1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh hà giang

82 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Các quốc gia phát triển về du lịch nhanh chóng nắm bắt được xuhướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để phát triển du lịch thiệnnguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghi

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành dulịch Sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống, áp lực công việc, con người tìmđến du lịch để thư giãn, đồng thời tìm hiểu các vùng đất mới, học hỏi kinhnghiệm cũng như thiết lập các mối quan hệ Du lịch là nhu cầu bậc cao của conngười, do đó, trong điều kiện kinh tế và xã hội phát triển như ngày nay, du lịchđang ngày càng được ưa chuộng Cùngvới sự phát triển của xã hội, các loại hình

du lịch cũng được đa dạng hóa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách cũng nhưphát triển thế mạnh của quốc gia mình.Mục tiêu chung của du lịch thế giới làphát triển du lịch bền vững Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn vớitrách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị conngười, xã hội Nhận thấy xu hướng đó, một loại hình du lịch mới đã ra đời - dulịch thiện nguyện Du lịch thiện nguyện bắc những nhịp cầu yêu thương giữa các

cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, mong muốn được trực tiếp giúp đỡ nhữngngười kém may mắn Sự chia sẻ cả về vật chất và chung tay giúp đỡ kinh tế,vănhóa, giáo dục, sẽ làm giảm khó khăn, áp lực cho cộng đồng, hướng đến một xãhội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn Trên góc độ nào đó du lịch thiệnnguyện sẽ làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo doanh thu và thêm sự lựa chọncho du khách Đidu lịch sẽ không chỉ đơn giản là tham quan, khám phá mà sẽmang một ý nghĩa nhân văn cao đẹp.Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu

Âu, châu Mỹ, du lịch thiện nguyện đã xuất hiện từ lâu và trở thành phong tràomạnh mẽ Các quốc gia phát triển về du lịch nhanh chóng nắm bắt được xuhướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để phát triển du lịch thiệnnguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghiệp, đa dạng trong hoạt động và đềcao yếu tố thiện nguyện trong mỗi chuyến đi

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch nói chung và du lịch thiệnnguyện nói riêng Trong đó, Hà Giang là tỉnh miền núi cao nằm ở cực bắc Tổquốc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninhquốc phòng và đối ngoại Phía Bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km vớiTrung Quốc, phía đông, tây và nam Hà Giang tiếp giáp với các tỉnh có tiềmnăng du lịch lớn như: Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, đây là điềukiện rất thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh.Hà Giang là một vùngđất có tiềm năng rất lớn về du lịch.Tuy nhiên loại hình và sản phẩm du lịch của

Trang 3

Hà Giang thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch,chính vì vậy du lịch Hà Giang chưa thực sự thu hút khách du lịch đến như cáctỉnh khác của Việt Nam Theo xu hướng của du lịch hiện đại, du lịch thiệnnguyện là một loại hình du lịch đang rất được quan tâm và thu hút được nhiềukhách du lịch Đây là loại hình du lịch đã có từ lâu trên thế giới Theo dự báonăm 2015 sẽ là năm bùng nổ du lịch thiện nguyện, mạo hiểm Tuy nhiên, loạihình du lịch này chưa phát triển ở Việt Nam và đặc biệt chưa phát triển ở HàGiang Chính vì những lý do trên, với tư cách là một sinh viên học khoa Khoahọc xã hội và Nhân văn chuyên ngành Việt Nam học, em chọn nghiên cứu đề tài

“Tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh Hà Giang” mong muốn

đưa ra một hướng đi mới cho du lịch Hà Giang

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Du lịch thiện nguyện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫnchưa cónhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịchnày cũng nhưxây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứumột cách chungnhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnhcủa du lịch thiện nguyện.Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công dự án

“Du lịch thiện nguyện”(HumaniTour) được nhận giải thưởng Doanh nhân xã

hội năm 2010 của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP),Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) đã đưa ra nhiều nghiên cứuphát triển du lịch thiện nguyện tạiViệt Nam Tuy nhiên, CSDS là một tổ chứcphi chính phủ, do đó những nghiên cứu về du lịch thiện nguyện của tổ chức nàytập trung vào thực hiện các hoạt động thiện nguyện, mục đích chính là hướng tớicộng đồng, không phục vụ cho sự phát triển của du lịch

Bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của

Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) tập trungnghiên cứu và hướng dẫn về định hướn phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Namnhư du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng… Bên cạnh đó, nhiều tác

giả, nhà báo có viết về du lịch thiện nguyện như bài báo “Du lịch thiện nguyện”

của Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân, tác giả Trần Thanh Hoàng ra ngày07/11/2010 Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở lý luận, quảng bá và giớithiệu Điều chúng ta cần là một nghiên cứu toàn diện về tiềm năng, phân tíchđược thực trạng khai thác ở nước ta để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển Đómới là nhiệm vụ cấp thiết Tại khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại

Trang 4

học Hùng Vương, chưa có đề tài nào nghiên cứu về loại hình du lịch mới mẻ vàđầy tiềm năng này Vì vậy, đề tài hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về dulịch thiện nguyện và đề xuất hữu ích đưa loại hình này trở thành thế mạnh củatỉnh Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

3 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Du lịch thiện nguyện là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở ViệtNam Việc nghiên cứu đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh

Hà Giang” nhằm mục đích tìm hiểu về những điều kiện sẵn có tại tỉnh có thểphục vụ loại hình du lịch này Đồng thời đưa ra một số biện pháp khai thác cóhiệu quả cho du lịch thiện nguyện phát triển một cách phổ biến, góp phần làmphong phú thêm các loại hình du lịch và thu hút du khách đến với Hà Giang Từ

đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của

Hà Giang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: du lịch thiện nguyện, hoạt động thiện nguyện,

các tài nguyên du lịch tại Hà Giang có khả năng phát triển loại hình du lịch thiệnnguyện

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Du lịch thiện nguyện có ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhưng

do điều kiện không cho phép, nên tác giả chỉ đi sâu vào tập trung nghiên cứutiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh Hà Giang

Về thời gian: Du lịch thiện nguyện trong khóa luận được khai thác trong phạm

vi cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có nguồn thông tin đầy đủ về

loại hình du lịch thiện nguyện cùng các vần đề có liên quan đến đề tài nghiêncứu tôi đã tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau,như: báo, các bài báo cáo, các bài viết, sách, internet…Bên cạnh đó còn có cácchương trình du lịch có khai thác loại hình du lịch này tại các tỉnh khác trongnước của các công ty du lịch Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta cócái nhìn khái quát về vấn đề Sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để cóđược những thông tin, tài liệu cần thiết

Trang 5

Phương pháp điền dã thực địa: Đây là một trong những phương pháp

quan trọng trong nghiên cứu du lịch vì nó cho kết quả mang tính xác thực Khimuốn xây dựng một chương trình du lịch thì việc khảo sát thực địa là việc khôngthể thiếu Việc này giúp xây dựng được những tour du lịch thiện nguyện hợp lý

cả về thời gian, lộ trình và mang tính khả thi Khi tiến jlhành khảo sát thực tế sẽ

có điều kiện đối chiếu, bổ sung hoặc sửa đổi những thông tin cần thiết mà cácphương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng,

thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sựảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phântích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trongviệc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp phát triển dulịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

5.Nội dung và bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dungchính của khoá luận chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và du lịch thiện nguyện

Chương 2: Điều kiện phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

Trang 6

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ

ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về du lịch vẫn chưathống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ khácnhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Đúng như một chuyêngia nhận định “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêuđịnh nghĩa”

Theo Ausher “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”.[15; 8 ]

Năm1963 với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch cácchuyên gia đã dưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp cácmối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hànhtrình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họhay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi đến lưu trú không phải là nơi ởthường xuyên của họ”.[ 15; 12 ]

Luật du lịch Việt Nam, tại chương I, điều 4 định nghĩa: “Du lịch là hoạt độngliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời giannhất định” [ 13; 1]

Tóm lại ta có thể hiểu du lịch như sau:

- Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗicủa cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nângcao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêuthụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và du lịch do các cơ sở chuyênnghiệp cung cấp

- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảysinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnhrỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

Trang 7

1.1.1.2 Khái niệm về khách du lịch

Trong hầu hết các định nghĩa, du khách đều được coi là người đi khỏi nơi

cư trú thường xuyên của mình

Để có thể đưa ra một khái niệm du khách chặt chẽ, có lẽ nên bắt đầu từkhái niệm khách Theo từ điển tiếng Việt 1994, ý nghĩa cơ bản của từ khách làngười từ bên ngoài đến trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ

Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thứctại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ,song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch

Du khách là người từ nơi khác đến kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗgiá trị vật chất và tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hoặc của cộngđồng xã hội Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của cácdoanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống…

Theo Luật Du Lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc

1.1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch là dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách dulịch trong chuyến đi Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm hàng hoá và sảnphẩm dịch vụ, trong đó dịch vụ là loại hình sản phẩm có đóng góp quan trọngtrong phát triển các hoạt động du lịch

Sản phẩm dịch vụ du lịch càng đa dạng, phong phú thì sức hấp dẫn đốivới du khách càng lớn Trong hai loại hình dịch vụ là dịch vụ chính (bao gồmcác dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, đi lại) và dịch vụ bổ sung (các dịch vụvui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác củakhách du lịch: trí tò mò, sức khoẻ… ) thì dịch vụ bổ sung có vai trò quan trọngtrong việc thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch Sự đa dạng về các loại

Trang 8

hình dịch vụ bổ sung chính là yếu tố quan trọng tạo nên doanh thu cao chongành kinh doanh du lịch

1.1.1.4 Chức năng của du lịch

Chức năng xã hội

Du lịch có vai trò trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sứcsống cho nhân dân Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chếbệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho con người Các công trình nghiên cứu về sinhhọc khẳng định rằng: nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của cưdân trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%

Du lịch tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hìnhthành nhân cách tốt, lòng yêu nước, góp phần bảo tồn các di tích lịch sử văn hoádân tộc

Chức năng kinh tế

Du lịch góp phần vào việc khôi phục sức khoẻ của con người cũng nhưkhả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao độngvới hiệu quả kinh tế rõ rệt Du lịch dịch vụ là ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởngđến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nền kinh tế Du lịch là nguồn thungoại tệ hữu hiệu của nhiều nước, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật cho cộng đồng

Chức năng sinh thái

Du lịch giúp con người sống hoà hợp với thiên nhiên, nâng cao nhận thứccủa con người về giá trị của tự nhiên, thay đổi thái độ hành vi đối với môitrường thiên nhiên Du lịch kích thích bảo vệ, khôi phục, và tối ưu hoá môitrường thiên nhiên, sử dụng hợp lý và bến vững các nguồn lực tự nhiên

Chức năng chính trị

Chức năng này thể hiện ở vai trò của du lịch như là nhân tố thúc đẩy vàcủng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểubiết giữa các dân tộc

1.1.1.5 Chương trình du lịch

a Định nghĩa chương trình du lịch và các loại hình du lịch

Chương trình du lịch là một sản phẩm rất quan trọng của ngành du lịch,

nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố, thành phần khác nhau Trước hết đó là

Trang 9

chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ănuống, vé tham quan và các dịch vụ khác.

