan tâm đáng kể để đưa ra các chính sách quản lý tốt doanh nghiệp

Vì thế doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình

để hạn chế o mức tối đa những bất lợi, phát huy những ưu thế nhằm góp phầnnâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động

1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1 Quản lý và sử dụng vốn lưu động

Vấn đề quản lý vốn kinh doanh là rất cấp thiết và cấp bách đối vớidoanh nghiệp, bởi vì quản lý vốn là khâu quan trọng giúp doanh nghiệp nângcao hiệu quả kinh doanh Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

ta không thể không xem xét đến việc quản lý vốn lưu động Để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động thì trong khâu quản lý cần lưu ý những vấn đề sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó, đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn lưuđộng, đảm bảo một lượng vốn tối thiểu cần thiết để hoạt động sản xuất kinhdoanh diễn ra liên tục

Trang 16

- Lựa chọn hình thức khai thác, huy động vốn thích hợp nhằm đáp ứngnhu cầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triệt để khai thác nguồnvốn ngoài doanh nghiệp Tính toán, huy động nguồn vốn bên ngoài, một cáchhợp lý nhằm hạ thấp chi phí và đảm bảo an toàn.

- Phải luôn có những giải pháp an toàn và phát triển vốn lưu động.Mục tiêu của doanh nghiệp là lơi nhuận nhưng trước đó, phải đảm bảo là vốnđược bảo toàn

- Thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động,góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tănglợi nhuận cho doanh nghiệp

Như vậy, quản lý tốt vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp có điềukiện phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời áp dụng được những tiến bộkhoa học kĩ thuật hiện đại Từ đó tạo khả năng để doanh nghiệp năng caonăng suất, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí giá thành Bên cạnh đó, cònkhai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, làm tăng tốc độ luân chuyểnvốn lưu động, giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt chi phí lãi vay

1.3.2 Nội dung quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Vốn tiền mặt

+> Quản lý và sử dụng vốn tiền mặt

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt trong quĩ, tiền gửingân hàng, tiền đang chuyển…Quá trình hoạt động sản cuất kinh doanh củadoanh nghiệp luôn phát sinh các khoản thu chi, thanh toán ngay bằng tiềnmặt, do đó việc dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp là cần thiết và quan trọng

Nội dung chủ yếu của việc quản lý tiền mặt bao gồm:

- Xác định số dư tiền mặt mục tiêu:

Số dư tiền mặt mục tiêu bao gồm sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội củaviệc nắm giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch của việc nắm giữ quá íttiền mặt Như vậy, nếu doanh nghiệp giữ tiền mặt ở mức quá thấp thì sẽ gặp

Trang 17

phải khó khăn trong thanh toán Do đó, có thể phải bán các tài sản lưư động

có tính thanh khoản cao thường xuyên hơn là giữ số tiền mặt cao, điều đó sẽlàm cho chi phí giao dịch tăng lên Ngược lại chi phí cơ hội của việc nắm giữtiền mặt sẽ cao lên khi lượng tiền mặt giữ tăng Vì vậy, nhiệm vụ của doanhnghệp là phải xác định được số dư tiền mặt mục tiêu hay nói cách khác đóchính là sự cân đối giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và chi phígiao dịch sao cho tổng chi phí là tối thiểu

- Hoạch định ngân sách tiền mặt:

Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầuchi tiêu và nguồn thu tiền mặt của doanh nghiệp Kế hoạch này thường đượcxây dựng trên cơ sở quý, tháng, tuần

Trên cơ sở so sánh nhu cầu chi tiêu, doanh nghiệp cỏ thể thấy được mứcthặng dư hay thâm hụt ngân quĩ Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thuchi ngân sách như: Tăng tốc độ thu hồi công nợ, hoặc giảm tốc độ xuất quĩ nếu

có thể thực hiện được Hay sử dụng khéo léo các khoản nợ đến hạn thanh toán

- Đầu tư tiền nhàn rỗi:

Hầu hết các công ty lớn quản lý tài sản tài chính ngắn hạn của mình vàgiao dịch thông qua ngân hàng và các trung gian Do đó, nếu công ty có dưtiền mặt tạm thời thì công ty có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn Cácloại chứng khoán có khả năng chuyển đổi cao là các công cụ tài chính đượcmua bán trên thị trương tiền tệ hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao

