1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh

148 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Các khu vực biển đảo của tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển kinh tế biển cũng như phát triển du lịch. Với nhiều hang động đẹp Quảng Ninh đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước, điều đó làm cho Quảng Ninh có tiềm năng kinh tế rất lớn

LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH i MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ 2 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 5 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 5 4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu 5 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 5.1. Phương pháp luận 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu 7 6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN 7 7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 8 8. CƠ SỞ TÀI LIỆU 8 9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 9 CHƯƠNG 1 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 10 PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 10 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 11 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị đảm bảo cho phát triển du lịch 12 1.1.4. Những yêu cầu của phát triển du lịch bền vững 13 1.1.4.1. Định nghĩa phát triển du lịch bền vững 13 1.1.4.2. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 15 1.1.4.3. Một số dấu hiệu nhận biết phát triển du lịch bền vững 16 1.1.5. Cơ sở lý luận phân vùng địa lý tự nhiên 18 1.1.5.1. Lịch sử nghiên cứu 18 1.1.5.2. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam 19 1.1.5.3. Các nguyên tắc phân vùng lãnh thổ nghiên cứu 20 1.1.5.4. Các phương pháp phân vùng 21 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ 22 1.2.1. Tính hấp dẫn và nhạy cảm của thiên nhiên vùng ven biển, hải đảo 22 1.2.2. Sự thuận lợi để kết hợp các loại tài nguyên du lịch 24 1.2.2.1. Sự kết hợp theo không gian 25 1.2.2.2. Sự kết hợp theo thời gian 26 ii 1.2.3. Một số dấu hiệu phát triển du lịch chưa bền vững tại vùng nghiên cứu 27 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 30 1.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên 30 1.3.2. Đánh giá theo thành phần 32 1.3.2.1. Địa hình 32 1.3.2.2. Khí hậu 32 1.3.2.3. Nước 33 1.3.2.4. Sinh vật 33 1.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp 34 1.3.3.1. Xây dựng bảng chuẩn đánh giá 34 1.3.3.2. Tiến hành đánh giá 35 1.3.3.3. Đánh giá kết quả 36 CHƯƠNG 2 38 PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 38 KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH 38 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 38 2.1.1. Vị trí địa lý 38 2.1.2. Địa chất 39 2.1.3. Địa hình 40 2.1.4. Khí hậu 41 2.1.5. Thủy văn 45 2.1.6. Hải văn 46 2.1.7. Sinh vật 48 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI 49 2.2.1. Dân cư 49 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 50 2.3. PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 52 2.3.1. Các chỉ tiêu phân vùng 52 2.3.2. Kết quả phân vùng khu vực nghiên cứu 53 2.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CÁC TIỂU VÙNG NGHIÊN CỨU 56 2.4.1. Tiểu vùng núi thấp Tiên Yên – Đầm Hà – Hải Hà 56 2.4.2. Tiểu vùng đồi Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà - Móng Cái 56 2.4.3. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Tiên Yên - Hà Cối 57 2.4.4. Tiểu vùng biển đảo ven bờ Cái Bàu - Vĩnh Thực 59 2.4.5. Tiểu vùng đảo Ngọc Vừng - Quan Lạn - Hạ Mai 59 2.4.6. Tiểu vùng biển đảo xa bờ Cô Tô 61 2.4.7. Tiểu vùng núi thấp Hoành Bồ - Cẩm Phả 63 2.4.8. Tiểu vùng đồi Hoành Bồ - Hạ Long - Cẩm Phả 63 iii 2.4.9. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Hoành Bồ - Hạ Long 64 2.4.10. Tiểu vùng đồng bằng - đảo Yên Hưng 64 2.4.11. Tiểu vùng đảo đá vôi vịnh Hạ Long 65 CHƯƠNG 3 69 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 69 CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN 69 VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH 69 3.1. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 69 3.2. ĐÁNH GIÁ CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH 69 3.2.