Chương trình du lịch có thể chia thành hai loại cơ bản đó là:

- Chương trình du lịch đơn lẻ (Local tour)

Là loại hình dịch vụ kết hợp được cung cấp cho khách bao gồm: phươngtiện vận chuyển, phí vào cửa, bài giới thiệu về điểm du lịch Các tour đơn lẻthường kéo dài không quá 24h, không bao gồm cơ sở lưu trú, chỉ giới hạn tạimột điểm hay một thành phố và các khu lân cận

- Chương trình du lịch trọn gói (Package tour)

Là loại hình dịch vụ được cung cấp cho khách bao gồm phương tiện vậnchuyển cả việc vận chuyển từ sân bay tới khách sạn và ngược lại), cơ sở lưu trú,hoạt động tham quan, không có giới hạn về mặt địa lý và kéo dài trên 24h

Ngoài hai loại cơ bản trên ta còn có thêm một khái niệm khác về chươngtrình du lịch:

- Chương trình du lịch độc lập

Là loại hình chương trình du lịch được thiết kế theo yêu cầu của khách đểđáp ứng những yêu cầu cụ thể của một cá nhân hay gia đình bao gồm hai hoặcmột số yếu tố sau: xe cộ, nhà ở, vận chuyển, cảnh quan, thường diễn ra trongkhoảng thời gian trên 24h tại nơi mà khách du lịch không đi theo đoàn

b Tầm quan trọng của chương trình du lịch trong đời sống

 Đặc điểm của chương trình du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế, tuy nhiên sản phẩm du lịch ngoài việc mangđầy đủ những đặc tính của một sản phẩm hàng hoá thì còn có những đặc thù vàđặc điểm riêng như sau:

- Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình không giống như các sảnphẩm vật chất khác mà ta có thể quan sát hay chạm vào được Ở đây không cómột sản phẩm vật chất cụ thể để người bán có thể trao đổi cho người mua tạithời điểm diễn ra việc mua bán và người dùng cũng không thể đánh giá, kiểm trachất lượng sản phẩm tại thời điểm mua

- Chất lượng của chuyến du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môitrường xung quanh (thái độ nhân viên phục vụ hoặc tiêu chuẩn, chất lượngphòng… ) Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chươngtrình du lịch

Trang 10

- Chương trình du lịch có tính tự tiêu hao, điều này có nghĩa chương trình

du lịch rất dễ hỏng, nó phải được thực hiện vào một ngày được định trước (ngàykhởi hành), nếu không tour du lịch sẽ mất đi vĩnh viễn, có nghĩa là khi chươngtrình du lịch không được tiêu thụ thì nó không thể lưu kho và không có giá trị

- Chương trình du lịch là một cầu nối giữa du khách với điểm du lịch.Thông qua chuyến đi, du khách sẽ được tiếp cận với điểm du lịch đã được chọnsẵn

Qua những đặc điểm nói trên, ta thấy chương trình du lịch là một phầnquan trọng của điểm du lịch Chương trình du lịch kết hợp các thành phần tạiđiểm du lịch như các giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sẽ thu hút vàhấp dẫn du khách đến thăm điểm du lịch

 Tầm quan trọng của chương trình du lịch

Những chuyến du lịch có tầm quan trọng rất lớn đối với điểm du lịch và

cả du khách, đặc biệt về mặt kinh tế

- Đối với du lịch

Du lịch mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước đồng thời cũng góp phầnphát triển kinh tế địa phương Bởi vì, du khách quốc tế sẽ sử dụng đồng tiền củađất nước họ để mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm cũng như để chi trả các dịch vụbao gồm trong chuyến đi của họ Bằng cách đó đồng ngoại tệ sẽ xâm nhập vàothị trường, vào đời sống kinh tế địa phương có điểm du lịch và làm cho nền kinh

tế tại địa phương đó phát triển mạnh mẽ hơn

Bên cạnh đó, chương trình du lịch luôn tạo cơ hội có việc làm và mang lạilợi ích cho cộng đồng địa phương Đó là việc huy động tối đa sức tham gia củangười dân địa phương như: đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉcho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, phục hồi các làng nghề thủcông truyền thống và bán các mặt hàng lưu niệm cho khách Thông qua đó sẽtạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương Hơnthế nữa, du lịch còn tạo cơ hội giao lưu văn hoá, tiếp xúc với các dân tộc trêntoàn thế giới

Trang 11

nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu, sở thích riêng và mức độ hài lòng của dukhách sẽ tăng gấp bội so với những chuyến đi thông thường khác

Điều này đặt ra cho các nhà điều hành du lịch cần phải tạo những chươngtrình du lịch khác nhau để du khách có được những lựa chọn đa dạng để họ cóthể khám phá những khía cạnh khác nhau về một điểm du lịch, một thành phố,một đất nước Điều quan trọng là họ vừa có thể tận hưởng cuộc sống mà lại phùhợp với thời gian và tiền bạc của mình

 Các nguồn lực tham gia vào việc hình thành và thực hiện chương trình

du lịch

Nguồn lực đòng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào sự hình thành

và thực hiện chương trình du lịch Bởi một cá nhân đều có một chức năng, mộtnhiệm vụ riêng đóng góp vào sự thành công của chuyến đi

- Hướng dẫn viên du lịch địa phương (Local tour guide)

Là người trong khoảng thời gian đã được xác định trước (thường khôngquá một ngày) được một đoàn khách hay một du khách đến điểm du lịch thuê đểthuyết minh, giải thích và trả lời những câu hỏi nảy sinh trong khoảng thời gian

đó

- Hướng dẫn viên du lịch trọn gói (Tour escort)

Là người trong khoảng thời gian nhất định (từ 2 ngày trở lên) đi cùngđoàn khách, có trách nhiệm thu xếp, tổ chức, thực hiện các hoạt động và dịch vụtrong chương trình du lịch như: đặt, trả phòng, ăn uống, vui chơi cũng như côngtác thuyết minh về điểm du lịch và giải quyết những vần đề nảy sinh trongchuyến đi

- Nhà điều hành du lịch (Tour operator)

Là một cá nhân hay một công ty có trách nhiệm về việc lập kế hoạch, triểnkhai, quảng cáo, quản lý và thực hiện các chuyến du lịch

- Nhà tư vấn du lịch (Travel counsellor)

Là người làm việc ở đại lý lữ hành, tư vấn cho du khách về những điểm

du lịch, các chuyến tour du lịch cũng như thay mặt khách hàng thực hiện các thủtục cần thiết như: đặt chỗ cho chuyến đi, làm thủ tục xuất nhập cảnh…

c Các đặc trưng của chương trình du lịch

- Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đãđược sắp đặt trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người

Trang 12

- Trong chương trình du lịch ít nhất phải có 2 dịch vụ và việc tiêu dùngđược sắp đặt theo một trình tự thời gian và không gian nhất định.

- Giá cả của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trongchương trình - Chương trình du lịch phải được bán trước khi tiêu dùng

d Đặc điểm của các chương trình du lịch

- Tính vô hình

- Tính không đồng nhất

- Phụ thuộc vào uy tín của các nhà cung cấp

- Tính thời vụ cao và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tốtrong môi trường vĩ mô

- Tính dễ bị sao chép và bắt trước

- Tính khó bán: Là do kết quả của các đặc tính trên

e Các bước xây dựng chương trình du lịch

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường (khách du lịch)

- Nghiên cứu khả năng đáp ứng Tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch,mức độ cạnh tranh trên thị trường…

- Xác định khả năng và vi trí của doanh nghiệp lữ hành

- Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch

- Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa

- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủyếu, bắt buộc của chương trình

- Xây dựng phương án vận chuyển

- Xây dựng phương án ăn uống, lưu trú

- Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình Chi tiết hóa chươngtrình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí

- Xác định giá thành, giá bán của chương trình

- Xây dựng những quy định của chương trình du lịch

1.1.1.6 Phân loại du lịch

Hoạt động du lịch có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau Có rấtnhiều cách phân loại như phân loại theo môi trường tài nguyên, phân loại theolãnh thổ hoạt động, phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, phân loạitheo phương tiện giao thông, phân loại theo loại hình lưu trú, phân loại theo lứatuổi du khách, phân loại theo độ dài chuyến đi, phân loại theo hình thức tổ chức,phân loại theo phương thức hợp đồng, phân loại theo mục đích chuyến đi…

Trang 13

Phân loại theo mục đích chuyến đi:

Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần tuý du lịch, tức là họ

đi chỉ nhằm tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giớixung quanh Bên cạnh đó còn có những người thực hiện chuyến đi với nhữngmục đích khác nhau như tôn giáo, học tập, hội nghị, nghiên cứu… nhưng họtranh thủ thời gian rảnh rỗi để tham quan, nghỉ ngơi nhằm thẩm nhận tại chỗnhững giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hoá nơi đến Đây được gọi là du lịchkết hợp

a Du lịch thuần tuý

 Du lịch tham quan

Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết vềthế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tựnhiên như một phong cảnh đẹp, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn nhưđình, chùa, di tích cổ…Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong nhữnghoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch

 Du lịch khám phá

Du lịch khám phá được chia thành hai loại dựa vào mức độ, tích chấtchuyến đi, gồm du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm Du lịch tìm hiểu là nhữngchuyến đi với mục đích được tìm hiểu về thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử, tìmhiểu về các phong tục tập quán…nhằm nâng cao sự hiểu biết của du khách Dulịch mạo hiểm là loại hình du lịch đang rất được ưa chuộng, nhất là giới trẻ

Tham gia du lịch để thể hiện mình, để rèn luyện và khám phá bản thân.Những chuyến đi xuyên rừng rậm, chèo thuyền tại các con suối chảy xiết, chinhphục các đỉnh núi cao, nhảy dù, ….đặc biệt thu hút những người ưa mạo hiểm.Nhưng để kinh doanh loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị cần thiết để

hỗ trợ, có đội ngũ cứu hộ cơ động, chuyên nghiệp

 Du lịch giải trí

Du khách thực hiện chuyến đi này với mục đích được thư giãn, xả hơinhằm khôi phục sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng Điểm đến củaloại hình du lịch này là những nơi yên tĩnh, không khí trong lành, dễ chịu Bêncạnh việc tham quan, nghỉ ngơi du khách còn có nhu cầu vui chơi giải trí, do đócần phải quan tâm mở rộng các khu vui chơi giải trí, công viên, sòng bạc…

 Du lịch thể thao

Trang 14

Loại hình du lịch thể thao xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê thể thaocủa con người Chơi thể thao (không chuyên) nhằm nâng cao thể chất, phục hồisức khoẻ… được coi là một trong các mục đích của du lịch Các hoạt động thểthao như: chơi golf, bơi, câu cá, chơi tennis, chèo thuyền… rất được ưa thích.