Để thực hiện các nội dung quản lý tiền mặt nói trên doanh nghiệp cóthể sử dụng các biện pháp như:

+ Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt (có thể thực hiện thông qua việckhuyến khích khách hàng)

+ Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt

+ Thanh toán sớm với việc áp dụng chính sách chiết khấu đối vớicác khoản nợ được thanh toán trước

Trang 18

Các doanh nghiệp luôn mong muốn có vòng quay tiền mặt ngắn vì khi

đó số vốn mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho hiệu quả caohơn, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn

1.3.2.2 Các khoản phải thu, phải trả

a Quản lý và sử dụng các khoản phải thu, phải trả

Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh là một nétđặc trưng trong quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, thậm chí còn được coi làmột sách lược trong kinh doanh trên thị trường Các khoản phải thu chính là

số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng, các khoản phải trả là số vốn màdoanh nghiệp đi chiếm dụng

+ Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian của các khoản tín dụng + Chính sách thu tiền và biện pháp xử lý với các khoản tín dụngquá hạn thanh toán

Các yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến daanh thu của doanhnghiệp Chẳng hạn, doanh thu có xu hướng tăng lên khi các khoản tín dụngđược lới lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài, phương thức thutiền bớt gắt gao Tuy nhiên trong việc thiết lập chính sách tín dụng và tổ chứcthực hiện nó, người làm công tác quản lý tài chính phải xác minh được “phẩmchất tín dụng” của khách hàng, trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn tín dụngphù hợp

Trang 19

-Theo dõi các khoản phải thu, phải trả:

Người làm công tác tài chính phải theo dõi thường xuyên các khoảnphải thu, phải trả nhắm xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá đùngtính hữu hiệu của chính sách thu tiền của doanh nghiệp Để theo dõi cáckhoản phải thu, phải trả có thể sử dụng các công cụ sau đây:

+ Kỳ thu, trả tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoảnphải thu

Kỳ trả tiền bình quân phản ánh số ngày mà doanh nghiệp phải trả thanhtoán các khoản phải trả

Mục tiêu trong quản lý các khoản phải thu, phải trả của các doanhnghiệp là “thu sớm, trả muộn” Tuy nhiên nếu doanh nghiệp thực hiện thànhcông theo mục tiêu này thì khách hàng và nhà cung cấp sẽ bị thiệt và sự đánhđổi ở đây chính là sự tác động đến mối quan hệ của doanh nghiệp và đối tác + Mô hình số dư các khoản phải thu: Phương pháp này đo lườngphần doanh số bán chịu của mỗi tháng vấn chưa thi được tiền tại thời điểmcủa tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo

b Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, phải trả

 Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoảnphải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt và được xác định bằng công thức:

Vòng quay các Doanh thu thuần

khoản phải thu = (vòng)

Số dư bình quân các khoản phải thu

Trong đó:

Số dư các khoản Số dư các khoản

Số dư bình quân phải thu đầu kỳ + phải thu cuối kỳ các khoản phải thu =

Trang 20

Vòng quay các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợcủa doanh nghiệp có hiệu quả Tuy nhiên, nếu kỳ thu tiền bình quân quá ngắnthể hiện chính sách tín dụng quá thắt chặt sẽ ảnh hưởng không tốt đến việctiêu thụ sản phẩm Bởi vì trong kinh doanh việc mua bán chịu là một tất yếukhách quan và khách hàng luôn mong muốn kéo dài thời gian trả tiền

* Kỳ trả tiền bình quân: Thể hiện số ngày bình quân của một lần doanhnghiệp đã trả các khoản nợ ngắn hạn từ việc mua bán chịu hàng hoá, được thểhiện bằng công thức:

360

Vòng quay các khoản phải trả

360*Số dư bình quân các khoản phải trả

=

Giá vốn hàng bán+Chi phí bán hàng+Chi phí quản lý doanh nghiệp

Những nhà quản lý doanh nghiệp luôn mong muốn kỳ trả tiền bình quânkéo dài, nghĩa là thời gian đi chiếm dụng vốn của các cá nhân, doanh nghiệpkhác tăng Tuy nhiên, không phải kỳ trả tiền bình quân kéo dài là tốt vì kháchhàng và nhà cung cấp bị thiệt, họ cũng sẽ không chấp nhận để như vậy Do

đó, kỳ trả tiền bình quân đủ dài để có lợi cho mình mà duy trì tốt mối quan hệvới bạn hàng là tốt nhất