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch 69 3.2.2. Cách đánh giá 70 3.2.3. Đánh giá cho loại hình du lịch tham quan 70 3.2.3.1. Xây dựng thang đánh giá 70 3.2.3.2. Tiến hành đánh giá 72 3.2.4. Đánh giá cho loại hình du lịch tắm biển 79 3.2.4.1. Xây dựng thang đánh giá 79 3.2.4.2. Đánh giá 81 3.2.5. Đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng 84 3.2.5.1. Xây dựng thang đánh giá 84 3.2.5.2. Đánh giá 86 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THEO CÁC ĐIỂM DU LỊCH 89 3.3.1. Lựa chọn các điểm đánh giá 89 3.3.2. Xây dựng thang đánh giá 90 3.3.2.1. Chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu cho từng cấp đánh giá 90 3.3.2.2. Xác định điểm cho mỗi cấp của các tiêu chí 94 3.3.2.3. Hệ số đánh giá 94 3.3.3. Tiến hành đánh giá 95 3.3.3.1. Độ hấp dẫn 95 3.3.3.2. Vị trí và khả năng tiếp cận 99 3.3.3.3. Thời gian khai thác 101 3.3.3.4. Độ bền vững của môi trường tự nhiên 102 3.3.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 106 3.3.4. Kết quả đánh giá 109 CHƯƠNG 4 112 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 112 KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH 112 4.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG 112 iv 4.1.1. Định hướng trên cơ sở khoa học và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế biển 112 4.1.2. Xây dựng định hướng dựa trên cơ sở thực tiễn 113 4.1.2.1. Yêu cầu phát triển bền vững du lịch vùng nghiên cứu 113 4.1.2.2. Những cơ hội mới cho phát triển du lịch vùng ven biển và hải đảo 114 4.1.2.3. Những khó khăn 115 4.1.2.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 116 4.2. CÁC ĐỊNH HƯỚNG 118 4.2.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch 118 4.2.2.1. Chỉ tiêu xác định không gian trọng điểm phát triển du lịch 118 4.2.2.2. Khu du lịch Hạ Long 119 4.2.2.3. Khu du lịch Vân Đồn - cụm Bái Tử Long 120 4.2.2.4. Khu du lịch Móng Cái - Trà Cổ 121 4.2.2.5. Khu du lịch Cô Tô 122 4.2.3. Định hướng phát triển thị trường du lịch và loại hình du lịch 122 4.2.3.1. Thị trường khách quốc tế 122 4.2.3.2. Thị trường khách trong nước 124 4.2.4. Định hướng sản phẩm du lịch cho các khu du lịch trọng điểm 126 4.2.4.1. Thành phố Hạ Long 126 4.2.4.2. Thành phố Móng Cái 127 4.2.4.3. Huyện đảo Vân Đồn 128 4.2.4.4. Huyện đảo Cô Tô 129 4.2.5. Định hướng các tuyến du lịch 131 4.2.5.1. Định hướng các tuyến du lịch động lực nội vùng 131 4.2.5.2. Các tuyến du lịch ngoại tỉnh 133 4.3. CÁC GIẢI PHÁP 134 4.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức 134 4.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách 136 4.3.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm, thị trường du lịch biển đảo 137 4.3.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá 138 4.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường 138 4.2.6. Nhóm giải pháp về đầu tư 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142 v MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay, du lịch biển có vị trí rất quan trọng. Với hơn 70% số điểm du lịch tập trung ở dải ven biển, hàng năm thu hút khoảng 80% du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hiệu quả của du lịch biển nước ta đối với ngành nói riêng và với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung là hết sức to lớn. Việc khai thác tiềm năng du lịch biển đảo luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi sự hấp dẫn, tính đặc thù của cảnh quan tự nhiên, sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên (ĐKTN) cho các loại hình du lịch (LHDL) biển. Khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh có vị trí, vị thế địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Với đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn và số lượng các đảo phân bố dày đặc nhất Việt Nam, khu vực nghiên cứu có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch. Từ nhiều năm nay, các bãi tắm, các khu vực du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh đã được đưa vào khai thác, đặc biệt những địa danh như vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo rất đẹp và thơ mộng, bãi biển Trà Cổ với bãi cát trắng huyền thoại đã trở thành những điểm đến có ý nghĩa quốc tế và quốc gia không thể phủ nhận. Chính những ưu thế về các giá trị tài nguyên, cảnh quan du lịch biển đảo đó đã đưa Quảng Ninh trở thành một trong số ít các tỉnh, thành