Du lịch thể thao được chia làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và dulịch thể thao thụ động Du lịch thể thao chủ động là du khách trực tiếp tham giavào các môn thể thao, còn du lịch thụ động là các chuyến đi xem các trận thi đấuthể thao, du khách sẽ là các cổ động viên

b Du lịch kết hợp

 Du lịch kinh doanh

Mục đích chính của chuyến đi là kinh tế, họ tìm đối tác làm ăn, cơ hộiđầu tư kinh doanh… Đối tượng khách của loại hình du lịch này chủ yếu làthương nhân, các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư…họ tranh thủ thời gian để thamquan, nghỉ ngơi Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao

 Du lịch hội nghị

Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây Khách

đi du lịch hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất, khảnăng thanh toán rất cao vì thường được bao cấp

 Du lịch nghiên cứu (học tập)

Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học

lý thuyết với thực tiễn Nhiều môn học, ngành học cần có sự hiểu biết thực tếnhư địa lý, khảo cổ, môi trường, địa chất, sinh học… Đối tượng khách của dulịch nghiên cứu chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu…và hướngdẫn viên thông thường là giáo viên phụ trách chuyên môn ở trường

Trang 15

 Du lịch thể thao kết hợp

Đối tượng khách của loại hình du lịch này là các huấn luyện viên, các vậnđộng viên chuyên nghiệp Họ thực hiện chuyến đi với mục đích chính là đểluyện tập, tham gia các giải thi đấu thể thao Với họ tham gia các hoạt động thểthao không phải để giải trí, thư giãn mà đó được coi là nghề nghiệp, việc làmcủa họ Đây là điểm khiến loại hình du lịch này khác với du lịch thể thao thuầntuý

có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu

 Du lịch thăm thân

Đối với những nước có nhiều ngoại kiều thì loại hình du lịch này sẽ rấtđược chú trọng, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thângiữa các miền, giữa các quốc gia

 Du lịch tôn giáo

Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch đã được phổ biến từ xưa Đó là cácchuyến đi có mục đích chính là tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, các cuộchành hương để dự các lễ hội tôn giáo… Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu làcác chuyến đi của du khách để thoả mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáocủa tín đồ, hay các chuyến đi để tìm hiểu, nghiên cứu về các tôn giáo của người

dị giáo Điểm đến là các đình chùa, thánh địa, nhà thờ…

 Du lịch tình nguyện

Đây là một loại hình du lịch kết hợp còn khá mới mẻ với du khách Mụcđích chính của chuyến đi là du khách được tham gia vào các hoạt động tìnhnguyện tại nơi đến, mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triểncủa cộng đồng, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường sống.Các hoạt động như thu gom rác, chăm sóc động vật quý hiếm tại các vườn quốcgia, dạy học cho các em nhỏ mồ côi …

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc kết hợp hoạt động tình nguyện với lữhành thực ra không phải là một ý tưởng mới Thực tế là du lịch tình nguyện đã

Trang 16

xuất hiện cả nghìn năm trước ở nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới Cácnhà truyền giáo, bác sĩ, thuỷ thủ, nhà thám hiểm…con người với mỗi ngànhnghề riêng biệt đã mang theo các dịch vụ khác nhau cùng với chuyến đi của họ.

Về sau này, tổ chức Peace Corps (Mỹ), do thượng nghĩ sĩ, sau này là Tổng thống

Mỹ John Kenedy thành lập năm 1960 đã khiến du lịch tình nguyện được biếtđến và quan tâm một cách chính thức hơn Tổ chức này đã mở đầu nhiều phongtrào như du lịch sinh thái những năm 1980, du lịch tình nguyện và trách nhiệm

xã hội những năm 1990… Xét về góc độ tương quan loại hình, du lịch tìnhnguyện và du lịch sinh thái đều là những loại hình du lịch thay thế, cùng hướngtới mục tiêu phát triển bền vững Cùng xuất phát từ một số đặc trưng, hai loạihình này có điểm chung là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bảnsắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, hướng tới mục tiêu caonhất là phát triển bền vững…

Tuy nhiên, so với du lịch sinh thái, về cách thức tổ chức thực hiện, du lịchtình nguyện có một số điểm khác biệt Một là, du lịch tình nguyện chỉ được khaithác trên những địa bàn có đặc tính đặc thù cho công việc tình nguyện, nhưnhững nơi còn kém phát triển, cần có sự chung tay góp sức giúp đỡ Hai là, sựhấp dẫn của du lịch tình nguyện chính là việc tham gia các dự án vì cộng đồng,

du khách sẽ lao động và cống hiến một cách tự nguyện công sức và trí lực củamình cho các dự án tình nguyện trong chuyến du lịch

Đặc trưng đáng lưu ý của loại hình du lịch này là lợi ích mà du lịch tìnhnguyện mang lại Đây là loại hình du lịch có thể mang lại rất nhiều lợi ích chonhiều đối tượng khác nhau cụ thể như:

- Lợi ích cho cá nhân hoặc gia đình: lưu trú tại nhà dân mang doanh thutrực tiếp chuyển tới gia đình, đòi hỏi người dân phải có những kỹ năng quản lýphù hợp

- Cộng đồng địa phương nhờ thế cũng sẽ hưởng lợi thông qua nhữngkhoản doanh thu trực tiếp cho các thành viên của cộng đồng Hơn nữa, việcnâng cấp nơi ở thường xuyên giúp giảm thiểu được chi phí lớn cho các cơ sở hạtầng công cộng

- Đối với các điểm ở góc độ quản lý nhà nước: giúp giảm thiểu sự “rò rỉ”doanh thu từ du lịch ra ngoài đất nước, tránh căng thẳng xã hội và bảo tồn nhữnggiá trị truyền thống địa phương Với những nước công nghiệp hoá, đây là loại

Trang 17

hình du lịch rất lý tưởng với những du khách muốn có mối quan hệ gần gũi vớingười dân địa phương

- Mối quan hệ quốc tế - liên khu vực cũng được thúc đẩy và tăng cườnggiao lưu, hiểu biết văn hoá

Ngoài ra còn có rất nhiều các loại hình du lịch khác Mỗi chuyến du lịchvới những mục đích khác nhau sẽ tạo nên một loại hình du lịch khác nhau Sựphân chia các loại hình du lịch chỉ mang tính chất tương đối, cũng có khi có sựkết hợp giữa các loại hình du lịch với nhau

1.1.2 Du lịch thiện nguyện

1.1.2.1 Khái niệm

Du lịch thiện nguyện là sự kết hợp của nhiều hoạt động song song, thamquan, khám phá, giúp đỡ cộng đồng, bảo vệ môi trường,… Do đó, khi nói đếnloại hình du lịch này có không ít quan điểm không đồng nhất về khái niệm, phụthuộc vào cách tiếp cận và cách thức tổ chức du lịch của từng quốc gia, công ty:

Mc Gehee (Giáo sư, Giám đốc khoa Nghiên cứu sau đại học trường Đại học

Minnesota) cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian

và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn”

Khái niệm của Mc Gehee đã xác định được hai thành tố là du lịch và thiệnnguyện, coi du lịch là mục đích chủ yếu và trong khi thực hiện hoạt động du lịch

sẽ giúp đỡ cộng đồng khác Tuy nhiên, Mc Gehee đưa ra khái niệm thiên về từthiện, chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng tiền bạc để giúp đỡ những cộng đồng đó

Wearing định nghĩa rõ hơn: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân với nhiều lí

do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật chất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó”.

So với Mc Gehee, Wearing đã nhấn mạnh cả hoạt động từ thiện và hoạtđộng tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng khác trong kỳ nghỉ của mình, thông quagiúp đỡ về vật chất và trực tiếp giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai Wearing đã

có cái nhìn sâu hơn về du lịch thiện nguyện, song lại bị hạn chế về hoạt độngtình nguyện do chỉ hướng tới giảm thiểu tác động của tự nhiên mà không đề cậpđến sự ảnh hưởng của các vấn đề con người và xã hội

Lyons (Đại học Guelph ở Ontario, Canada) lại phân biệt hai khái niệm

tình nguyện và thiện nguyện Theo quan điểm của ông, “Tình nguyện viên là những người tự nguyện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân

Trang 18

đang gặp khó khăn trong cộng đồng mình sinh sống và không vụ lợi”, còn

“Thiện nguyện viên được xem là những người đi du lịch thiện nguyện khi họ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho một cộng đồng nào đó” Theo ông,

đã là thiện nguyện tức là đi du lịch, có nhu cầu khám phá những vùng đất mớikhác nơi mình sinh sống, tuy nhiên, chỉ là hình thức du lịch tự phát và không đềcao hoạt động du lịch mà mục đích chủ yếu, quan trọng nhất là chia sẻ cộngđồng

Lyons làm rõ rằng, các cuộc du lịch này thường ngắn hơn các cuộc du lịchtruyền thống, bên cạnh đi du lịch là trực tiếp thực hiện hoạt động thiện nguyệntại điểm đến Cùng với sự giúp đỡ về vật chất, tiền bạc, du khách sẽ tham giavào các công việc tình nguyện là lao động chân tay, được đan xen giữa các cuộcthám hiểm đến những khu di tích lịch sử, các danh thắng, các khu sinh thái haymột điểm đến mới lạ Lyons cũng nói thêm về thị trường khách của du lịchthiện nguyện, không tập trung vào một tầng lớp, độ tuổi nào mà rất đa dạng, từthanh thiếu niên đến những người lớn tuổi đã về hưu

Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) Việt Nam đưa ra khái niệm:

“Du lịch thiện nguyện là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc cho trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng” Ba dòng sản phẩm

chính của du lịch thiện nguyện theo dự án HumaniTour của CSDS bao gồm: Dulịch sinh thái, du lịch từ thiện và du lịch tình nguyện

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch gắn với trách nhiệm bảo vệ môitrường, phù hợp với những du khách yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường

Du lịch từ thiện là hình thức khách du lịch trực tiếp tới thăm các trung tâm bảotrợ xã hội và làm từ thiện dưới hình thức đóng góp tiền cho trung tâm

Du lịch tình nguyện là hình thức khách du lịch trực tiếp đi thăm và giúp

đỡ các trung tâm bảo trợ xã hội dưới hình thức quyên đồ, dành thời gian làmtình nguyện giúp đỡ các trung tâm

Sự khác biệt chính của ba hình thức du lịch này là sự giới hạn thời giancủa khách du lịch và và hình thức tham gia thiện nguyện Việc phân chia du lịchthiện nguyện thành 3 dòng sản phẩm chính tạo điều kiện thuận lợi cho CSDS tổchức các chuyến đi, tuyển tình nguyện viên cũng như liên hệ với địa phương Làmột tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu bảo vệ môi trường và giúp đỡcộng đồng, do đó, CSDS không coi trọng hoạt động du lịch trong những hànhtrình của mình Tuy nhiên, đối tượng chính của CSDS là trẻ em , do đó, khái

Trang 19

niệm mà trung tâm đưa ra bị giới hạn, bó hẹp trong một số ít đối tượng, phạm vi,chưa mang tính khái quát.