Trang 21

sẽ làm cho sản xuất gián đoạn, kém hiệu quả Việc quản lý hàng tồn kho phảiđạt được 2 mục tiêu:

- Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp có khối lượng dự trữ để sảnxuất và bán ra liên tục, thường xuyên

- Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất

Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thểtách rời nhau Quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng cao và ngược lại

b Tốc độ chu chuyển

Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày rung bình của mộtvòng hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì số vòngquay càng lớn và ngược lại, chứng tỏ việc kinh doanh càng có hiệu quả Côngthức xác định:

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho trung bình

Trang 22

Số ngày bình quân của 360

một vòng quay hàng tồn kho= (ngày)

Vòng quay hàng lưu kho

Số ngày một vòng quay hàn tồn kho càng ngắn thì việc kinh doanhđược đánh giá là tốt bởi doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưngdoanh số vẫn đạt cao Song, trong quá trình phân tích, đánh giá, cần xemxét một cách cụ thể những yếu tố khác có liên quan như: Phương thức bánhàng vận chuyển thẳng hoặc bán giao tay ba nhiều thì số vòng quay hàngtồn kho càng cao hoặc nếu duy trì mức hàng tồn kho thấp thì làm cho sốngỳa một vòng quay hàng tồn kho thấp và làm cho lượng hàng hoá tiêu thụ

bị hạn chế hơn

1.4 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan

hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn bỏ ratrong kỳ Với việc cụ thể hoá kết quả kinh doanh và sử dụng vốn lưư độngbằng các chỉ tiêu sát thực, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụngvốn lưu động một cách đúng đắn, khách quan Sau đây, chúng ta sẽ cùng xemxét các chỉ tiêu:

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Trang 23

Các chỉ tiêu trên đây dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động

là tiết kiệm hay lãng phí, hiệu quả hay không hiệu quả Dựa vào các chỉ tiêunày người ta có thể đánh giá khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu độngtrong doanh nghiệp

1.4.1.2 Hàm lượng vốn lưu động(hệ số đảm nhiệm vốn lưu động)

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động được xác định bằng công thức:

Vốn lưu động bình quân

Hđn =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện một đông vốn lưu động cần có để đạt được mộtđồng doanh thu Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thù hiệu quả sửdụng vốn càng cao và ngược lại

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển

Sử dụng hợp lý vốn lưu động trước hết được thể hiện ở tốc độ luânchuyển vốn lưu động nhanh hay chậm Việc nâng cao tốc độ chu chuyển vốnlưu động có ý nghĩa to lớn vì với một số vòng không tăng nhưng có thể hoàntoàn tăng nhanh doanh số bán ra Nó chính là điều kiện cơ bản để tăng thunhập, lợi nhuận, tiết kiệm vốn lưu động và cũng là nhiệm vụ cơ bản củadoanh nghiệp

1.4.2.1 Lần luân chuyển vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động thể hiện số lần luân chuyển vốn lưu độngtrong một thời kỳ nhất định thường tính là một năm Công thức tính như sau:

Doanh thu thuần

V=

Vốn lưu động bình quân

Trang 24

Trong đó: V là số vòng quay vốn lưư động trong kỳ.

Số lần luân chuyển vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sủ dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

1.4.2.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là thời gian trung bình của một vòng luânchuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưuđộng Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì càng tốt và ngược lại

Công thức được xác định như sau:

360 360*Vốn lưu động bình quân

K = =

V Doanh thu thuần trong kỳ

Trong đó: K là thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp người

ta thường sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Hệ số thanh toán hiệnthời, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền mặt

1.4.3.1 Hệ số thanh toán hiện thời (CR)

Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động

và các khoản nợ ngắn hạn Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu độngvới nợ ngắn hạn và được xác định bằng công thức:

Tài sản lưu động bình quân

CR =

Tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán hiện thời là cao thì phản ánh khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn là tốt và ngược lại Nếu khả năng thanh toán hiện thời nhỏhơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán Tuy nhiên không phảinói như vậy thì hệ số này càng cao càng tốt vì khi có một lượng tài sản lưuđộng lớn bị tồn trữ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi vì bộ phận này

Trang 25

không sinh lời Do đó, tính hợp lý của hệ số thanh toán hiện thời còn phụthuộc vào từng ngành nghề và góc độ của người phân tích cụ thể.