của nước ta có các hoạt động phát triển du lịch sôi động nhất trong vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của cả nước ta, có doanh thu về du lịch cao nhất chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự phát triển du lịch ở khu vực nghiên cứu ven biển và trên các đảo của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua cũng còn có một số hạn chế, những khó khăn mà ngành du lịch tỉnh cần quan tâm giải quyết, cụ thể như sau: Chưa có cơ sở lý luận hay công trình nghiên cứu nào đánh giá riêng ĐKTN và TNTN cho phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) khu vực ven biển và các đảo 1 tỉnh Quảng Ninh. Sự đánh giá ít nhiều có trong một một số công trình tuy nhiên có những kết quả đánh giá đến nay không còn phù hợp nữa. Trong quá trình phát triển du lịch (PTDL), do mong muốn thu được nhiều lợi nhuận đã dẫn đến tình trạng phát triển nóng, khai thác quá mức ở một số nơi, làm xuất hiện những dấu hiệu không bền vững cho TNDL tự nhiên. Một số nơi khác lại chưa khai thác hết các thế mạnh tiềm năng của nó, chưa tạo được mối quan hệ hữu cơ với các ngành KT - XH khác trong tỉnh, đặc biệt là giữa PTDL với bảo vệ cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái. Trong quan điểm chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đã đề ra yêu cầu phát triển kinh tế biển và vùng ven biển phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo cho phát triển bền vững (PTBV). Xuất phát từ những thực tế trên, để du lịch tỉnh Quảng Ninh có thể trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt du lịch biển - đảo xứng với tiềm năng lãnh thổ rõ ràng rất cần có sự xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn tin cậy cho PTDLBV. Trên cơ sở đó, luận án: “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” được lựa chọn nhằm đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, thực trạng khai thác chúng, từ đó có những định hướng và các giải pháp cho PTDLBV vùng nghiên cứu. Luận án sẽ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn giúp cho ngành du lịch địa phương phát triển tốt hơn theo mục tiêu PTBV. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, xác định mức độ thuận lợi của ĐKTN và TNTN cho phát triển ngành du lịch vùng nghiên cứu. Qua các kết quả đánh giá khoa học, khách quan biết được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong PTDL để từ đó đề xuất được những định hướng và giải pháp PTDLBV khu vực ven biển và hải đảo của Quảng Ninh. Để thực hiện mục tiêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ chính sau: - Tập hợp tài liệu, số liệu. Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho đánh giá các ĐKTN, TNTN phục vụ PTDLBV. 2 - Xử lý số liệu, khảo sát thực địa, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của việc khai thác các TNDL tự nhiên để xác định một số LHDL đặc thù và một số điểm du lịch trọng điểm của vùng nghiên cứu. - Từ kết quả đánh giá tiếp tục kết hợp với khảo sát thực tế đưa ra được những định hướng cho PTDL của vùng gồm các định hướng về loại hình, sản phẩm và các tuyến du lịch, thị trường du khách. - Đề xuất một số giải pháp trong khai thác TNDL tự nhiên khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ mục đích du lịch đã được nhiều nhà khoa học địa lý trên thế giới quan tâm nghiên cứu, xác định đây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lý học bên cạnh việc phục vụ các ngành kinh tế khác. Đi đầu trong công tác đánh giá các ĐKTN cho PTDL có thể kể đến các nhà địa lý học của Liên Xô cũ như A.G.Ixatsenko; V.D.Preobragienxki; L.I.Mukhina…Nhiều công trình nghiên cứu về địa lý du lịch đã được công bố như công trình của I.U.A Veđenhin (1971) đưa ra khái niệm hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ, công trình khoa học của Kađaxkia (1972) và Sepfer (1971) đã nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch; L.I.Mukhina (1973) xây dựng quy hoạch các vùng nghỉ mát ven biển… Một số tác giả khác như Slavikova (1973) của Tiệp Khắc hay Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu xác định sức chứa tối ưu dung lượng khách du lịch tại một số điểm du lịch…Các nhà địa lý Canada như Vôgơ (1966); Henanynơ (1972) hay nhà địa lý người Mỹ là Booha, Dvit (1971)…lại có những công trình đánh giá tài nguyên nhằm mục đích giải trí… Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án cấp nhà nước, địa phương nghiên cứu về vùng ven biển và hải đảo được triển khai, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, đề án phát triển vùng ven biển và hải đảo trong đó có Quảng Ninh. