V Doanh thu thuần trong kỳ
2.2.1. Tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty trong 3 năm(2011, 2012, 2013)
năm(2011, 2012, 2013)
Trong cuộc sống để giành được phần thắng nhất thiết chúng ta phải hiểu được mình và hiểu được người. Trong kinh doanh cũng vậy, cơ chế thị trường luôn đòi hỏi chúng ta phải hiểu ta là ai, ta đang ở đâu, đối tác của ta như thế nào, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của ta và họ ra sao...Thông qua việc phân tích chúng ta sẽ có đáp án cho những câu hỏi đó. Điều này cho chúng ta thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của phân tích báo cáo tài chính trong quản lý và điều hành công ty.
Biểu đồ 2.1:Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty cổ phần
Nhận xét: Nhìn chung ta thấy một thực tế khách quan về công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công. Đó là sự phát triển không ngừng, vượt bậc hơn cả về hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Phải chăng đó là sự lựa chọn đúng đắn về ngành nghề kinh doanh hay là do chất lượng quản lý, đào tạo và sử dụng nguồn lực tối ưu của công ty. Mặc dù công ty mới thành lập và đang dần từng bước tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá về tất cả các khía cạnh của nhu cầu thị trường nhưng thực tế kết quả kinh doanh đã chứng minh sức khả quan về lĩnh vực hoạt động của công ty. Trong những năm gần đây công ty đã đạt được những thành tựu đáng mừng là:
Tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.009.589.085đ, với tỷ lệ tăng 38.71% cho thấy kết quả kinh doanh của công ty đang có xu hướng tốt hơn so với năm trước đó. Mặc dù tỷ lệ đó vẫn chưa cao lắm song so với tình hình kinh tế năm 2011 đang trên đà suy thoái mà đến cả thế giới bị điêu đứng, khủng hoảng kinh tế thì sức tăng về LNST của công ty như vậy là điều vô cùng ngạc nhiên. Cũng như một số doanh nghiệp khác công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công không những đứng dậy, vượt qua những khó khăn do khủng hoảng kinh tế mang lại mà còn tạo ra lợi nhuận đảm bảo cho các hoạt động của công ty diễn ra bình thường. Đến năm 2012, LNST so với năm 2011 cũng tăng lên 1.701.814.287đ, tỷ lệ tăng 47.04%. Điều đó thể hiện sự cố gắng không ngừng của doanh nghiệp trong công cuộc tìm kiếm lợi nhuận đồng thời cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc của công ty trong quá trình kinh doanh.
Từ bảng phân tích trên cũng cho thấy cơ cấu, thành quả: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (tăng 38.64% năm 2012 so với năm 2011 và tăng 46.59% năm 2013 so với năm 2012), lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại tăng đáng kể (tăng 53.38% năm 2012 so với năm 2011 và tăng 81.19% năm 2013 so với năm 2012), trong khi đó lợi nhuận khác năm 2012 lại giảm cho nên dẫn đến tỷ lệ cũng giảm đi nhiều. Từ những khoản lợi nhuận trên mặc dù năm
2012 lợi nhuận khác có giảm đi nhưng so với tổng lợi nhuận thu được thì vẫn làm cho lợi nhuận trước thuế vẫn tăng lên (1.346.118.780đ năm 2012 so với năm 2011 và 2.269.085.716đ năm 2013 so với năm 2012).
Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 3.216.770.138đ tương ứng với tỷ lệ tăng 43.11% so với năm 2011, năm 2013 tăng 38,3%. Điều này chứng tỏ khả năng tăng về doanh thu này không những là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định sự tăng trưởng lợi nhuận mà còn giúp công ty nhanh chóng thu hồi được vốn trong kinh doanh. Tuy vậy công ty cũng cần đi sâu nghiên cứu xem doanh thu thuần tăng là do doanh thu bán hàng tăng hay do giảm giá hàng bán giảm để đưa ra những quyết sách phù hợp cho việc tiêu thụ cũng như việc quản lý chung của công ty.
Giá vốn hàng bán: năm 2012 tăng 46.87% so với năm 2011, năm 2013 tăng 38.1% so với năm 2012. Như chúng ta đã thấy doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đều tăng trong năm 2012, 2013 mà trong khi đó giá vốn cũng tăng thì điều này là vô cùng hợp lý và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, năm 2012 so với năm 2011 tốc độ tăng của giá vốn lại cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 3.76% (=48.67%- 43.11%). Sau năm 2012 thì doanh nghiệp đã ổn định trở lại nên tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Có thể nói đây là một cố gắng lớn của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và đẩy mạnh tiêu thụ.
Chi phí bán hàng cả năm 2012, 2013 đều tăng trên dưới 40% dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm. Tuy nhiên, nếu không có khoản chi nào lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm tăng doanh thu bán hàng và thực tế doanh thu bán hàng của công ty cũng tăng như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng (năm 2012 so tăng với năm 2011 là 53.72% còn năm 2013 tăng 16.01 so với năm 2012) đều làm cho lợi nhuận của công ty giảm sút.
Ngoài việc kinh doanh thì công ty còn đầu tư tài chính cho nên ta thấy tình hình hoạt động tài chính có biến chuyển sau: năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính tăng 65.16%, chi phí tài chính tăng 75.46% so với năm 2011; năm 2013 doanh thu tài chính tăng 49.49%, chi phí tài chính tăng 19.28% so với năm 2012. Như vậy, năm 2012 có thể do ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế năm 2011 mà chi phí sử dụng vốn vay cao hơn trước nên tỷ lệ tăng của chi phí tài chính cao hơn doanh thu tài chính. Tuy nhiên, điều đáng tin cậy hơn là sang năm 2013 tình hình tài chính lại khả quan hơn làm lợi nhuận về hoạt động tài chính tăng cao hơn so với năm 2012. Do vậy công ty cần quản lý hoạt động này thật chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Ngoài những khoản doanh thu và chi phí trên thì thu nhập khác và chi phí khác cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Năm 2012 thu nhập khác tăng 37.94%, chi phí khác tăng 52.18% so với năm 2011 làm cho lợi nhuận khác giảm đi 14.24% (=52.18%- 37.94%).
Tuy nhiên sang đến năm 2013 thì thu nhập khác tăng 31.07%, chi phí khác tăng 11.60% cho nên sẽ làm cho lợi nhuận khác cũng tăng theo.
Như vậy, có thể thấy trong năm 2012, 2013 doanh nghiệp đã đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán cũng tăng là lẽ đương nhiên. Trong trường hợp này không thể coi là khiếm khuyết trong quản lý giá thành mà là sự cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm. Trong khi chi phí tài chính tăng, chi phí bán hàng tăng làm lợi nhuận giảm cần xem xết cụ thể xem có khoản chi nào bất hợp lý hay không và nếu có lãng phí thì lãng phí ở chỗ nào.
Tóm lại, dựa vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở trên ta thấy mặc dù trong thời gian đầu hoạt động công ty cổ phần công nghệ truyền thông Thành Công còn bỡ ngỡ cộng với tình hình khủng hoảng nền kinh tế thế giới nhưng công ty đã không ngừng phát huy khả năng kinh doanh của
mình, vực dậy, hết mình tập trung vào công việc để hướng tới mục tiêu của mình. Và thực tế cho thấy công ty ngày càng gia tăng lợi nhuận của mình.