Từ các nguồn tài liệu và phân tích các thành tố của du lịch thiện nguyện,

có thể cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng kỳnghỉ, thời gian và công sức của mình để giúp đỡ một nhóm xã hội hoặc mộtcộng đồng khác bằng cả vật chất, tiền bạc và trực tiếp tham gia các hoạt độngtình nguyện gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giúp đỡ cộng đồng, khắcphục thiên tai,… hướng tới xã hội công bằng, văn minh và sự phát triển du lịchbền vững”

1.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động du lịch thiện nguyện

a Với du lịch

Du lịch thiện nguyện góp phần không nhỏ trong sự phát triển nền kinh tếthế giới nói chung và du lịch thế giới nói riêng Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịchG20 diễn ra ngày 16/5/2012 tại Mexico đã công bố riêng ngành du lịch chiếm9% thu nhập GDP của thế giới (Phạm Quang Hưng, “Đóng góp của du lịch vàoGDP” 20/7/2012, trang web Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Dulịch) Với các quốc gia phát triển mạnh về du lịch, con số đóng góp của ngành

du lịch vào GDP cao hơn nhiều Họ không ngừng nghiên cứu nhu cầu thị trường

để ngày càng đa dạng các hình thức và đóng góp cho sự phát triển chung của đấtnước Tại Việt Nam, đóng góp của du lịch trong GDP toàn quốc năm 2010 là5,8%, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của ngành Chính vì vậy, việc nghiêncứu xây dựng mô hình du lịch thiện nguyện sẽ làm đa dạng các hình thức dulịch; tìm hiểu, mở rộng điểm đến và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng ở cácđịa phương làm phong phú sự lựa chọn cho du khách Từ đó mang lại lợi íchthiết thực cho người dân, cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Du lịch thiện nguyện hướng sự quan tâm tới chia sẻ cộng đồng, do vậy,tuy lợi nhuận thu được từ những chương trình du lịch này không cao so với việc

tổ chức các loại hình du lịch khác nhưng cách làm này sẽ tận dụng được tối đathị trường khách, tạo điều kiện tiếp cận nhiều nhóm khách hàng hơn, nhất lànhóm du khách đam mê trải nghiệm thực tế và hoạt động công tác xã hội.Những năm gần đây, loại hình du lịch này đã mở ra hướng đi mới cho ngành

“công nghiệp không khói”, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững khi gắnliền với sự phát triển xã hội

Trang 20

Sự hài lòng của du khách là mục tiêu cao nhất thì du lịch thiện nguyện đãlàm tốt điều đó Những chuyến du lịch ngắn ngày của du lịch thiện nguyện sẽđem lại lợi ích cho cả du khách và cho những người được giúp đỡ Khi tham giavào hình thức du lịch này, du khách sẽ cảm thấy rất thoải mái và niềm vui cũngđược nhân đôi vì họ vừa có thể du lịch vừa có thể trực tiếp giúp đỡ những ngườikhó khăn.

Du lịch thiện nguyện cũng đồng thời là một phương thức quáng bá hìnhảnh đất nước, con người tới du khách quốc tế, giúp khách du lịch am hiểu hơn

về mảnh đất họ đến, những điểm đến thú vị, những con người thân thiện Vàtương lai không xa, họ sẽ còn quay lại để tìm hiểu thêm về miền đất mới lạ ấy.Với những người làm du lịch, du lịch thiện nguyện là loại hình du lịch mang tínhthử thách rất cao Khảo sát, xây dựng, thiết kế và tổ chức thực hiện những tour

du lịch này đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực cao nhất, tư duy cụ thể, nắm bắt nhu cầuthị trường và khả năng làm việc toàn diện, chu đáo Làm tốt công việc ấy, laođộng du lịch sẽ thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển tấtyếu

Du lịch thiện nguyện giúp tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Namvới người nước ngoài Du lịch phượt đã lan rộng trên thế giới cũng như ViệtNam, điều đó chứng tỏ nhu cầu khám phá và trải nghiệm các nền văn hóa trênthế giới ngày càng cao Theo đó, sự phát triển của du lịch thiện nguyện sẽ bắcthêm những chiếc cầu hội nhập để đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới Sẽkhông chỉ đơn thuần là những chuyến đi đến để nhìn như thông thường mà qua

đó, du khách sẽ được đi sâu vào tìm hiểu bản sắc văn hóa, được hiểu hơn về nétđẹp tự nhiên và con người Việt

b Với cộng đồng

Không chỉ vượt cả một chặng đường dài để “thay đổi không khí” mà saumỗi chuyến hành trình, du khách còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự củacuộc sống Khác với những sản phẩm du lịch thông thường, hành trình của dulịch thiện nguyện là nhịp cầu kết nối những trái tim, những con người xa lạ.Efrot Weiss, người Mỹ sống tại Nhật Bản cho biết: “Tới thăm Làng Hữu nghịViệt Nam là một trong những điểm nhấn trong chuyến du lịch của chúng tôi Tất

cả trẻ em cũng như cán bộ và tình nguyện viên ở đó đều rất thân thiện Điềuquan trọng là mấy đứa nhỏ nhà tôi (13, 12 và 8 tuổi) vốn may mắn nhiều trongcuộc sống, nhận ra điều đó Tôi muốn chúng có tinh thần vì cộng đồng” [26;5]

Trang 21

Thăm những vùng đất khó khăn, những thân phận kém may mắn hơn mình, dukhách sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, biết cảm thông, giúp đỡ người khác.Những điều mới mẻ khám phá từ vùng đất mới cùng niềm vui vì được giúp đỡngười dân, dạy trẻ em học giúp mình sống hòa đồng và trưởng thành hơn Vớimình, mỗi chuyến du lịch như thế là một cơ hội để sống hết mình, cảm nhậnnhững phút giây hạnh phúc nhất của tuổi trẻ Qua từng chuyến đi, các bạn trẻbiết sống vì tập thể nhiều hơn, làm việc tập thể tốt hơn Thêm nữa, họ đượckhám phá chính bản thân mình khi được hòa mình vào cuộc sống thường nhậtcủa con người điểm đến từ đó hoàn thiện bản thân hơn Mỗi con người trong xãhội được hoàn thiện, biết yêu thương lẫn nhau, hệ quả tất yếu là một xã hội hòabình, thân thiện và tốt đẹp.

Ở một nơi nào đó, bạn được sống trong điều kiện đủ đầy, đáp ứng tốt nhấtnhu cầu phát triển Nhưng cũng ở một nơi nào đó, còn biết bao cụ già neo đơn,bao em bé không đủ ăn, đủ mặc, không được đến trường, phải lao động vất vả từnhỏ vì kế sinh nhai, bao gia đình không có tiền chữa bệnh cho con cái, nhữngđứa trẻ bị bỏ rơi, khuyết tật hay mắc bệnh nan y,… Với du lịch thiện nguyện,bạn không thể làm thay đổi được một xã hội, nhưng sẽ làm thay đổi được nhậnthức của xã hội ấy, để chính xã hội có trách nhiệm với sự phát triển của nó

Trong hành trình du lịch thiện nguyện, trước khi chuẩn bị cho chuyến đi,

du khách có thể mang khoản tiền dư dả hay những đồ đạc cũ không còn dùngnhư quần áo, sách vở, chăn mằn,… làm từ thiện cho người dân nơi họ đến.Ngoài việc tặng quà, khách du lịch còn có thể trực tiếp giúp đỡ những người gặpkhó khăn bằng cách dạy học cho các em nhỏ, khám bệnh cho người nghèo, gópsức xây dựng những mái ấm tình thương, tổ chức hoạt động tập thể, vui chơigiải trí,… Như thế là đủ ấm lòng cho những thiếu thốn, góp phần, lan tỏa tínhcộng đồng, đề cao tinh thần nhân đạo

Du lịch thiện nguyện góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội – vănhóa của cư dân địa phương do người dân và địa phương tham gia có khoản thunhập từ du khách, từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch Đời sống được cải thiện,phong phú các hoạt động văn hóa Mọi mặt đời sống xã hội đều có những tácđộng tích cực

Du lịch thiện nguyện cũng sẽ đến gần hơn với môi trường Cùng với cơ hội thamquan các khu rừng nguyên sinh, hang động nhiều màu sắc, những bãi biển rộng

bờ cát trắng, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, du khách còn có thể trực tiếp cải

Trang 22

tạo môi trường, nghiên cứu, bảo vệ động, thực vật,… hình thành ý thức bảo vệmôi trường chung của Trái Đất, làm thế giới xanh, sạch, đẹp.

