9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
1.2.1. Tính hấp dẫn và nhạy cảm của thiên nhiên vùng ven biển, hải đảo
Theo các chuyên gia du lịch, biển Việt Nam rất đẹp và thích hợp cho du lịch tắm biển. Suốt từ Mĩng Cái cho đến mũi Cà Mau cĩ tới hàng nghìn cây số bờ biển, hấp dẫn du khách bởi bãi biển tuyệt đẹp, nước biển trong xanh, cảnh đẹp hữu tình. Cĩ những địa điểm được đánh giá là đứng trong tốp đầu những vịnh đẹp nhất thế giới như Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phịng), Nha Trang (Khánh Hồ). Đĩ là chưa kể đến các LHDL mới như lướt sĩng, đua thuyền buồm, du lịch lặn biển hay việc đĩn các chuyến tàu du lịch quốc tế đến Hạ Long, Huế, Nha Trang và Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã đem lại nhiều triển vọng cho du lịch biển.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thu nhập từ du lịch của các địa phương ven biển luơn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm trên 70% trong tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước. Cĩ được kết quả trên là do biển đảo cĩ mơi trường tự nhiên hấp dẫn và đặc sắc, thiên nhiên cịn hoang sơ, trong lành, khơng gian thống đãng. Chất lượng mơi trường ở vùng ven biển đặc biệt là ở các đảo thường cao hơn nhiều so với sâu trong lục địa. Đây là yếu tố gĩp phần tích cực vào việc tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch
cao hơn so với sản phẩm du lịch tương tự ở trên đất liền, là cơ sở để xây dựng các trung tâm điều dưỡng, nghỉ mát, giải trí hay nhiều LHDL khác mà trên đất liền khơng cĩ như trải nghiệm lặn cĩ khí tài và ống thở, tham quan đáy biển, lướt sĩng... Cĩ nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc như thưởng thức các đặc sản biển….
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chuyên gia nghiên cứu về PTDL biển đảo Việt Nam khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là 1 trong 5 đột phá về kinh tế biển và ven biển. Thực tế, du lịch biển đang trở thành chiến lược của ngành du lịch nhằm khai thác các cảnh quan sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế.
Với chiều dài hơn 260km đường bờ biển và hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác nhau, khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh là nơi tập trung chủ yếu nguồn TNDL tự nhiên của tỉnh. Các bãi biển của Quảng Ninh đều đạt được yêu cầu 3S (sea, sun, sand) của thế giới về ánh nắng mặt trời, cát trắng và biển đẹp. Theo quan điểm của triết học á Đơng, biển của Quảng Ninh hội tụ đầy đủ 5 yếu tố về biển là thực, trú, hành, lạc và y. Nghĩa là, khi tham gia các LHDL biển ở Quảng Ninh, du khách sẽ được thưởng thức các đặc sản biển (thực), được ở những cĩ đầy đủ tiện nghi mà gần gũi với biển (trú), đắm mình trong thiên nhiên biển đảo tuyệt đẹp và sĩng biển trong xanh (hành), được thưởng ngoạn những kỳ diệu của tự nhiên cả trên bờ, trên đảo, trên biển và đáy biển (lạc), cĩ thể chữa bệnh, tăng cường sức khỏe bởi giĩ biển, nước khống ven biển, tắm nắng (y)… Khơng chỉ đẹp, TNDL tự nhiên của khu vực nghiên cứu cịn rất độc đáo, chứa những giá trị du lịch cĩ tầm cỡ quốc tế như vịnh Hạ Long. Lợi thế về cảnh quan biển đảo thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến thăm, đẩy nhanh doanh thu du lịch của tỉnh.
- Với con người, biển vẫn là mơi trường chứa nhiều giá trị khoa học cần khám phá như các sinh vật cổ đặc hữu... Biển đảo cịn là nơi để xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học như đảo san hơ, đảo yến, rừng ngập mặn… Đây cũng là nơi duy trì và phát triển các đặc sản kinh tế.
Vùng ven biển đặc biệt là các đảo thường cĩ tính nhạy cảm cao. Kích thước, tuổi và sự cơ lập địa lý của đảo quyết định các đặc điểm tài nguyên và độ nhạy cảm của đảo trước các biến động mơi trường. Những yếu tố này cũng quyết định số
lượng lồi xuất hiện trên đảo, kích thước các quần thể, độ nhạy cảm đối với sự xâm nhập của các lồi mới. Các đảo nhỏ và cơ lập thường cĩ rất ít lồi sinh vật so với các đảo lớn, nhưng tỷ lệ lồi đặc hữu lại cao. Do quỹ đất hạn hẹp, nếu quản lý kém, quỹ tài nguyên bị suy thối sẽ khĩ cĩ khả năng phục hồi.
Các đảo nhỏ cĩ tỷ lệ độ dài đường bờ biển/ diện tích đất liền cao, do đĩ mức độ tác động xấu của quản lý kém thường bị khuếch đại. Đảo nhỏ nhạy cảm cao với thiên tai như bão, giĩ xốy, sĩng thần, dâng cao mực nước biển (hoặc sụt chìm địa chất). Sườn của các đảo đá thường rất dốc do biển mài mịn, dễ bị sụp lở làm thu hẹp diện tích đảo. Đất dễ bị rửa trơi, khiến thực vật bị suy giảm gây ảnh hưởng xấu lên nguồn nước ngọt ít ỏi của đảo.
Đảo thường là nơi giàu tiềm năng khơng chỉ cho phát triển ngành du lịch mà cịn cho nhiều ngành kinh tế khác. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh trong sử dụng tài nguyên giữa các ngành kinh tế, thường dẫn đến việc quản lý bất cập hoặc sử dụng quá mức tài nguyên, ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau.
Bản thân ngành du lịch cũng tạo ra sự ơ nhiễm khơng nhỏ cho mơi trường tự nhiên nơi diễn ra HĐDL. Du lịch thường sử dụng nhiều nước, xả thải nhiều rác, việc khai thác khơng cĩ quy hoạch cĩ thể làm biến đổi bờ biển và các diện tích ven bờ. Vì vậy, phát triển kinh tế ở các đảo thì yếu tố cần quan tâm nhất là sự cân bằng giữa sức chứa về dân số, du khách với tài nguyên của các đảo.