Đánh giá theo thành phần

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 39)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

1.3.2. Đánh giá theo thành phần

1.3.2.1. Địa hình

Địa hình là một thành phần của tự nhiên và là tài nguyên để PTDL. Các dạng địa hình sau thường được khai thác phục vụ phát triển du lịch:

- Các vùng núi cĩ phong cảnh đẹp thường cĩ một khơng gian rộng, thống, địa hình phân dị tạo cảm giác thích thú cho du khách. Bên cạnh khơng khí trong lành, vùng núi thường là nơi cĩ những nền văn hĩa độc đáo của các dân tộc thiểu số, thích hợp để phát triển LHDL sinh thái hay du lịch khoa học…Ví dụ: khu du lịch vùng núi Sapa là nơi nghỉ mát truyền thống của Việt Nam với cảnh quan núi rất đẹp, thơ mộng, nằm cách mặt biển ở độ cao 1600m nổi tiếng bởi nhiều cảnh đẹp tự nhiên như Thác Bạc, Cầu Mây, rừng Trúc…khí hậu trong lành, mát mẻ. Bên cạnh đĩ, Sapa cịn hấp dẫn du khách bởi những phiên chợ của đồng bào dân tộc H’Mơng, Dao… vào các tối thứ 7.

- Các kiểu địa hình karst thường luơn hấp dẫn du khách bởi tính đặc sắc và độc đáo của nĩ. Trong các kiểu karst thì hang động luơn là nguồn TNDL cĩ giá trị hàng đầu. Tiếp đến là kiểu địa hình karst ngập nước như ở vịnh Hạ Long, Hà Tiên và kiểu karst đồng bằng như ở Ninh Bình cũng thu hút nhiều du khách.

- Các kiểu địa hình ven bờ như bãi biển, bãi đá…cũng cĩ thể tổ chức được nhiều LHDL khác nhau. Tùy thuộc vào từng LHDL mà người ta tiến hành lựa chọn chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp, ví dụ: bãi tắm được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu về chiều dài, rộng, thành phần cát, độ thoải…

- Các di tích tự nhiên được hình thành do các biến động địa lý, được thiên nhiên gọt rũa mà tạo thành những vật thể vừa gần gũi, vừa ấn tượng.

Nghiên cứu các yếu tố như cấu trúc sơn văn, đặc điểm trắc lượng hình thái… với các chỉ tiêu cụ thể về độ cao, độ dốc, mức độ chia cắt địa hình…từ những kết quả trên sẽ định hướng được các sản phẩm du lịch thích hợp.

1.3.2.2. Khí hậu

Khí hậu là thành phần tự nhiên cĩ ảnh hưởng quan trọng đến mọi HĐDL. Khí hậu bao gồm các yếu tố như nắng, giĩ, nhiệt, ẩm, ánh nắng mặt trời thích hợp

nhất với sức khỏe con người, tạo cho con người các điều kiện sống thoải mái dễ chịu. Nhìn chung những nơi cĩ khí hậu điều hịa thường được khách du lịch lựa chọn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích hay LHDL cĩ thể cần những điều kiện khí hậu khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Ví dụ, vào mùa đơng nhiều du khách thường tìm đến nơi cĩ điều kiện thời tiết ấm áp để nghỉ dưỡng, một số khác lại mong chờ những ngày thời tiết xuống thật thấp để được đến Sa Pa ngắm tuyết…

Trong điều kiện khí hậu, những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, giĩ, thường được xem xét khi tiến hành tổ chức HĐDL. Ngồi ra, những hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, sương mù…cũng được lưu ý nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu đến HĐDL.

1.3.2.3. Nước

Đối với HĐDL, thủy văn cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng bởi nhiều LHDL gắn bĩ với nước và nước cũng cần cĩ để duy trì hoạt động của du lịch. Các đối tượng nước sau được khai thác như TNDL:

- Bề mặt nước và các bãi nơng ven bờ được khai thác phục vụ nhiều LHDL như tắm biển, tham quan, hay một số LHDL thể thao khác.

- Các điểm nước khống và suối nước nĩng là nguồn TNTN rất cĩ giá trị, cho phép tổ chức LHDL như tham quan, nghỉ dưỡng đặc biệt là chữa bệnh. Việt Nam cĩ nguồn tài nguyên nước khống rất phong phú. Theo các kết quả điều tra hiện nước ta cĩ hơn 300 nguồn nước khống – nước nĩng lộ ra bề mặt đất trong đĩ cĩ 62 nguồn lộ cĩ nhiệt độ hơn 500C với trữ lượng đạt khoảng 16000m3/ngày.

Các đặc trưng về sự phân bố mạng lưới thủy văn, lưu lượng dịng chảy, trữ lượng nước, nhiệt độ, chất lượng nước… là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá tài nguyên tại một khu vực nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu này sẽ đánh giá được khả năng cấp nước của lãnh thổ, khả năng hình thành sản phẩm du lịch, sự đáp ứng của nĩ đối với phát triển kinh tế nĩi chung và du lịch nĩi riêng.

1.3.2.4. Sinh vật

Tài nguyên sinh vật cĩ giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiên nhiên thêm đẹp, sống động hơn. Đa dạng sinh học cịn cĩ ý nghĩa đặc biệt đối với một số loại hình du lịch. Dựa vào hiện trạng về lớp phủ thực vật và thế giới động vật, tiềm

năng sinh vật cho PTDL của một nơi nào đĩ được đánh giá ở khía cạnh kinh tế, thẩm mỹ... Tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở các vườn quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng nguyên sinh hay các khu rừng di tích lịch sử; những nơi cĩ các hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật…

1.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w