9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
1.1.5.3. Các nguyên tắc phân vùng lãnh thổ nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của phân vùng địa lý tự nhiên là hệ thống các nguyên tắc cĩ quan hệ logic với nhau, được lựa chọn trong quá trình phân tích và tập hợp các thể tổng hợp tự nhiên trong phạm vi các cấp phân vùng.
Trong tự nhiên nĩi chung, các thành phần và yếu tố tự nhiên luơn cĩ mối liên hệ chặt chẽ với nhau về quy luật tồn tại cũng như sự phân hĩa của chúng. Những đặc điểm này khi được nhĩm lại một cách cĩ hệ thống, cĩ quy luật theo những nguyên tắc nhất định sẽ tạo nên những tập hợp đặc trưng cho từng vùng lãnh thổ khác nhau với sự khác biệt khơng lặp lại theo khơng gian và thời gian.
Nguyên tắc phát sinh được áp dụng trong phân vùng địa lý tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề về sự phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Bằng nguyên tắc này sẽ cho phép giải thích được nguồn gốc phát sinh khơng chỉ là các thành phần tự nhiên và các yếu tố thành tạo mà cịn cả các thể tổng hợp tự nhiên cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng.
Trên thực tế, khĩ tái tạo và xác định đầy đủ nguồn gốc và lịch sử của các địa hệ ở các cấp khác nhau, mặt khác tuổi và lịch sử hình thành của mỗi đơn vị và mỗi thành phần tự nhiên cũng khác nhau, do vậy nguyên tắc phát sinh chỉ cĩ thể giải thích sự phân dị lãnh thổ diễn ra như thế nào, nguyên nhân gì và thời gian nào hình thành các cấp phân hĩa lãnh thổ, mức độ thống nhất phát sinh nội tại của mỗi vùng… Điều này dẫn đến việc cần thiết phải kết hợp với các nguyên tắc khác trong quá trình phân vùng địa lý tự nhiên.
Nguyên tắc tổng hợp. Để tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên một lãnh thổ nào đĩ, cần xem xét mọi khía cạnh của thể tổng hợp tự nhiên trên mọi đơn vị phân chia, theo đĩ đề ra chỉ tiêu ở khía cạnh chung nhất, tổng hợp tất cả đặc điểm của các yếu tố chung nhất để sắp xếp các thể tổng hợp tự nhiên vào một cấp phân vùng.
Nguyên tắc tồn vẹn lãnh thổ. Khi tiến hành phân vùng, sự tương đồng về chất của các cảnh quan được xem nhẹ thay vào đĩ là sự nhấn mạnh đặc điểm tồn vẹn phát sinh của lãnh thổ.
Nguyên tắc yếu tố trội. Trong mỗi bậc của hệ thống phân vùng được đặc trưng bởi một thành phần hoặc yếu tố tự nhiên nào đĩ chiếm ưu thế, song khơng là tuyệt đối. Nhân tố chiếm ưu thế tại một phạm vi nhất định sẽ tạo ra sự phân hĩa lãnh thổ nhất định. Áp dụng nguyên tắc yếu tố trội sẽ giải quyết được sự phân cấp trong hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu.
Nguyên tắc đồng nhất tương đối. Tính đồng nhất tương đối được hiểu là mối tương quan của các nhân tố hình thành vùng, làm nên tính riêng của mỗi vùng, tạo ra sự khác biệt với các vùng khác. Nguyên tắc đồng nhất được áp dụng để giải thích việc nhĩm các lãnh thổ cĩ ĐKTN gần nhau thì được đưa về một đơn vị phân vùng.