Chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu cho từng cấp đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 99)

9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

3.3.2.1.Chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu cho từng cấp đánh giá

Để lựa chọn chỉ tiêu của một số tiêu chí phù hợp nhất cho địa bàn nghiên cứu, nhằm hạn chế sự định tính trong đánh giá, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia. Thơng qua phương pháp này, tiêu chí được lựa chọn phải chiếm được từ 50% trở lên trong tổng số chỉ tiêu hoặc tiêu chí đã giới thiệu.

* Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn

Độ hấp dẫn cĩ tính chất quyết định khả năng thu hút khách du lịch, vì vậy nĩ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá. Độ hấp dẫn tại một điểm, khu du lịch khơng thuộc riêng một thành phần tự nhiên nào mà nĩ là tổng hợp giá trị thẩm mĩ của nhiều nguồn tài nguyên du lịch khác nhau. Độ hấp được xác định bằng vẻ đẹp phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các ĐKTN, độ an tồn cho du khách và HĐDL (sĩng thần, cá mập…) và cả thương hiệu giá trị tài nguyên của nĩ.

- Rất hấp dẫn: Đối tượng đánh giá cĩ thể đáp ứng được 6 loại hình du lịch trở lên. Cĩ trên 6 phong cảnh đẹp, đa dạng (hang động, bãi biển, rừng cây…). Hệ thống TNDL tự nhiên cĩ giá trị cấp quốc tế hoặc tương đương.

- Khá hấp dẫn: Đáp ứng được từ 4 - 5 loại hình du lịch. Cĩ 3 - 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Hệ thống TNDL tự nhiên cĩ giá trị quốc gia.

- Bình thường: Đáp ứng được 3 loại hình du lịch. Cĩ từ 1 - 2 phong cảnh đẹp. Hệ thống TNDL tự nhiên cĩ giá trị cấp tỉnh.

- Ít hấp dẫn: Phong cảnh đơn điệu. Đáp ứng được 2 loại hình du lịch. Hệ thống TNDL tự nhiên chỉ cĩ giá trị cấp địa phương.

* Tiêu chí 2: Vị trí và khả năng tiếp cận

Vị trí và khả năng tiếp cận là một tiêu chí cần thiết để đánh giá du lịch. Yếu tố này đĩng vai trị khơng nhỏ để thu hút du khách và tổ chức du lịch. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều nơi tài nguyên du lịch rất hấp dẫn nhưng khả năng tiếp cận kém cũng ít thu hút được du khách. Xác định khả năng tiếp cận của điểm du lịch chính là xác định khoảng cách tương quan với trung tâm cung cấp khách chính. Tùy theo quy mơ du lịch của khu vực nghiên cứu, nếu là quy mơ cấp tỉnh thì đĩ là khoảng cách giữa các điểm với trung tâm của tỉnh, nếu là quy mơ cấp quốc gia thì đĩ là khoảng cách với các trung tâm cấp khách của vùng, quốc gia. Khu vực nghiên cứu là vùng ven biển và các đảo chứa nhiều điểm, khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia. Trung tâm cấp khách nội địa và quốc tế được xác định là Hà Nội. Đánh giá vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch thường thơng qua các chỉ tiêu như khoảng cách (km), thời gian đi đường (số giờ đi), khả năng tiếp cận bằng nhiều loại phương tiện khác nhau…Trên thực tế, cùng một khoảng cách như nhau, đi cùng phương tiện giống nhau nhưng nếu chất lượng đường giao thơng khác nhau sẽ dẫn đến số thời gian để tiếp cận điểm du lịch là khác nhau. Vì vậy, vị trí và khả năng tiếp cận được phân theo 4 cấp đi cùng những chỉ tiêu sau:

- Rất thích hợp: Cĩ thể tiếp cận bằng 4 loại phương tiện đường khác nhau. Thời gian đi đường khơng quá 3 giờ.

- Khá thích hợp: Cĩ thể tiếp cận bằng 3 loại phương tiện đường khác nhau. Thời gian đi đường khoảng 3 - 5 giờ.

- Thích hợp: Thời gian đi đường khoảng 5 - 7 giờ. Cĩ thể tiếp cận bằng 2 loại phương tiện đường khác nhau.

- Kém thích hợp: Chỉ đến được bằng 1 loại phương tiện. Thời gian đi đường lớn hơn 7 giờ.

* Tiêu chí 3: Thời gian khai thác

Thời gian HĐDL được xác định bởi thời gian thích hợp nhất của các điều kiện tự nhiên với hoạt sức khỏe, độ an tồn cho du khách và khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch. Thực tế, ít cĩ điểm, khu, vùng du lịch nào cĩ thời gian khí hậu phù hợp với sức khỏe con người lại trùng hồn tồn với thời gian tổ chức các HĐDL. Vì vậy, tiêu chí để đánh giá chính là thời gian thuận lợi cho khai thác du lịch, chỉ tiêu khí hậu phù hợp sức khỏe con người chỉ là tiêu chí phụ được nghiên cứu, xem xét. Thời gian khai thác du lịch thể hiện tính mùa vụ hay thường xuyên của nơi tổ chức du lịch, từ đĩ định hướng các phương án đầu tư, khai thác…

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đánh giá thời gian thuận lợi cho HĐDL, cĩ thể sử dụng chỉ tiêu đánh giá khí hậu của LHDL nghỉ dưỡng.

