Quản lý vốn trong thanh toán

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông thành công (Trang 56 - 57)

V Doanh thu thuần trong kỳ

3.2.4Quản lý vốn trong thanh toán

b. Hệ số thanh toán nhanh

3.2.4Quản lý vốn trong thanh toán

Quản lý vốn tốt trong thanh toán sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đồng thời, còn tạo uy tín và chỗ đứng vững vàng cho công ty trên thị trường trên cơ sở thiết lập các mới quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, hạn chế khoản vốn bị chiếm dụng đến mức tối đa. Tuy nhiên, quản lý khoản phải thu, phải trả cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp lợi ích giữa các bên với nhau. Đặc biệt phải có chính sách thu hồi công nợ hợp lý. Ví dụ như:

+ Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn: áp dụng thanh toán trả chậm cho họ nhưng thời gian thu hồi nợ phải hợp lý để không gây khó khăn cho công ty. Có thể trả chậm từ 30 đến 60 ngày sau khi giao hàng…

Ngoài ra, công ty còn cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.

Trong quá trình quản lý, công ty phải hết sức quan tâm đến chính sách tín dụng thương mại với khách hàng bởi vì, khi tham gia tín dụng thương mại với tư cách là người bán, doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế song cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh thể hiện trên một số mặt như: + Tín dụng thương mại làm tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. + Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho.

+ Tín dụng thương mại nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, giảm chi phí hao mòn vô hình.

+ Tín dụng thương mại làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp như: chi phí đòi nợ, chi phí không đòi được nợ, chi phí tài trợ để bù đắp thiếu hụt tài chính. Với những tác động trên, buộc nhà quản lý phải cân nhắc, so sánh thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó, đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng thương mại hay không và cấp như thế nào cho phù hợp?

Khi thực hiện tín dụng thương mại, phải kiểm soát được các yếu tố: + Tiêu chuẩn tín dụng: Là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu.

+ Chính sách chiết khấu: Là việc xác định phần tiền chiết khấu đối với khách hàng mua với khối lượng lớn hay thanh toán sớm.

+ Thời hạn tín dụng: Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài.

+ Chính sách thu tiền: Là chính sách xử lý những khoản tín dụng quá hạn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông thành công (Trang 56 - 57)