CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông thành công (Trang 26 - 30)

V Doanh thu thuần trong kỳ

1.5.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay vốn lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được vốn lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.5.1.Nhân tố khách quan

Trước tiên phải kể đến chính sách tài chính kinh tế của Nhà nước. Chính sách này có tác động trực tiếp với vai trò tạo hành lang an toàn để các doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế của nhà nước. Nhà nước có thể khuyến khích, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh doanh bằng những công cụ kinh tế của mình như: công cụ lãi suất, thuế,….Vì những công cụ này ảnh hưởng trực tiếp tới LNST của doanh nghiệp.Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu thị trường về vốn đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng bị giảm xuống.

Thứ ba, về môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các chiến lược sản xuất kinh doanh được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Việc thu hút khách hàng là vấn đề quan trọng sống còn với các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách khuyến khích xúc

tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất cải tiến sản phẩm về chất lượng, mẫu mã và giá cả tạo lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên sẽ làm giảm giá tài sản.Vì vậy nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Thứ năm, Do những rủi ro bất thường trong quá trình SXKD mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, … mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được

1.5.2.Nhân tố chủ quan

Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn có những nhân tố chủ quan làm ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng VLĐ:

- Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là then chốt quyết định các vấn đề khác, họ là người ra quyết định quản lý, là người vận hành máy móc tạo ra sản phẩm và quan trọng hơn, lại là người tiêu dùng sản phẩm.

- Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tam thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình kinh doanh được thực hiện liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường

thông qua các chính sách thương mại.

- Chính sách huy động và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp phải quan tâm. Các chính sách huy động vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng là: Phát hành các chứng từ có giá như trái phiếu cổ phiếu, nguồn vốn bổ sung, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn góp liên doanh liên kết…Các doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không là do cách phân bổ vốn lưu động vào các khâu, các thành phần, các chính sách sử dụng VLĐ của doanh nghiệp mình như : Chính sách về tiền mặt, chính sách về đầu tư, chính sách về dự trữ, chính sách về tín dụng thương mại…

Một nhân tố quan trọng phản ánh trực tiếp xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không đó là kết quả kinh doanh. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố chủ đạo quyết định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Nếu doanh thu cao, phản ánh doanh nghiệp bán được nhiều hàng chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, tạo uy tín đối với các bạn hàng, chất lượng sản phammr của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao-> DN làm ăn có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao. Nếu LNST cao chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Đây chính là nhân tố tiềm năng tạo điều kiện thuận lợi cho daonh nghiệp phát triển trong tương lai.

Một nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu mà doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán thì chắc chắn doanh nghiệp luôn giữ được uy tín tốt với đối tác và không có nợ quá hạn. Vì thế, doanh nghiệp luôn cần có chính sách quản lý tài chính cho phù hợp.

Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động và sử dụng vốn lưu động. Do vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cho phù hợp vì như vậy chính doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa được chi phí, tối đa hóa lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ truyền thông thành công (Trang 26 - 30)