Trong tương lai, nếu loại hình du lịch thiện nguyện phát triển tốt thìkhông chỉ góp phần nâng cao doanh thu cho du lịch mà còn đóng góp một phầncho sự phát triển cộng đồng, hướng đến ý nghĩa thiết thực như xóa đói giảmnghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường,… Hàng ngàn người chung tay,góp sức trong chiếc cầu nối du lịch thiện nguyện sẽ xóa đi rào cản giữa các quốcgia và xóa mờ đi ranh giới giàu nghèo, hướng tới xã hội chung an lành

1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch thiện nguyện trong và ngoài nước

1.2.1 Trên thế giới

Tại Hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ từ năm 2000, Liên Hợp Quốc xácđịnh nghèo đói là thách thức lớn của toàn cầu, coi đó như một trong những Mụctiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), hướng tới xóa đói giảm nghèo vùng cựcvào năm 2015 Với mục tiêu này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã tìmcách giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra “Sáng kiến ST-EP (Sustainable Tourism

- Eliminating Poverty Initiative - Du lịch bền vững - xóa đói giảm nghèo)”, công

bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tại Johannesburgnăm 2002

Sau khi ra mắt Sáng kiến ST-EP, Tổ chức Du lịch thế giới đã thành lậpQuỹ ST-EP tại Seoul - Hàn Quốc năm 2004 và bắt đầu thực hiện dự án vào cuốinăm 2005 với một chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch địa phương chongôi làng Ebogo ở Camerun Kể từ đó, danh mục đầu tư của dự án nhanh chóngđược mở rộng Hiện nay, nó bao gồm hơn 100 dự án nhỏ tại 30 quốc gia đang

phát triển với nhiều hoạt động khác nhau từ phát triển sản phẩm “Du lịch sinh thái cộng đồng địa phương” ở Guatemala, cho đến việc phát triển và quảng bá

“Đường mòn Himalaya vĩ đại” tại Nepal với hướng tiếp cận nâng cao nhân tố

kinh tế thông qua du lịch tại các quốc gia này Một nửa số quốc gia được hưởnglợi từ những dự án là các nước kém phát triển Các dự án có sự hợp tác chặt chẽgiữa các cơ quan du lịch quốc gia, chính phủ địa phương, các tổ chức phi chínhphủ, các tổ chức phát triển và doanh nghiệp du lịch tại các nước thụ hưởng

Dự án “Sáng kiến ST-EP” thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm nâng

cao hiểu biết cũng như năng lực cho các cán bộ công chức, tổ chức phi chínhphủ, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng địa phương Năm 2004, Tổ chức Du lịch

Trang 23

thế giới đã tổ chức trên 20 hội thảo đào tạo tại các vùng miền và các quốc gia về

du lịch và xóa đói giảm nghèo với tổng đại biểu lên tới 2000 quan chức Ngoàicác hội thảo, Tổ chức Du lịch thế giới còn tổ chức nhiều diễn đàn ST-EP tạiBec-lin, trình bày dự án này tại các hội thảo quốc tế, cung cấp bài giảng chonhiều khóa học du lịch, tất cả nhằm phổ biến các kinh nghiệm cũng như bài họctrước đó cho nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc làm thế nào thực hiệnđược các mục tiêu thiên niên kỷ

Ở Thái Lan, với chuyến “Tri thức toàn cầu”, du khách phải trả 1.090USD, không bao gồm tiền vé, cho một tuần vừa dạy tiếng anh cho trẻ em nghèovừa đến chơi ở các chợ nổi hoặc thăm những khu di tích đền thờ

Du khách tham gia vào chuyến du lịch “Đại sứ trẻ em” phải trả 2.025USD cho 11 ngày ở Nam Phi (bao gồm cả vé máy bay và chỗ ở) Họ sẽ có mộttuần với các em nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc có bố mẹ chết vì căn bệnh này và

1 ngày đi săn, hay một chuyến viếng thăm nhà tù trên đảo Robben, nơi NelsonMandela bị giam giữ trong 18 năm

Với chuyến “Tri thức toàn cầu” ở Costa Rica và Peru khách du lịch đãgiúp xây dựng lò sưởi bằng bùn và gạch cho các gia đình Peru ở San Pedro deCasta, giúp họ tiết kiệm nhiên liệu và dẫn khói độc hại ra khỏi nhà Các nhà lãnhđạo phong trào đã hỏi một số người dân địa phương để xem họ cần gì, sau đógửi các nhóm tình nguyện đến đó để trợ giúp

Ở Ấn Độ, năm 2005, một nhóm du lịch thiện nguyện băng qua sa mạcRajasthan trong hành trình 15 ngày Trong chuyến đi ấy, họ đã dựng các trại y

tế, phân phát thuốc cho các vùng quê nghèo, phát sách cho trường học, phânphát đồ dùng gia đình và dê cho các gia đình nghèo

Hiện nay, chương trình Sáng kiến ST-EP vẫn đang được Tổ chức Du lịchthế giới (UNWTO) tiếp tục triển khai tích cực

1.2.2 Tại Việt Nam

Thật khó để đặt một dấu mốc cho sự ra đời loại hình du lịch thiện nguyệntại Việt Nam Tuy nhiên, có thể nói du lịch thiện nguyện mới xuất hiện tại nước

ta trong mấy năm gần đây, nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức dulịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, du lịch tâm linh,…

Du lịch thiện nguyện là một hình thức của du lịch cộng đồng Tiền đề của

du lịch thiện nguyện là đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảmnghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020” để Bộ Văn hóa,

Trang 24

Thể thao và Du lịch trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt của Viện Nghiên cứuphát triển Du lịch – đơn vị tham mưu cho Tổng cục Du lịch Đề án bắt nguồn từsáng kiến ST-EP của Tổ chức Du lịch thế giới, phù hợp với mục tiêu của cácquốc gia nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam Đây được coi là mộtnhiệm vụ quan trọng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì để tiến tớicùng các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch vào mụctiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống xã hội, bảo vệ môitrường

Từ năm 2001, để góp phần xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức Phát triển quốc

tế của Hà Lan (SNV) phối hợp với sở du lịch một số tỉnh thực hiện “Chươngtrình Du lịch bền vững vì người nghèo” và Sa Pa được lựa chọn làm thí điểm.Tại Thừa Thiên – Huế, SNV phối hợp với Sở Du lịch tỉnh đề ra nhiều chươngtrình thiết thực và cụ thể với những nội dung chính: nâng cao nhận thức về dulịch bền vững; xóa đói, giảm nghèo; quản lý Nhà nước về du lịch địa phương;xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa các bên liên đớitrong du lịch Với chương trình này, SNV hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các đối táccấp tỉnh, huyện và cộng đồng để xây dựng mô hình du lịch bền vững, góp phầnbảo tồn môi trường, văn hóa và phát triển sinh kế cho người nghèo

Từ đề án đó, các hãng lữ hành bắt đầu nghiên cứu phát triển du lịch cộngđồng và du lịch thiện nguyện Là một trong những doanh nghiệp lữ hành khaithác du lịch thiện nguyện đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay vẫn đang hoạt động rấttích cực trong các chuyến du lịch thiện nguyện là Saigon Stars Thành lập vàonăm 2006, ban đầu nhóm chỉ là một câu lạc bộ tiếng anh với các thành viên chủyếu là sinh viên Hình thức du lịch thiện nguyện được manh nha khi một số bạnnước ngoài sang Việt Nam tham quan nên nhóm tổ chức tour lẻ trong nội vàngoại thành Sài Gòn Sau những chuyến đi này, nhóm bắt đầu thiết kế các tour

đi xa hơn dành cho thành viên và những người bạn nước ngoài kết hợp với cáccông việc từ thiện, tình nguyện Tiêu biểu là chuyến đi đến làng Lagray (NhaTrang), thăm và tặng quà cho 700 trẻ em dân tộc, trẻ khiếm thính và một số bạn

Trang 25

những phận đời kém may mắn vừa có những trải nghiệm thú vị Nét đẹp từ cáchlàm “hai trong một” này ngày càng được giới trẻ hưởng ứng.

Tuy nhiên, giai đoạn này do còn nhiều vấn đề về lý luận, chính sách, sựcản trở từ phía địa phương, khó khăn trong tìm hiểu nhu cầu thị trường và điểmđến, các công ty lữ hành tổ chức sản phẩm theo hướng thăm dò Do đó, số lượngsản phẩm không nhiều, hoạt động nghèo nàn và thiên về hoạt động từ thiện

Dấu mốc đánh dấu sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch thiện nguyệntại Việt Nam là vào năm 2010, khi mà dự án “Du lịch thiện nguyện”(HumaniTour) của Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) – một tổchức phi chính phủ của Việt Nam thành lập năm 2009 – được nhận giải thưởngDoanh nhân xã hội của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)

Từ thành công này, trung tâm phát triển mạnh du lịch thiện nguyện theo hướng

đa dạng hóa, song song hai mục đích tham quan, khám phá và chia sẻ cộngđồng Đến nay, trung tâm vẫn đi đầu trong xây dựng và phát triển loại hình dulịch này tại Việt Nam

Dù chưa thực sự phát triển nhưng du lịch thiện nguyện ở Việt Nam đãđược nhiều doanh nghiệp lữ hành để ý và triển khai và bước đầu nhận được sựquan tâm của cộng đồng Với ý nghĩa nhân văn cao đẹp, loại hình du lịch nàykhông những tạo được tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch mà còn mang lại lợiích thiết thực cho cộng đồng Sau Saigon Stars cùng với thành công của dự án

“Du lịch thiện nguyện” (HumaniTour), một số công ty lữ hành khác như Công

ty Du lịch Việt (Vĩnh Phúc), Công ty Du lịch Đất Việt, Công ty Cổ phầnThương mại và Du lịch thiện nguyện (Hải Phòng), Hanoi Redtour, Viettravel,…cũng đã khảo sát và đưa ra một số tour Đây là tín hiệu khả quan cho loại hình

du lịch thiện nguyện tại Việt Nam

1.3 Dự báo xu hướng phát triển của du lịch thiện nguyện trong thời gian tới

Tình hình thế giới ngày càng có những biến đổi tiêu cực, tranh chấp, xungđột, khủng bố gia tăng Suy thoái kinh tế khiến nhiều quốc gia rơi vào khủnghoảng, thất nghiệp, nợ công ở mức báo động Hậu quả của biến đổi khí hậu toàncầu phá hoại mùa màng, thời tiết thất thường, thiên tai với sức phá hủy mạnh

mẽ Đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và dịch bệnh ngày càng hoành hành

Cả thế giới loay hoay với việc nghiên cứu các giải pháp khôi phục kinh tế,hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng

Trang 26

cấm vận, vũ lực Đó là chuyện vĩ mô, nhưng ngay lúc này đây, hàng ngàn ngườiđang sống trong cảnh thiếu nước uống, thiếu cơm ăn, áo mặc; hàng triệu trẻ em,người già đang chống chọi với bệnh tật mà không có tiền chữa trị Chúng ta làm

gì cho họ, khi mà hàng ngày có biết bao người mất đi vì nghèo đói, bệnh tật,thiên tai, trong khi đó các giải pháp dài hạn chưa có hiệu quả?