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình sau: Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam” (1995) do Vũ Tuấn Cảnh làm chủ nhiệm 3 đã có những đánh giá về vị trí, vai trò đồng thời đưa ra những định hướng để PTDL cho vùng duyên hải Bắc Bộ. Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp nhà nước: “Tổng quan về hệ thống đảo Việt Nam” (48B - 12) do Lê Đức An và nhiều người khác thực hiện năm 1990 đã đưa ra được những đặc trưng cơ bản cho các đảo của Việt Nam. Đề tài là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu và ứng dụng phát triển kinh tế xã hội vùng biển đảo. Dự án “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” do Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch thực hiện năm 1994 đã nghiên cứu đưa ra được những định hướng phát triển vùng du lịch Bắc Bộ trong đó có đề cập đến tiềm năng du lịch vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh. Dự án “Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010” của Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện năm 2001 đã thống kê nguồn tài nguyên du lịch (TNDL), đánh giá hiện trạng và đưa ra được những định hướng và các giải pháp cơ bản cho PTDL của tỉnh. Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC - 09 “Luận chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” (2005) do Lê Đức Tố chủ trì đã tiến hành phân tích tiềm năng du lịch sinh thái ở một số đảo trong đó có đảo của Quảng Ninh. Đề tài khoa học “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo” (2006) do Phạm Hoàng Hải chủ trì đã tiến hành đánh giá ĐKTN và TNTN nhằm phát triển một cách bền vững các ngành kinh tế bao gồm cả du lịch tại một số huyện đảo trong đó có Cô Tô và Vân Đồn của Quảng Ninh. Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ” do Nguyễn Thu Hạnh thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch thực hiện năm 2006 đã hệ thống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch vùng biển đảo của vùng du lịch Bắc Bộ. 4 Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” do Tổng cục Du lịch thực hiện năm 2009 đã đánh giá có hệ thống tiềm năng tài nguyên và định hướng PTDL biển đến năm 2020 trên phạm vi cả nước. Ngoài những công trình khoa học trên, còn không ít những công trình nghiên cứu khác tiến hành đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, định hướng khai thác lãnh thổ trong đó có du lịch vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh. Luận án “Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trên, góp phần hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận đồng thời có những đóng góp thực tiễn cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn TNDL tự nhiên ở khu vực nghiên cứu. 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề khá lớn, liên quan đến nhiều nhân tố như ĐKTN, TNTN, KT - XH, văn hóa dân tộc…Tuy nhiên, trong phạm vi luận án chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho PTDLBV. Những vấn đề khác, luận án chỉ đề cập đến ở những khía cạnh tổng thể, khi cần thiết. 4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu Lãnh thổ nghiên cứu của luận án là khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, phạm vi nghiên cứu cần xác định được ranh giới phía trong và ranh giới phía ngoài của phạm vi nghiên cứu. Theo quy định chung của quốc tế và theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu địa mạo, giới hạn trong của dải ven biển là tất cả các không gian chịu ảnh hưởng của quá trình biển trong kỉ Đệ Tứ, gồm những thềm biển cổ, các đồng bằng châu thổ và aluvi – biển tuổi Đệ Tứ và phạm vi của lãnh thổ hiện tại đang chịu tác động trực tiếp của quá trình biển. Như vậy, ranh giới thực của dải ven biển tỉnh Quảng Ninh có thể vượt ra khỏi ranh giới hành chính của nhiều huyện thị ven biển hiện nay. Tuy nhiên, để đánh giá các ĐKTN cho PTDLBV cần dựa trên những ranh giới cụ thể về hành chính, những giá trị thực tại của nguồn tài 5 [...]