Yêu cầu phát triển bền vững du lịch vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 119)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

4.1.2.1. Yêu cầu phát triển bền vững du lịch vùng nghiên cứu

Thời gian qua, du lịch ven biển và hải đảo Quảng Ninh phát triển khá mạnh, lượng du khách nội địa và quốc tế đều tăng đẩy doanh thu hàng năm của ngành du lịch cũng tăng theo. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều chính sách mới sẽ tạo ra những thuận lợi và khĩ khăn nhất định địi hỏi ngành du lịch của tỉnh nĩi chung, du lịch vùng ven biển và hải đảo nĩi riêng phải phát triển theo hướng bền vững trên cơ sở bảo tồn được TNDL. Thực tế hiện nay, vùng nghiên cứu đã bộc lộ một số dấu hiệu PTDL khơng bền vững về cả mơi trường tự nhiên hay xã hội như sau:

- Sự tăng nhanh về số lượng tầu thuyền gắn máy loại nhỏ với cơng suất chưa cao, cơng nghệ lạc hậu gây ra lượng dầu thải trong biển.

- Sự khai thác tài nguyên thiếu thân thiện làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng giảm. Tại Mĩng Cái, Yên Hưng rừng ngập mặn bị phá hủy để nuơi trồng hải sản. Tại Quạn Lạn, một số diện tích bị phá bỏ để là đường giao thơng...

- Rạn san hơ đã bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt như sử dụng mìn, hĩa chất, neo đậu tầu thuyền… khiến đến nay chỉ cịn khoảng 20% ở mức tốt và rất tốt. Các thảm cỏ biển cũng ở trong tình trạng trên.

- Tính liên kết chức năng hai chiều của các hệ sinh thái ven biển - biển đang cĩ xu hướng bị phá vỡ. Điều này cĩ thể dẫn đến những phản ứng cĩ tính quy luật và hệ thống của tự nhiên gây nhiều tổn hại đến tài nguyên du lịch.

- Tài nguyên biển được coi là dạng tài nguyên chia sẻ với sự khai thác của nhiều ngành kinh tế. Việc thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng và khai thác tài nguyên khiến mẫu thuẫn lợi ích giữa PTDL biển và các ngành khác vùng ven bờ và hải đảo cĩ chiều hướng gia tăng. Khơng ít nơi cĩ tiềm năng du lịch biển lại nằm cùng vùng khai thác khống sản, nuơi trồng thủy hải sản hay cảng biển gây tác động tiêu cực lẫn nhau.

Ngay trong vùng lõi di sản vịnh Hạ Long cĩ 3 làng cá nổi với khoảng 500 gia đình, chất thải từ nuơi trồng và sinh hoạt của các làng nổi cũng gây ra tác động tiêu cực nhất định đến mơi trường.

- Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển và quản lý du lịch ở vùng ven biển cịn cĩ hạn chế và thụ động. Nhận thức của cộng đồng địa phương và du khách về PTDLBV cịn nhiều hạn chế. Đây thực sự là những khĩ khăn cho quá trình hội nhập kinh tế…

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w