* Tiêu chí 4: Độ bền vững của mơi trường tự nhiên

Khả năng tồn tại và duy trì hoạt động khai thác tại một khu, điểm du lịch nào đĩ phản ánh độ bền vững của TNDL, phản ánh việc hợp lí hay khơng hợp lí trong tổ chức du lịch. Độ bền vững của mơi trường tự nhiên cĩ mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội. Các kết quả đánh giá từ tiêu chí này sẽ gĩp phần định hướng khai thác tài nguyên đạt được hiệu quả bền vững hơn.

Độ bền vững của mơi trường tự nhiên tại điểm, khu vực du lịch phản ánh giới hạn chịu đựng của các thành phần tự nhiên trước các tác động từ du lịch và các hoạt động kinh tế khác, trong giới hạn đĩ các thành phần cĩ thể tự phục hồi và khơng bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Độ bền vững của TNDL tự nhiên phụ thuộc vào quá trình con người khai thác, sử dụng chúng và mức độ nhạy cảm của từng loại, ví dụ: San hơ hay nhũ đá dễ bị phá hủy nhưng khả năng phục hồi rất lâu…

Như trong phần cơ sở đã trình bày, một trong những dấu hiệu nhận biết du lịch tại một điểm nào đĩ cĩ bền vững hay khơng thể hiện qua tỷ lệ % các điểm du lịch được bảo vệ, bảo tồn hay quy hoạch. Căn cứ vào thực trạng quản lý, khai thác và bảo vệ, chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của mơi trường tự nhiên được chia thành 4 cấp:

- Rất bền vững: Khơng cĩ thành phần tự nhiên nào bị phá hoại, nếu cĩ thì khơng đáng kể hoặc cĩ thể phục hồi được trong một thời gian ngắn. Cĩ ít nhất trên 50% số tài nguyên trong hệ thống TNDL tự nhiên được đầu tư bảo vệ hay quy hoạch.

- Khá bền vững: Cĩ một thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ, cĩ khả năng tự phục hồi. Cĩ ít nhất trên 40% số tài nguyên trong hệ thống TNDL tự nhiên được đầu tư bảo vệ hay quy hoạch.

- Trung bình: Cĩ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy đáng kể, phải cĩ sự tác động từ con người mới phục hồi được. Cĩ ít nhất trên 30% số tài nguyên trong hệ thống TNDL tự nhiên được đầu tư bảo vệ hay quy hoạch.

- Kém bền vững: Cĩ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận bị phá hoại nặng, phải cĩ sự can thiệp phục hồi nhiều của con người. Cĩ ít hơn 30% số tài nguyên trong hệ thống TNDL tự nhiên được đầu tư bảo vệ hay quy hoạch.

* Tiêu chí 5: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật du lịch cĩ vai trị quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch gồm hệ thống giao thơng và thơng tin liên lạc, điện, nước, các cơ sở phục vụ ăn nghỉ, HĐDL. Yếu tố này được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia. Để phát triển HĐDL, phải cĩ những cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch cần thiết: khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, khu vui chơi giải trí… trong đĩ yếu tố then chốt là các dịch vụ ăn, nghỉ và chất lượng các phương tiện vận chuyển cho du khách. Yếu tố này được đánh thơng qua các tiêu chuẩn: đảm bảo tốt nhất cho việc nghỉ ngơi của du khách, đạt hiệu quả cao nhất trong xây dựng, khai thác các cơng trình kĩ thuật, thuận tiện cho việc thu hút khách từ nơi khác đến.

Theo quy định của Luật du lịch Việt Nam, điều kiện để cơng nhận là một điểm, khu, tuyến du lịch dựa vào nhiều tiêu chí. Một trong những tiêu chí đĩ là số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch cĩ ý nghĩa quốc tế hay quốc gia. Trên điều kiện thực tế hiện nay, du lịch biển đảo Quảng Ninh đặc biệt là vịnh Hạ Long đã 2 lần được bình bầu là di sản thiên nhiên thế giới với các giá trị khác nhau, thu hút được nhiều du khách đặc biệt là khách quốc tế. Vì vậy, các chỉ tiêu để phân cấp cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật du lịch là:

- Rất tốt: Cĩ khoảng từ 40% cơ sở lưu trú đạt chuẩn quốc tế trở lên. Chất lượng các phương tiện vận chuyển cao. Cĩ bến đỗ thuận tiện, hiện đại.

- Khá tốt: Cĩ thấp nhất 30% cơ sở lưu trú đạt chuẩn quốc tế trở lên. Chất lượng các phương tiện vận chuyển khá tốt, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cĩ bến đỗ khá thuận tiện.

- Trung bình: Cĩ 30% cơ sở lưu trú đạt chuẩn quốc gia trở lên. Chất lượng các phương tiện vận chuyển và hệ thống bến đỗ bình thường.

- Kém: Chưa cĩ cơ sở lưu trú hoặc cĩ rồi nhưng chất lượng thấp, cĩ tính chất tạm thời. Chất lượng đường giao thơng khơng tốt. Bến đỗ khơng thuận tiện, sơ sài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 99)