Những thân phận thiệt thòi chỉ còn biết trông chờ vào các gói cứu trợ, vào

sự ủng hộ của quốc tế, và quan trọng hơn, họ nhận được sự giúp đỡ của các nhàhảo tâm và tình nguyện viên đến từ mọi nơi trên thế giới, lo lắng, cảm thông vớikhó khăn của họ Những nhà hảo tâm góp tiền đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàngngày, tình nguyện viên giúp họ quyên góp đồ dùng sinh hoạt, học tập, thuốcchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, dạy học,… Các tổ chứcphi chính phủ, các câu lạc bộ từ thiện, tình nguyện xuất hiện ngày càng nhiều

Các tổ chức, câu lạc bộ này xây dựng chương trình hoạt động cho riêngmình, không chỉ bị thu hẹp trong phạm vi sinh sống của mình mà còn mở rộng

ra nhiều vùng đất mới Họ kết hợp cả khám phá với hoạt động cứu trợ và hiệuquả rất khả quan Tuy nhiên, còn rất nhiều người có điều kiện và nhu cầu muốnchia sẻ cộng đồng nhưng không tham gia vào một tổ chức hay câu lạc bộ nào cả.Nếu tận dụng được nguồn khách này, du lịch sẽ có một khoản doanh thu khôngnhỏ và bắc nhịp cầu chung tay phát triển cộng đồng

Trong thời gian tới, vẫn sẽ là sự lên ngôi của du lịch và hoạt động thiệnnguyện Sự kết hợp của cả hai mục đích này dẫn đến tính bền vững của hoạtđộng du lịch Phân biệt giàu – nghèo ngày càng rõ rệt, nhận thức của một bộphận xã hội được nâng cao, du lịch thiện nguyện chắc chắn sẽ trở thành một tràolưu mạnh mẽ và rộng khắp, đa dạng trong hoạt động, hình thức, điểm đến và đốitượng được giúp đỡ

Nhận thấy cơ hội đó, từ những quốc gia đã thành công với loại hình dulịch này, du lịch các nước sẽ chú trọng hơn tới du lịch thiện nguyện Bởi giá trịcủa du lịch thiện nguyện không chỉ nằm ở doanh thu trước mắt với đi lại, lưutrú, ăn uống, mà quan trọng hơn là góp phần không nhỏ vào việc giải quyết cácvấn đề an sinh, nâng cao chất lượng đời sống xã hội của địa phương sở tại

Tại Việt Nam, đất nước vẫn còn khó khăn, xã hội ngày càng bất bình đẳng

và phức tạp, đi lệch với xu hướng phát triển Do đó, các kế hoạch, chính sách sẽhướng nhiều đến mục đích chia sẻ cộng đồng Đồng thời, du lịch sẽ vẫn đượctập trung phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy du lịch thiện nguyện sẽ

Trang 27

trở thành xu hướng du lịch được chú trọng, nhận được sự quan tâm của du khách

và các doanh nghiệp lữ hành trong thời gian tới

Du lịch thiện nguyện là một lát cắt đặc biệt của ngành du lịch, mang đếncho du khách những trải nghiệm mới mẻ và lý thú về hoạt động du lịch và hoạtđộng thiện nguyện Không chỉ được khám phá những vùng đất mới, cuộc sốngmới, du khách còn có cơ hội trực tiếp giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, gópsức mình vào công tác bảo vệ môi trường, nâng cao an sinh xã hôi, hướng tớithế giới tươi đẹp hơn

Ra đời từ rất sớm, nhưng hoạt động khai thác du lịch thiện nguyện vẫn ởmức cầm chừng Đặc biệt là tại Việt Nam, tuổi đời loại hình du lịch này còn quátrẻ, lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cơ quan quản lý và các doanhnghiệp du lịch nên chưa tạo nên bước đột phá

Du lịch thiện nguyện là một loại hình du lịch đặc biệt, không mang tính

“đặc sản” của riêng một quốc gia hay vùng miền nào, không chỉ hướng tớidoanh thu mà còn mang ý nghĩa nhân văn hết sức cao đẹp Khách du lịch vừađược mở rộng hiểu biết qua những trải nghiệm thực tế, vừa được khám pháchính mình, vừa chia sẻ, giúp sức cộng đồng

Trong thời gian tới, du lịch thiện nguyện sẽ là trào lưu phổ biến, đa dạngtrong sản phẩm và hình thức Du lịch thế giới đã có những bước phát triển nhấtđịnh, xu hướng và mục tiêu phát triển của ngành du lịch trong nước cũng đặt rayêu cầu cho các công ty lữ hành hướng sự quan tâm tới du lịch cộng đồng nóichung và du lịch thiện nguyện nói riêng Nắm bắt được xu thế, tìm ra điểmmạnh, điểm yếu của du lịch Việt Nam, chúng ta sẽ tìm được hướng đi đúng đắncho loại hình du lịch này

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Chương một là việc tổng hợp mang tính khái quát những vấn đề liên quanđến du lịch: khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, các vấn đề vềtour du lịch, chương trình du lịch, loại hình du lịch… qua đó ta có thể hiểu cặn

kẽ và chi tiết về du lịch nói chung và du lịch thiện nguyện nói riêng.Từ đó, lấy

cơ sở để tìm ra tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

Do sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch thiệnnguyện ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch tham gia Trong điều kiệnhội nhập hiện nay, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng chung đó Dulịch thiện nguyện là một loại hình du lịch kết hợp đã xuất hiện từ lâu trên thếgiới Tham gia vào loại hình du lịch này, du khách không chỉ được tham quan,chiêm ngưỡng cảnh đẹp, những kỳ quan mà còn được đóng góp một phần côngsức nhỏ bé của mình tại nơi đến với những hoạt động như: dọn rác, dạy học chocác em mồ côi, dựng lớp học cho các em vùng cao… qua đó du khách sẽ cónhững trải nghiệm hoàn toàn mới vì đã mang đến niềm vui, hạnh phúc chonhững em nhỏ mồ côi, người nghèo… Hơn nữa, du lịch thiện nguyện cũng gópphần vào sự phát triển chung của cộng đồng, đem lại lợi ích cho nhiều đốitượng Loại hình du lịch này hiện đang phát triển tại nhiều nước trên thế giới.Cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, du lịch thiện nguyệncũng trở nên bớt xa lạ với người Việt Nam Tuy vậy, loại hình này vẫn khá nontrẻ, chưa nhận được sự quan tâm khai thác đúng mức, nó chỉ mang tính phongtrào hoặc mang tính tự phát của một số tổ chức, cá nhân, học sinh , sinh viên

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI

HÀ GIANG 2.1 Khái quát về Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Đông giáptỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnhTuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hà Giang códiện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất

từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km Tại điểm cực bắccủa lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng

3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10

km về phía tây nam, có kinh độ l0424'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km

về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04"

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày1/10/1991 Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2

2.1.1 Lịch sử hình thành

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ củaquốc gia Lạc Việt Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, HàGiang thuộc bộ lạc Tây Vu

Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khuvực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ

Từ năm 1075 (đời nhà Lý), vùng đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu BìnhNguyên

Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châuTuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang

Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trênchuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tuchùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707

Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chialàm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phầnĐồng Văn, Mèo Vạc ngày nay) Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyênthành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi làhuyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên

Trang 30

Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia TuyênQuang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang Hạt Hà Giang có mộtphủ là Tương Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.

Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyệnchâu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫntheo như cũ đặt chức thổ quan” Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏtrên phạm vi cả nước

Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm

1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cáchthiết lập các đạo quan binh

Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên

và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)

Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trungtâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 0 1 thị xã(Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang)

Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao - Hà

- Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc

Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất haitỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh HàGiang và Tuyên Quang Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính

là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang

Trang 31

Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thànhlập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, ngườiH’Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán,Nùng, Giáy và Lô Lô Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh và đều cónhững sắc thái văn hóa đặc thù

Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém pháttriển Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng và các loại gỗcứng như lim, sến, trai, táu, đinh Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có Nông sảngồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồngnhiều chè Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn,Hoàng Su Phì rất nổi tiếng Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành Rừng HàGiang có nhiều động vật hoang dã như phượng hoàng, trăn, rắn, công, trĩ

Khoáng sản có mỏ chì, đồng, thủy ngân và cát trộn vàng Sông Năng vàBảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn nhữngtiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày Nền thương mại Hà Giang chỉ giớihạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc

Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơnvùng núi Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vựcnày rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du Nơi đây có vùng trồng camsành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu

Rải rác từ Vĩnh Tuy lên đến Vị Xuyên là các nhà máy sản xuất trà, đặcsản của Hà Giang có trà Shan tuyết cổ thụ (xã Cao Bồ) Đặc điểm chè ShanTuyết là sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, các nhà máy sảnxuất chè hiện nay còn khuyến khích nhân dân trong vùng trồng xen kẽ cây gừnggiữa các luống chè Trà Shan Tuyết cổ thụ của Hà Giang thường được xuất khẩusang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, chưa thịnh hànhtrong thị trường nội địa

Trang 32

2.2 Điều kiện về tài nguyên

2.2.1 Tài nguyên tự nhiên

- Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyệnQuản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặctrưng cho địa hình karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khenúi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng Ngày 03/10/2010 cao nguyên đáĐồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với têngọi: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn

- Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phầncủa cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ1.000m đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm,quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởmdốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc

Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang Khu vực này có những dảirừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông,suối

2.2.1.2 Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, ở đây có mật độsông - suối tương đối dày Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốclớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân ,Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã

Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang Đây là nguồn cung cấp nước chính chovùng trung tâm tỉnh

Trang 33

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đôngbắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2 ), hệ số tập trungnước đạt 2,0km/km2 Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng lànguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy quaLũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô Đây là nguồncung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơnnhư sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏcung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư

2.2.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang

về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, songcũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng

ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trongnăm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C Mùa nóng nhiệt độcao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệtđối là 2,20C (tháng l)

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượngmưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, làmột trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa cácvùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được

ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400

mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là1,4 mm

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũngkhông lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểmthấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùakhô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trungbình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cảnăm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ)

Trang 34

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thunglũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suấtvượt quá 50% Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s Đâycũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn,sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang

là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnhhưởng đến sản xuất và đời sống

2.2.2 Tài nguyên nhân văn

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâuđời

Hệ thống các cơ sở tín ngưỡng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc độc đáo củađồng bào địa phương như: chùa Nậm Dầu, Sùng Khánh, Bình Lâm (Vị Xuyên),Đình Mường (Xín Mần), Đền Mẫu, Đền Thác Con (Tp Hà Giang)…

Hệ thống 33 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó tập trung tại một sốlàng tiêu biểu có một số làng hiệu quả như: Khu du lịch sinh thái Panhou (ThôngNguyên – Hoàng Su Phì); Thôn Tha, thôn Tiến Thắng (Thành phố Hà Giang);Nậm An (Bắc Quang); thôn Chang (Quang Bình); Lũng Cẩm Trên, Lô Lô Chải(Đồng Văn) Hiện các địa phương đang tập chung hoàn thành 11 làng văn hóa

du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới theo Tuyên bố Pan hou

Các làng nghề được tỉnh công nhận, cơ bản đã phát huy hiệu quả như làngnghề như thêu dệt thổ cẩm tại Lùng tám (Quản Bạ), My Bắc (Quang Bình); HồThầu (Hoàng Su Phì), mây tre đan (Bắc Quang, Quang Bình), chế tác khènMông (Đồng Văn), nghề chạm bạc dân tộc Dao Cao Bồ (Vị Xuyên), nghề rènđúc (Mèo Vạc), nghề nấu rượu, chế biến chè có thương hiệu như rượu ThanhVân (Quản Bạ), Xuân Giang (Quang Bình), Nàng Đôn (Hoàng Su Phì), ChèKhuổi My, Nà Thác (Tp Hà Giang), Phìn Hồ (Hoàng Su Phì), chè Shan Tuyết

Độ Khoa (Bắc Quang)

- Hà Giang phát huy tốt một số lễ hội trọng điểm như lễ hội chợ tình KhâuVai (Mèo Vạc), Lễ cấp sắc của dân tộc Dao (Quản Bạ, Hoàng Su Phì); lễ hộiNhảy lửa dân tộc Pà Thẻn; Lễ hội Gầu Tào dân tộc H’Mông; lễ hội chọi trâuTrung Thành (Vị Xuyên), Yên Bình (Quang Bình), chọi dê (Hoàng Su Phì),Chọi bò (Mèo Vạc), lễ hội Đền Mẫu (Tp Hà Giang), Cúng thần rừng dân tộc PuPéo; cúng tổ tiên dân tộc Lô Lô (Đồng Văn) Gắn kết khai thác một số chợ nổitiếng như chợ trung tâm huyện Đồng Văn, chợ Lũng Phìn, Xà Phìn, huyện Đồng

Trang 35

Văn, Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc, Cốc Pài (Xín Mần), TTVinh Quang,Thông Nguyên (Hoàng Su Phì).