... và các đảo tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho PTDLBV khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Định hướng và các giải pháp PTDLBV khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh Luận án được trình bày trong 150 trang, trong đó có 15 hình ảnh, 30 bảng số liệu, 97 tài liệu tham khảo 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... kê, báo cáo du lịch của Sở Du lịch và Thương mại Quảng Ninh, Sở Tài ngun mơi trường tỉnh Quảng Ninh Ngồi ra còn có một số cơng trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Quảng Ninh của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch - Kết quả điều tra xã hội học trong khn khổ luận án 9 - Nguồn bản đồ gồm Bản đồ Địa chất – Khống sản khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh, Bản đồ... sẽ có thể làm sáng tỏ được khơng chỉ tiềm năng lãnh thổ cho phát triển các loại hình du lịch (LHDL) cụ thể mà còn đưa ra được các định hướng phát triển chúng trên quan điểm PTBV - Luận điểm 2: Khu vực lãnh thổ ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng lớn cho phát triển các LHDL biển đặc thù và có hiệu quả cao Việc phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ, đề xuất các tuyến, điểm PTDL trọng điểm sẽ... hình khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh - Một số bản đồ thành phần tự nhiên như bản đồ địa mạo, Bản đồ khí hậu, Bản đồ sinh vật… của huyện đảo Vân Đồn, Cơ Tơ 9 CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cấu trúc luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá các ĐKTN và TNTN phục vụ PTDLBV Chương 2: Phân vùng địa lý tự nhiên cho PTDL khu vực ven biển và. .. tiểu vùng - Đã đề xuất các tuyến, điểm du lịch trọng điểm của vùng ven biển và các đảo Quảng Ninh, làm rõ được thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch của các tuyến điểm Đây là cơ sở để tổ đưa ra các định hướng và các giải pháp phát triển du lịch biển – đảo và cũng là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch cho vùng nghiên cứu trong cả hiện tại và tương lai 8 CƠ SỞ TÀI LIỆU Luận án được thực hiện dựa trên những... trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Du lịch và hòa bình có mối quan hệ hai chiều Hòa bình là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, ngược lại thơng qua du lịch quốc tế, nền hòa bình cũng được củng cố vững chắc hơn 1.1.4 Những u cầu của phát triển du lịch bền vững 1.1.4.1 Định nghĩa phát triển du lịch bền vững Tại Hội nghị về Mơi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc ở... phát triển kinh tế Với chiều dài hơn 260km đường bờ biển và hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác nhau, khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh là nơi tập trung chủ yếu nguồn TNDL tự nhiên của tỉnh Các bãi biển của Quảng Ninh đều đạt được u cầu 3S (sea, sun, sand) của thế giới về ánh nắng mặt trời, cát trắng và biển đẹp Theo quan điểm của triết học á Đơng, biển của Quảng Ninh hội tụ đầy đủ 5 yếu tố về biển. .. trình sống của động vật hoang dã Dựa vào cơ sở thực tiễn trên, có thể thấy việc đánh giá các ĐKTN cũng như TNDL tự nhiên là cần thiết để PTDL tại khu vực nghiên cứu theo hướng bền vững 1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.3.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên Đánh giá có thể được hiểu là đánh giá định lượng hay đánh giá định tính Đánh giá định lượng là các kết quả phải quy về được các đơn vị đo lường cụ thể: số lượng,... tài và ống thở, tham quan đáy biển, lướt sóng Có nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc như thưởng thức các đặc sản biển Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chun gia nghiên cứu về PTDL biển đảo Việt Nam khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là 1 trong 5 đột phá về kinh tế biển và ven biển Thực tế, du lịch biển đang trở thành chiến lược của ngành du lịch nhằm khai thác các cảnh quan sinh thái vùng ven biển để phát. .. Vì vậy, việc đánh giá các ĐKTN phải xem xét mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như thế mới đem lại kết quả đánh giá khách quan nhất Quan điểm phát triển bền vững Với mục tiêu đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên phục vụ cho PTDLBV, quan điểm chủ đạo của phát triển bền vững đòi hỏi sự PTDL phải gắn với việc bảo vệ, tơn tạo tài ngun, mơi