9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
2.3.2. Kết quả phân vùng khu vực nghiên cứu
* Vùng
Dựa vào chỉ tiêu đã xác lập, ĐKTN và TNTN của vùng nghiên cứu cĩ một số khác biệt nhất định so với vùng phía tây, cụ thể:
- Đa dạng hơn về kiểu địa hình. Vùng cĩ các kiểu địa hình núi thấp, kiểu địa hình đồi, và các kiểu địa hình đặc biệt như đảo, địa hình bờ biển, địa hình karst ngập nước.
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn một chút (Hịn Gai: 26.30C; Uơng Bí 26.90C), đồng thời lượng mưa cao hơn (Hịn Gai: 2016.2mm; Uơng Bí: 1856.5mm).
- Mạng lưới thủy văn dày hơn so với vùng phía tây của tỉnh. - Phong phú và đa dạng hơn về các lồi động thực vật.
* Á vùng
Vùng
Á vùng
Á vùng Đơng gồm cĩ các huyện Mĩng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cơ Tơ. Cấu trúc sơn văn của á vùng cĩ hướng đơng bắc – tây nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho giĩ mùa Đơng Bắc xâm nhập vào sâu hơn. Hệ quả của nĩ là nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, tần suất và các hướng giĩ đơng… biểu hiện rõ ràng hơn so với á vùng Tây.
Á vùng Tây gồm cĩ TX. Cẩm Phả, TP. Hạ Long, huyện Hồnh Bồ, huyện Yên Hưng. Địa hình cĩ hướng á vĩ tuyến. Khí hậu cũng chịu ảnh hưởng của giĩ mùa Đơng Bắc nhưng tần suất hoạt động của nĩ khơng mạnh bằng á vùng Đơng.
Ranh giới giữa 2 á vùng được xác định trùng với ranh giới giữa các huyện Tiên Yên, Vân Đồn với Cẩm Phả.
* Tiểu vùng
1. Tiểu vùng núi thấp nằm Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà cĩ giới hạn phía tây trùng với ranh giới các huyện trên, ranh giới phía đơng là thung lũng chia cắt khu vực núi với vùng đồi. Địa hình chủ yếu là những dãy núi thấp, độ cao trên 250m đến đỉnh 1507m, chạy theo hướng đơng bắc - tây nam, cĩ tuổi Triat với hệ tầng Bình Liêu, hệ tầng Nà Khuất và phức hệ Núi Điệng.
2. Tiểu vùng đồi Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà - Mĩng Cái là dải đồi cũng chạy theo hướng đơng bắc - tây nam, độ cao từ 50 - 250m, nằm kế về phía đơng tiểu vùng núi và phía tây của dải đồng bằng ven biển. Cấu tạo là các đá cĩ tuổi O3-S hệ tầng Tấn Mài phân bố thu hẹp dần từ đơng bắc xuống tây nam. Hệ tầng Hà Cối cĩ tuổi Jura (J1-2 hc) chiếm một diện tích khá lớn của tiểu vùng.
3. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Tiên Yên - Hà Cối gồm dải đồng bằng ven biển kéo dài từ Mĩng Cái đến Tiên Yên, được bồi đắp bằng các phù sa Đệ Tứ, độ cao từ 0 - 20m.
4. Tiểu vùng biển - đảo ven bờ Cái Bầu - Vĩnh Thực gồm dãy đảo khác nằm rải rác ở ven bờ kéo dài từ Mĩng Cái đến đảo Cái Bàu. Hệ thống các đảo này được cấu tạo như phần tiếp nối của khu vực bờ biển tương ứng. Các đảo này cĩ nguồn gốc hình thành phần đất đá và các ĐKTN khác tương tự như các vùng ven biển của á vùng Đơng.