- Khai thác có hiệu quả hệ thống di tích cách mạng, khảo cổ, công trìnhkiến trúc: đã và đang được đầu tư như: Kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương, Phố cổĐồng Văn, Đồn Cao (Đồng Văn); Căng Bắc Mê (Bắc Mê); Di tích cách mạngtiểu khu Trọng Con (Bắc Quang); Kỳ đài, quảng trường 26/3 (Tp Hà Giang); ditích Nàn Ma, bãi đã cổ Nấm Dẩn (Xín Mần)

2.3 Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

2.3.1 Các điểm làm du lịch thiện nguyện ở Hà Giang.

- Điểm thứ nhất là: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hà Giang,tổ 8 PhườngQuang Trung, Phường Quang Trung, TP Hà Giang, Hà Giang

- Điểm thứ hai là: Huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang là một trong những vùngđồi núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất của nước ta Vào mùa đông cũngnhư mùa hè, thời tiết nơi đây có nhiều bất lợi khiến việc trồng trọt cũng nhưchăn nuôi không thuận lợi, chính bởi vậy kinh tế và mức sống của dân tộc nơiđây còn nghèo

Cuộc sống chật vật với miếng cơm manh áo khiến tuổi thơ của những emhọc sinh nơi đây thiệt thòi hơn so với các bạn cùng lứa tuổi vùng đồng bằng và

đô thị Các em gặp nhiều thiếu thốn trong cả sinh hoạt cuộc sống và điều kiệnhọc tập

Dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn mà chất lượng học tập không đượcđảm bảo nhưng học sinh nơi đây đều giàu lòng ham học, ý chí vươn lên mọihoàn cảnh Đây là lý do vùng đất này cần những tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ củanhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng các em khắc phục khó khăn hiện tại, tạo điềukiện để vươn lên nữa trong học tập cũng như cuộc sống

- Điểm thứ ba là: Huyện Đồng Văn – Hà Giang

Nhắc đến Đồng Văn, người ta thường nhớ tới những bức ảnh Cao Nguyên

Đá đẹp kỳ vĩ, lạ thường mà không biết tới những cuộc đời cũng cằn cỗi như thếcủa người dân nơi này Có đi sâu vào làng bản mới biết, sự hoang sơ khắc nghiệtcủa cao nguyên đá khiến du khách thích thú bao nhiêu thì lại khiến đời sống củadân làng ở đây cực khổ bấy nhiêu

Thôn Há Đề, Há Thúng, xã Tà Lủng, Đồng Văn là 2 thôn có 100% dântộc Mông sinh sống trong cảnh nghèo khó, túng thiếu Lương thực chủ yếu của

Trang 36

họ là ngô, vì ở mảnh đất sỏi đá này ngoài cây ngô ra khó có thể trồng được câylương thực nào khác Cũng chính vì thế quanh năm trẻ em, dân bản chỉ được ăn

“ mèn mén” - một món ăn được làm từ ngô xay nhỏ ra rồi mang về đồ Ngoàimèn mén thì rau củ cũng là 1 thứ khó có thể có trong bữa ăn của người dân chứchưa nói đến các loại lương thực thực phẩm khác Đặc biệt hơn nữa, NƯỚCcũng là một sự khan hiếm ở nơi đây Người dân thường phải đi thồ nước từ các

hồ treo về dùng, bởi có khoan xuống đất mũi khoan cũng mắc phải đá khiến chongười dân nơi đây không thể lấy nước sinh hoạt gần nhà

- Điểm thứ tư là: Huyện Hoàng Su Phì – Hà Giang

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, ViệtNam Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáphuyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, QuangBình cùng tỉnh

Một phần ba dân số của huyện sống trên vùng cao nên cuộc sống rất khókhăn

Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộcNùng chiếm hơn 38%, tiếp đó là dân tộc Dao 22%, H’Mông 13%, còn lại là cácdân tộc khác

- Điểm thứ năm là: Huyện Mèo Vạc – Hà Giang

Mèo Vạc – Hà Giang, một mảnh đất xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc đang phảihứng chịu và lo lắng về tất cả những điều ấy Lạnh giá, hạn hán, đói nghèo, bathứ khó khăn đang siết chặt cuộc sống của những đồng bào nơi đây Bạn hẳn sẽkhông cầm lòng nổi khi chứng kiến những em nhỏ với đôi chân trần nứt toác rỉmáu bước đi trong cái lạnh 1-2 độ C chỉ mong manh một mảnh áo trong gió?Hay hình ảnh đồng bảo H’Mông đi hàng chục cây số để gùi về từng can nướcchống hạn trên cao nguyên đá khô khốc? Hay những cô cậu học sinh cấp 1, cấp

2 và vội bát cơm độn mèn mén, cả mâm rảo hoẹt chỉ một bán canh rau lõngbõng, nuốt không cẩn thận là sặc lên mũi

2.3.2 Các tổ chức trung gian kết nối hoạt động thiện nguyện

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang Địa chỉ: Số 342 Đường Nguyễn Trãi

-P Nguyễn Trãi - T-P Hà Giang

Trong những năm qua Công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ trên địabàn cả nước chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng đã có những chuyển biến tíchcực, vị trí, vai trò của Hội từng bước được khẳng định Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà

Trang 37

Giang được thành lập ngày 18/10/1991 Trải qua 24 năm xây dựng và trưởngthành, Hội đã không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức, đổi mới về nội dung vàphương thức hoạt động Hiện nay, toàn tỉnh có 492 tổ chức Hội cơ sở với trên

126 nghìn Trong 5 năm qua, các hoạt động, phong trào của Hội Chữ thập đỏtỉnh được đẩy mạnh, phát triển cả về số lượng và chất lượng Góp phần thựchiện có hiệu quả chính sách nhân đạo – từ thiện, an sinh xã hội của Đảng, Nhànước ở địa phương, chăm lo hỗ trợ người nghèo, các đối tượng đặc biệt khókhăn vươn lên trong cuộc sống Trong đó, phong trào “tết vì người nghèo, nạnnhân chất độc da cam” đã vận động được các tổ chức, cá nhân thăm, tặng quàcho các hộ nghèo, đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai trị giátrên 50 tỷ đồng Tiến hành hỗ trợ làm mới, sửa chữa được 239 nhà, trị giá trên

11 tỷ đồng qua phong trào “Làm nhà Chữ thập đỏ” Bên cạnh đó, phong trào

“Đền ơn đáp nghĩa”, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉnhân đạo” được triển khai có hiệu quả, với nhiều hình thức khác nhau như: tặng

sổ tiết kiệm, học bổng, trợ cấp hàng tháng… Dự án “Ngân hàng bò” tiếp tụcđược nhân rộng ra toàn tỉnh Các cấp Hội đã tổ chức gần 500 buổi tuyên truyềnhiến máu tình nguyện, trên 190 lần hiến máu lưu động, thu hút trên 10 nghìnngười đăng ký tham gia, tiếp nhận được trên 10 nghìn đơn vị máu.Với hiệu quả

từ các phong trào, cuộc vận động, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang đã và đangtừng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình Hội thực sự là cầu nối vững chắc,

là địa chỉ tin cậy để các nhà hảo tâm, tổ chức gửi tấm lòng vàng cùng sẻ chia,giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh

- Báo Hà Giang, Nguyễn Huệ, Hà Giang

Trong những năm qua, Báo Hà Giang luôn được tỉnh đánh giá cao trongcông tác xã hội, từ thiện, tuyên truyền, kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của các

tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hô, giúp đỡ các hộ nghèo có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn, bị thiên tai, hỏa hoạn, những mảnh đời bất hạnh không nơinương tựa và học sinh ở các xã vùng sâu, vùng cao biên giới Tiêu biểu là việcxây nhà lớp học mầm non cho các điểm trường không có lớp học, các cháu phải

đi học nhờ; sửa chữa, nâng cấp một số cầu “treo” ở những nơi đông dân cư đi lạinhưng không có kinh phí sửa chữa; tặng các trang, thiết bị phục vụ học tập chohọc sinh; ủng hộ bò giống cho hộ nghèo và xây Nhà Đại đoàn kết cho một số hộnghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trao học bổng cho học sinh nghèo vượtkhó học giỏi

Trang 38

Bằng những việc làm thiết thực thông qua các kênh thông tin từ cơ sở vềnhững địa chỉ cần được giúp đỡ, Báo Hà Giang đã cử phóng viên đến tiếp cận,xác minh rõ từng hoàn cảnh các đối tượng đặc biệt khó khăn để thông tin; qua