1.4.3.2 Hệ số thanh toán nhanh (QR)

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của cốn lưuđộng trước các khoản nợ ngắn hạn Trong tài sản lưu động của doanh nghiệphiện có thì vật tư hàng hoá có tính thanh khoản thấp nhất, do đó, nó có khảnăng thanh toán kém nhất Vì vậy, khi xác định hệ số thanh toán nhanh người

ta đã trừ phần hàng tồn kho khỏi tài sản đảm bảo thanh toán nhanh và thể hiệnbằng công thức:

1.4.4 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Hoặc:

Trong đó:

Vtk : Vốn lưu động tiết kiệm

M : Tổng mức luân chuyền vốn năm kế hoạch

L0, L : Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch

Trang 26

K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.

Mức tiết kiệm vốn lưu động số vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được

do tăng tốc độ luân chuyển vốn Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay vốnlưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được vốn lưu động, càng nâng caođược hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.5.1.Nhân tố khách quan

Trước tiên phải kể đến chính sách tài chính kinh tế của Nhà nước.Chính sách này có tác động trực tiếp với vai trò tạo hành lang an toàn để cácdoanh nghiệp hoạt động và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tếcủa nhà nước Nhà nước có thể khuyến khích, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự pháttriển của một số ngành kinh doanh bằng những công cụ kinh tế của mình như:công cụ lãi suất, thuế,….Vì những công cụ này ảnh hưởng trực tiếp tới LNSTcủa doanh nghiệp.Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thểdẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dầntheo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu thịtrường về vốn đối với hàng hóa của doanh nghiệp Nếu nhu cầu hàng hóagiảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây

ứ đọng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng bị giảm xuống

Thứ ba, về môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranhgay gắt như hiện nay, các chiến lược sản xuất kinh doanh được các doanh nghiệpđặc biệt chú trọng Việc thu hút khách hàng là vấn đề quan trọng sống còn vớicác doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách khuyến khích xúc

Trang 27

tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất cải tiến sản phẩm về chấtlượng, mẫu mã và giá cả tạo lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên sẽlàm giảm giá tài sản.Vì vậy nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điềuchỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnhtranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng

Thứ năm, Do những rủi ro bất thường trong quá trình SXKD mà cácdoanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thịtrường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau Ngoài

ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn,

… mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được

- Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Bởi vì công tác quản lývốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốtvừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiềnmặt tam thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xácđịnh được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình kinh doanh được thựchiện liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn Ngoài ra công tác quản lývốn lưu động còn làm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường

Trang 28

thông qua các chính sách thương mại.

- Chính sách huy động và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là vấn đềrất quan trọng mà các doanh nghiệp phải quan tâm Các chính sách huyđộng vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng là: Phát hành các chứng từ cógiá như trái phiếu cổ phiếu, nguồn vốn bổ sung, nguồn vốn đi vay, nguồnvốn góp liên doanh liên kết…Các doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quảhay không là do cách phân bổ vốn lưu động vào các khâu, các thành phần,các chính sách sử dụng VLĐ của doanh nghiệp mình như : Chính sách vềtiền mặt, chính sách về đầu tư, chính sách về dự trữ, chính sách về tín dụngthương mại…

Một nhân tố quan trọng phản ánh trực tiếp xem doanh nghiệp hoạt động

có hiệu quả hay không đó là kết quả kinh doanh Trong đó, doanh thu vàlợi nhuận là hai yếu tố chủ đạo quyết định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảhay không Nếu doanh thu cao, phản ánh doanh nghiệp bán được nhiềuhàng chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, tạo uy tín đối vớicác bạn hàng, chất lượng sản phammr của doanh nghiệp ngày càng đượcnâng cao-> DN làm ăn có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp cao Nếu LNST cao chứng tỏ công ty làm ăn có lãi Đâychính là nhân tố tiềm năng tạo điều kiện thuận lợi cho daonh nghiệp pháttriển trong tương lai

Một nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp là khả năng thanh toán Nếu mà doanh nghiệp đảm bảo khảnăng thanh toán thì chắc chắn doanh nghiệp luôn giữ được uy tín tốt với đốitác và không có nợ quá hạn Vì thế, doanh nghiệp luôn cần có chính sáchquản lý tài chính cho phù hợp

Trang 29

Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác

và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc huyđộng và sử dụng vốn lưu động Do vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn dự án vàthời điểm đầu tư cho phù hợp vì như vậy chính doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóađược chi phí, tối đa hóa lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nóichung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