trường sinh thái bền vững; phải đảm . những ranh giới cụ thể về hành chính, những giá trị thực tại của nguồn tài 5 nguyên. Trên cơ sở đó, ranh giới trong được xác định là ranh giới hành chính của các huyện, thị và thành phố ven. Ranh. đồng thời cũng mang những nét chung giống với các lãnh thổ xung quanh. Để đánh giá các tiềm năng du lịch tự nhiên phục vụ cho PTDLBV thì quan điểm lãnh thổ luôn đóng vai trò quan trọng bởi đối. Khắc hay Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu xác định sức chứa tối ưu dung lượng khách du lịch tại một số điểm du lịch…Các nhà địa lý Canada như Vôgơ (1966); Henanynơ (1972) hay nhà địa lý

Ngày đăng: 26/10/2014, 20:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Khả năng liên kết theo thời gian của các loại tài nguyên du lịch - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1.2 Khả năng liên kết theo thời gian của các loại tài nguyên du lịch (Trang 31)
Bảng 1.3: Biến đổi đường bờ một số khu vực thời kì 1991 – 2001 - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1.3 Biến đổi đường bờ một số khu vực thời kì 1991 – 2001 (Trang 33)
Bảng 1.5: Các nguồn phát sinh rác thải trên vịnh Hạ Long - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1.5 Các nguồn phát sinh rác thải trên vịnh Hạ Long (Trang 34)
Bảng 1.6: Bảng chuẩn đánh giá tổng hợp cho một số loại hình du lịch - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1.6 Bảng chuẩn đánh giá tổng hợp cho một số loại hình du lịch (Trang 40)
Bảng 2.5: Diện tích, dân số phân theo các huyện ven biển và hải đảo - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.5 Diện tích, dân số phân theo các huyện ven biển và hải đảo (Trang 55)
Hình 2.1: Hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.1 Hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu (Trang 58)
Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.2 Sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 3.2: Tiêu chí sinh vật cho phát triển du lịch tham quan - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.2 Tiêu chí sinh vật cho phát triển du lịch tham quan (Trang 77)
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ thuận lợi của du lịch tham quan ở các tiểu vùng - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá độ thuận lợi của du lịch tham quan ở các tiểu vùng (Trang 83)
Bảng 3.5: Độ thuận lợi của loại hình du lịch tắm biển tại vùng nghiên cứu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.5 Độ thuận lợi của loại hình du lịch tắm biển tại vùng nghiên cứu (Trang 88)
Bảng 3.6: Tiêu chí địa hình cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.6 Tiêu chí địa hình cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng (Trang 89)
Bảng 3.7: Đánh giá độ thuận lợi của loại hình du lịch nghỉ dưỡng - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.7 Đánh giá độ thuận lợi của loại hình du lịch nghỉ dưỡng (Trang 94)
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của các đối tượng tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của các đối tượng tại khu vực nghiên cứu (Trang 103)
Bảng 3.9: Số ngày thích hợp cho hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.9 Số ngày thích hợp cho hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu (Trang 107)
Bảng 3.11: Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ đảo Cái Bàu - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.11 Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ đảo Cái Bàu (Trang 109)
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trường tự nhiên Chỉ tiêu T.P Hạ Long T.P Móng Cái  H - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trường tự nhiên Chỉ tiêu T.P Hạ Long T.P Móng Cái H (Trang 110)
Bảng 3.13: Bảng tiêu chuẩn của các mức đánh giá - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.13 Bảng tiêu chuẩn của các mức đánh giá (Trang 114)
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá tổng hợp độ thuận lợi của các điểm du lịch - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá tổng hợp độ thuận lợi của các điểm du lịch (Trang 114)
Hình 4.1: Cơ cấu doanh thu du lịch và dịch vụ Móng Cái - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu du lịch và dịch vụ Móng Cái (Trang 122)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w