đó đã kêu gọi được nhiều tấm lòng hảo tâm của các tập thể và cá nhân như: Nhà

sư Thích Tâm Chính cùng các phật tử thành phố Hải Phòng; bà Trần Thị ÁnhTuyết cùng các ông, bà trong Đoàn Từ thiện thành phố Hà Nội; bà Phan KimOanh, Trưởng nhóm Hội Thiện nguyện Hoa Phượng Đỏ (Hải Phòng); Công tyBảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam Các nhà hảo tâm được Báo Hà Giangđưa trực tiếp đến thăm các đối tượng cần được giúp đỡ, nhờ đó họ được chứngkiến và thấu hiểu những hoàn cảnh thực sự khó khăn của của đồng bào vùngsâu, xa Nhiều ông, bà không cầm được nước mắt khi tới thăm gia đình bà VàThị Xi ở thôn Há Chế, xã Sủng Trà (Mèo Vạc), mặc dù bà đã 78 tuổi nhưng phảinuôi 5 đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang ở trong những căn nhà tạm và sốngnhờ vào hỗ trợ Nhà nước cùng sự đùm bọc của bà con hàng xóm; ông Sùng MíCho, thôn Sàng Sò, xã Sủng Trà là hộ đặc biệt khó khăn, nhà đông con, vợ bịtâm thần, sống trong ngôi nhà tranh vách nứa; gần 50 đứa trẻ đáng thương ởthôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc), rồi 40 cháu nhỏ ở thôn Lùng Hóa, xãLùng Tám (Quản Bạ) phải đi học nhờ ở nhà dân; nỗi khổ của gần 500 người dân

ở thôn Lũng Vầy, xã Minh Sơn (Bắc Mê) khi hàng ngày vẫn phải qua lại trêncây cầu “treo” đã hỏng

Qua khảo sát và nắm được thực trạng trên, trong năm 2015, Báo Hà Giangcùng các đoàn từ thiện đã kêu gọi quyên góp ủng hộ được trên 2,5 tỷ đồng đểđầu tư hỗ trợ các hạng mục công trình: Xây 2 nhà lớp học mầm non, cùng vớitoàn bộ trang thiết bị học tập cho Trường Mầm non thôn Lùng Hóa, xã LùngTám (Quản Bạ) và thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc); sửa chữa nâng cấpcầu “treo” ở thôn Lũng Vầy, xã Minh Sơn (Bắc Mê); xóa 3 nhà tạm cho 3 hộnghèo đặc biệt khó khăn, gồm hộ ông Sùng Xía Chứ, ông Sùng Mí Cho ở thônSủng Pờ A, thôn Sàng Sò và gia đình 5 đứa trẻ mồ côi ở thôn Há Chế, xã SủngTrà (Mèo Vạc) Các công trình trên đã hoàn thành kịp thời, đưa vào sử dụngphục vụ việc học tập của học sinh mầm non trong ngày khai giảng năm học mới

và người dân thôn Lũng Vầy, Tết này đã có cây cầu đi lại, 3 hộ nghèo đã có nhàmới đón Tết

Niềm vui tiếp nối niềm vui khi đoàn từ thiện tặng 22 con bò giống cho 22

hộ nghèo không có bò cày kéo của các xã: Sủng Trà, Sủng Máng, Lũng Chinh,

Trang 39

Giàng Chu Phìn, Pải Lủng (huyện Mèo Vạc) Đồng thời, phối hợp với xã SủngTrà và trường học tổ chức Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, Tết Trung thu chohọc sinh; tặng quà, sách vở, đồ dùng học tập cho gần 750 học sinh THCS, tiểuhọc, mầm non; trao 200 suất quà cho 200 hộ đặc biệt khó khăn, 200 chăn bôngcho học sinh bán trú, 1.000 áo rét, 5.000 vở viết, 2.000 bút bi cho học sinh xãSủng Trà và Pải Lủng Báo Hà Giang còn phối hợp với Công ty Bảo hiểmNhân thọ Prudential Việt Nam trao tặng hàng trăm suất học bổng và quà, trị giátrên 100 triệu đồng cho 100 học sinh nghèo, vượt khó học giỏi ở các huyện: VịXuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn, Yên Minh

và thành phố Hà Giang Với truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, các tổ chức từthiện trên còn trao nhiều lương thực, thực phẩm, đồ đa dụng cho bệnh nhânnghèo và Bếp ăn tình thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Bảo trợ xã hộitỉnh Tổng số kinh phí các chương trình hỗ trợ trong năm 2015 được trên 2,5 tỷđồng

Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền địaphương, Báo Hà Giang còn làm tốt công tác xã hội, từ thiện; góp phần “sưởiấm” thêm những mùa Xuân cho những người dân nghèo, nơi vùng cao biêncương của Tổ quốc!

- Các công ty du lịch

 Vietravel: Không chỉ là tour nghỉ dưỡng hay du lịch khám phá nhữngvùng đất mới, hiện nay nhiều tour du lịch kết hợp từ thiện ở vùng cao cũng bắtđầu được triển khai Tiên phong trong loại tour này là Công ty Du lịch Vietravel(chi nhánh tại Hà Nội-Vietravel Hanoi)

Theo đó, Vietravel vừa xây dựng chương trình tour kết hợp việc tổ chứccác hoạt động từ thiện tới các trường học có điều kiện khó khăn tại các tỉnh vùngnúi phía Bắc như Hà Giang

Mục tiêu của chương trình này theo đại diện của Vietravel Hanoi cho biết

là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những du khách vừa được tham quan danhlam thắng cảnh tuyệt đẹp của những địa danh vùng núi có điều kiện khó khănvừa có cơ hội đóng góp một phần nhỏ vật chất và tinh thần giúp cho các em bé ởvùng cao có được tấm áo ấm hay bữa cơm bớt chút đạm bạc

Bởi trên thực tế, dù chỉ cách Hà Nội không xa nhưng nhiều tỉnh vùng núiphía Bắc người dân có đời sống vô cùng khó khăn do điều kiện thời tiết khắc

Trang 40

nghiệt, thổ nhưỡng nghèo nàn Vì thế, thêm một manh áo là góp thêm niềm vuicho đồng bào.

 Vietsense,Cattour…

- Các doanh nghiệp:

 Trung Thành Food với Chương trình “Hành trình yêu thương” đượcphát động và thực hiện thời gian qua đã đem ấm áp tình thương đến với nhữngmảnh đời bất hạnh cần sự chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc sống Lần này, tiếp tụcchuỗi hoạt động từ thiện, “Hành trình yêu thương” của TrungThành được dẫndắt bởi Chủ tịch Công đoàn Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh T.P Hồ ChíMinh bà Vũ Thúy Nga đã đến với vùng đất Tây Bắc xa xôi, đến với bà con dântộc H’mông thuộc xã Tà Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

 Nhằm giúp đỡ các em học sinh tại huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Công

ty Ngôi Sao Xanh đại diện cho nhãn hàng xe đạp điện AIMA đã phối hợp cùngđơn vị khác thực hiện trao 280 suất quà cho các em học sinh vượt lên hoàn cảnhkhó khăn và đạt thành tích cao trong học tập Trong đó, hơn 200 phần quà đó,hãng xe đạp điện AIMA đóng góp 30 suất, mỗi suất gồm tiền mặt và hiện vậtvới tổng trị giá mỗi quà tặng là 600.000 đồng

 Nối tiếp truyền thống công tác từ thiện của Công ty cổ phần Nhân lực

và Thương mại Vinaconex, Công đoàn và Đoàn Thanh Niên Công ty cổ phầnNhân lực và Thương mại Vinaconex đã tổ chức một buổi trao quà từ thiện chocác hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các cháu học sinh trường nội trú dânnuôi tại xã Mậu Long, một trong những xã nghèo nhất của huyện Yên Minh tỉnh

Hà Giang

Để chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng sâu vùng xa, đoàn đã đem hơn

200 các phần quà (gồm chăn ấm, quần áo, mỗi hộ 10kg gạo cho mỗi hộ có hoàncảnh khó khăn và các cháu học sinh)

2.4 Xây dựng một số chương trình du lịch thiện nguyện tại Hà Giang

Du lịch thiện nguyện thực chất chính là việc vừa tham gia đi du lịch vừakết hợp với các hoạt động làm từ thiện Ngoài việc tham quan danh lam thắngcảnh thì điểm nhấn của một chương trình du lịch thiện nguyện đó chính là việcsinh hoạt, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn về gia đình, cơ thể, trí óc…củacộng đồng điểm đến du lịch Du khách sẽ thực hiện những công đoạn bất kìtrong một chuỗi sinh hoạt bình thường của cộng đồng địa phương để qua đó cóthể đồng cảm hơn và hiểu hơn trong cuộc sống Đây là một chương trình du lịch

Ngày đăng: 03/09/2016, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Báo cáo đề án chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề án chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2011
2. Đăng Doanh (2009), 18 năm đồng hành cùng những người yếu thế Việt Nam, Tạp chí Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 18 năm đồng hành cùng những người yếu thế ViệtNam
Tác giả: Đăng Doanh
Năm: 2009
3. Phan Thị Dung (2009), Tâm lý du khách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý du khách
Tác giả: Phan Thị Dung
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
4. Bùi Đẹp, Di sản thế giới tại Việt Nam, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản thế giới tại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
5. Nguyễn Hà (2012), Hỏi đáp pháp luật về chính sách hỗ trợ người nghèo, nông dân, ngư dân và đồng bào dân tộc thiểu số, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp pháp luật về chính sách hỗ trợ người nghèo,nông dân, ngư dân và đồng bào dân tộc thiểu số
Tác giả: Nguyễn Hà
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2012
6. Phạm Lê Hoàn, Lê Tấn (1989), Việt Nam cảnh đẹp và di tích, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cảnh đẹp và di tích
Tác giả: Phạm Lê Hoàn, Lê Tấn
Nhà XB: Nxb Thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 1989
7. Nguyễn Đình Huê, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Huê, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Hải Hữu (2002), Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Năm: 2002
9. Nguyễn Hải Hữu (2012), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn an sinh xã hội
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Nhà XB: Nxb Laođộng xã hội
Năm: 2012
10. Ngọc Lê (2009), Mô hình Đội hoạt động xã hội tình nguyện – Một hướng đi đúng, Tuyên giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Đội hoạt động xã hội tình nguyện – Một hướng đi đúng
Tác giả: Ngọc Lê
Năm: 2009
11. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2010
16. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2004
17. Lâm Phương Thanh, Nguyễn Văn Định (2003), Cẩm nang thanh niên tình nguyện, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thanh niên tình nguyện
Tác giả: Lâm Phương Thanh, Nguyễn Văn Định
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
18. Tổng cục Du lịch, Hội đồng biên soạn giáo trình cơ sở ngành, Giáo trình marketing du lịch, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhmarketing du lịch
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
19. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và kinh doanh du lịch
Tác giả: Trần Nhạn
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1996
20. Doiron, Normand (1995), L’art de voyager: Le déplacement a l’époque classique, Lespresses de l’univ. Laval Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’art de voyager: Le déplacement a l’époqueclassique, Lespresses de l’univ
Tác giả: Doiron, Normand
Năm: 1995
12. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999,Pháp lệnh du lịch Khác
13. Nxb Pháp lý, 1992, Các vấn đề pháp luật về quản lý, kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch Khác
14. Nxb Tư pháp, 2005, Hỏi đáp về luật xóa đói giảm nghèo Khác
15. Hồ Đức Phước (2009), Một số vấn đề hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w