2.1.1.1 Một số nét khái quát về tên và địa chỉ công ty

Nền kinh tế nước ta đang phát triển không ngừng bắt kịp với xu hướnghội nhập và phát triển của thế giới Đặc biệt tháng 11 năm 2006 nước ta đã gianhập WTO làm nền tảng cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế cũng như một

số lĩnh vực khác Ngành công nghệ truyền thông luôn luôn là mới mẻ, hiệnđại và luôn phù hợp trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta Công ty

Cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công(THANHCONG JSC) được

thành lập vào cuối năm 2006 Mặc dù công ty mới thành lập cách đây hơn

7 năm nhưng với các thành viên hội đồng quản trị là những người đã làmviệc lâu năm tại ngành Viễn thông và Công nghệ Việt Nam Với đội ngũban lãnh đạo công ty chuyên nghiệp như vậy sẽ từng bước đưa công ty lênmột tầm cao mới, ngày càng khẳng định tên tuổi và chỗ đứng trên thịtrường này tại Việt Nam

Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công luôn tạo niềm tintốt nhất cho khách hàng về tất cả các ngành nghề kinh doanh tại công ty Dovậy, công ty luôn là địa chỉ tin cậy đối với mọi khách hàng trong nước cũngnhư khách hàng nước ngoài

Tên đầy đủ giao dịch trong nước: Công ty cổ phần công nghệ truyềnthông Thành Công

Tên thường gọi: Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công

Trang 31

Tên giao dịch quốc tế: Thanh Cong technology communication jointstock company

Tên viết tắt: THANHCONG JSC

Trụ sở: Số 178 Nguyễn Ngọc Nại- Khương Mai- Thanh Xuân- Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 178 Nguyễn Ngọc Nại- Khương Mai- ThanhXuân- Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động chính của THANHCONG JSC là tư vấn, thiết kế,

triển khai, cung cấp thiết bị và dịch vụ chuyên ngành viễn thô ng và CNTT

hướng tới các đối tượng khách hàng từ khối các Nhà cung cấp dịch vụ viễn

thông (SP); khối chính phủ gồm các Bộ, Ban, Ngành; khối đào tạo gồm các Trường Đại học; đến các Doanh nghiệp lớn và các Ngân hàng thương mại

THANHCONG JSC đã đặt quan hệ với các Nhà sản xuất hàng đầu thếgiới trong lĩnh vực viễn thông và CNTT như: Sony, Dell, BlueCoat, chúngtôi có những thành viên lãnh đạo cũng như nhân viên kỹ thuật đã từng triểnkhai các dự án mang tính tổng thể, tích hợp hệ thống tập trung chủ yếu vàocác lĩnh vực hoạt động chính của Công ty:

 Nhập khẩu và cung cấp linh kiện máy tính cá nhân(Desktop và Laptop) cho thị trường Việt Nam

Tư vấn, thiết kế và triển khai các hệ thống hạ tầng mạng viễn

Trang 32

Tư vấn, xây dựng chính sách và hệ thống bảo mật tổng

thể cho các mạng LAN/WAN của các cơ quan, doanh nghiệplớn

Cung cấp và triển khai tích hợp dịch vụ trên các máy chủ

Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công là công ty cổ phần:Vốn điều lệ ban đầu: 1.500.000.000 đồng

2.1.1.2 Tình hình hoạt động và quá trình phát triển công ty

Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công là công ty đượcthành lập theo luật doanh nghiệp hiện hành, có tư cách pháp nhân, có quyền

và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt độngkinh doanh của mình trong số vốn công ty quản lý

Từ khi được thành lập đến nay công ty không ngừng cải thiện, đổi mới,nghiên cứu công nghệ tiên tiến, hiện đại về các phần mềm, phần cứng, cácmáy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thiết kế và kinh doanh của doanhnghiệp Đồng thời công ty còn không ngừng nâng cao tay nghề cho các nhânviên bằng nhiều hình thức để khuyến khích tiềm năng sáng tạo và sự đam mêcông việc cho tất cả các thành viên trong công ty

Trong những ngày đầu thành lập ta bắt gặp một công ty cổ phần côngnghệ truyền thông Thành Công với không ít khó khăn, thử thách, gian nannhưng chính những khó khăn đó đã không làm giảm ý chí quyết tâm của đội

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w