5. Tiểu vùng đảo Ngọc Vừng - Quan Lạn - Hạ Mai gồm hệ thống các đảo nằm ở phía bắc của vịnh Bái Tử Long như Cảnh Cước, Quan Lạn, Minh Châu, Sậu Nam… Đặc điểm tiểu vùng này là những dãy núi thấp, chạy theo hướng đơng bắc – tây nam với cấu tạo chủ yếu là các đá cĩ tuổi Devon hệ tầng Bản Páp, hệ tầng Dưỡng Động, hệ tầng Sơng Cầu. Ngồi ra cịn cĩ sự xuất hiện của phù sa Đệ Tứ quanh một số đảo.
6. Tiểu vùng biển - đảo xa bờ Cơ Tơ nằm trọn trong đơn vị hành chính của huyện Cơ Tơ. Với hơn 40 hịn đảo nhỏ, tiểu vùng đảo xa bờ Cơ Tơ được hình thành từ các đá cĩ tuổi O3-S hệ tầng Cơ Tơ và phù sa Đệ Tứ thượng.
7. Tiểu vùng núi thấp Hồnh Bồ - Cẩm Phả chiếm phần lớn diện tích các huyện Cẩm Phả, Hồnh Bồ, Hạ Long. Khác với tiểu vùng núi thấp của á vùng Đơng, tiểu vùng núi thấp của á vùng Tây cũng được hình thành từ các đá cĩ tuổi Triat, tuy nhiên phần lớn lại là hệ tầng Nà Khuất, chạy theo phương đơng – tây.
8. Tiểu vùng đồi Hồnh Bồ - Hạ Long – Cẩm Phả cĩ cấu tạo địa chất chủ yếu là trầm tích lục nguyên tuổi Triat thượng, hệ tầng Hịn Gai cĩ chứa than. Hệ tầng này chiếm một dải rộng, chạy theo hướng á vĩ tuyến.
9. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Hồnh Bồ - Hạ Long bao gồm dải đồng bằng ven biển của các đơn vị hành chính là Cẩm Phả, Hạ Long và Hồnh Bồ với phù sa Đệ tứ tuổi Pleistocen thượng hệ tầng Vĩnh Phúc (QIII vp) và hệ tầng Đồng Ho. Khác với tiểu vùng đồng bằng ven biển của á vùng Đơng, ở á vùng Tây tiểu vùng đồng bằng ven biển chỉ chiếm diện tích khiêm tốn nhỏ, hẹp.
10. Tiểu vùng đồng bằng – đảo Yên Hưng cĩ giới hạn nằm trọn trong ranh giới hành chính huyện Yên Hưng. Cấu tạo địa chất chủ yếu là phù sa Đệ Tứ của hệ tầng Hải Hưng (mQIV1-2 hh) và hệ tầng Thái Bình (mQIV3 tb).
11. Tiểu vùng đảo đảo đá vơi nằm trên vịnh Hạ Long và một phần của vịnh Bái Tử Long. Đây cĩ thể coi là tiểu vùng đặc biệt nhất của vùng nghiên cứu. Với hơn 1000 hịn đảo khác nhau, các đảo ở đây được cấu tạo chủ yếu bằng đá vơi, tuổi C-P với hai hệ tầng chính là hệ tầng Bắc Sơn (C-P bc) và hệ tầng Cát Bà (C1 cb).
Trong 11 tiểu vùng trên, từ tiểu vùng số 1 đến tiểu vùng số 6 thuộc á vùng Đơng, từ tiểu vùng số 7 đến tiểu vùng số 11 thuộc á vùng Tây.
Dựa vào các tiêu chí đã xác định, sơ đồ hệ thống phân vùng lãnh thổ địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu được thể hiện cụ thể trong hình 2.4.
Như vậy, cĩ thể thấy giữa các tiểu vùng cĩ sự khác biệt nhất định về cấu trúc địa chất cũng như địa hình. Sự khác biệt này đã tạo ra sự phân hĩa nhất định về điều kiện khí hâu, thủy văn… của các tiểu vùng, tạo ra những nét riêng biệt nhất định về giá trị tiềm năng du lịch, quy định những đặc trưng riêng về mức độ thuận lợi để khai thác tài ĐKTN, TNTN cho PTDL trong mỗi tiểu vùng được nghiên cứu.