1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2

64 1,4K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 782,37 KB

Nội dung

Cơ cấu vốn Một trong số những quyết định quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp đó là quyết định cơ cấu vốn của công ty.. Tuy nhiên, trong thực tế nợphải trả lẫn vốn chủ sở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY

CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI

Trang 2

HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN 1

1.1 Khái niệm về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1

1.1.1 Vốn là gì 1

1.1.2 Phân loại nguồn vốn 1

1.1.3 Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu 2

1.1.3.1 Cơ cấu vốn 2

1.1.3.2 Cơ cấu vốn tối ưu 3

1.2 Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu 5

1.2.1 Chi phí sử dụng vốn 5

1.2.1.1 Chi phí sử dụng Nợ 5

1.2.1.2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 7

1.2.1.3 Chi phí của cổ phần ưu đãi 7

1.2.1.4 Chi phí của cổ phiếu thường 7

1.2.2 Rủi ro 10

1.2.2.1 Rủi ro kinh doanh 10

1.2.2.2 Rủi ro tài chính 11

1.3 Các lý thuyết chung về cơ cấu vốn 12

1.3.1 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) 12

1.3.2 Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (Net Operating Income Approach - NOI) 16

1.3.3 Lý thuyết M&M hiện đại về cơ cấu vốn công ty 18

1.4 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 22

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 23

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 23

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 23

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 23

2.1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hà Nội 23

2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ 25

2.2 Khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp Cảng Hà Nội 25

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 26

2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán 35

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 37

Trang 3

2.3 Giải pháp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Cảng Hà Nội 42

2.4 So sánh cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp Cảng Hà Nội với công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex 48

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI 52

3.1 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội từ nay cho tới hết năm 2016 52

3.1.1 Định hướng phát triển 52

3.1.2 Mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp từ nay cho đến hết năm 2016 52

3.1.2.1 Những thuận lợi 52

3.1.2.2 Những khó khăn 53

3.1.2.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 54

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 54

3.2.1 Quản lý tiền mặt 55

3.2.1.1 Lựa chọn đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý tốt tiền mặt 55

3.2.1.2 Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo nhu cầu thu chi tiền mặt có độ chính xác cao 56

3.2.1.3 Quản lý các khoản phải thu khách hàng 56

3.2.1.4 Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu 56

3.2.1.5 Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp 56

3.2.1.6 Điều chỉnh lại giá bán hoặc cung cấp dịch vụ 57

3.2.1.7 Cân nhắc nên mua hay đi thuê 57

3.2.2 Quản lý khấu hao tài sản cố định 57

3.2.3 Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 58

3.2.4 Lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn 58

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 59

3.3.1 Thủ tục hành chính 59

3.3.2 Môi trường pháp lý 59

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN

1.1 Khái niệm về cơ cấu vốn của doanh nghiệp

1.1.1 Vốn là gì

Trong bất kể một nền sản xuất nào, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp cần phải có hai yếu tố căn bản đó là tư liệu sản xuất và nguồn lựclao động Doanh nghiệp cần tiền để mua sắm máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng, và chitrả lương cùng các chi phí khác Tiền tệ chính là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp

Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, và có mộtphần từ khoản vay nợ

Trong cuốn sách Tài chính doanh nghiệp do trường Đại học Kinh tế Thành phố HồChí Minh xuất bản năm 2009 của các tác giả TS Bùi Hữu Phước, TS Lê Thị Lanh, TS

Lại Tiến Dĩnh, TS Phan Thị Nhi Hiếu, vốn được định nghĩa như sau: “Vốn là lượng giá

trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.”

Còn trong cuốn Financial Management của C Paramasivan và T Subramanian do

nhà xuất bản New Age ấn hành, vốn được hiểu như sau: “Thuật ngữ vốn đề cập đến tổng

đầu tư của doanh nghiệp vào tiền mặt và tài sản Nó cũng được gọi là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh, nó được gọi là vốn Vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.”

Trong phạm vi khóa luận này, chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa sau: Vốn làtổng đầu tư của doanh nghiệp vào tiền mặt và tài sản để dùng cho những mục tiêu kinhdoanh nhất định

1.1.2 Phân loại nguồn vốn

Về việc phân loại nguồn vốn, thường có hai cách cơ bản sau đây:

Dựa vào vai trò và tính chất luân chuyển vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất

kinh doanh, vốn có thể phân thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,kho hàng, phương tiện vận tải… Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trongnhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian

sử dụng

Còn vốn lưu động là vốn đầu tư vào tài sản lưu động như tiền mặt, khoản phải thu,hàng tồn kho, công cụ dụng cụ… Nó được lưu chuyển, tuần hoàn liên tục để đảm bảo choquá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liền mạch

Trang 6

Dựa vào nguồn hình thành thì vốn được chia thành hai loại chính bao gồm: nợ

phải trả và vốn chủ sở hữu

Cụ thể hơn, nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng

và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả khách hàng, các khoảnphải nộp Ngân sách nhà nước, phải trả công nhân viên Các khoản nợ phải trả này tuykhông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nêndoanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình

Còn vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản như: vốn đầu tư của chủ sởhữu (riêng đối với công ty cổ phần thì nó sẽ được huy động từ việc phát hành cổ phiếuthường và cổ phiếu ưu đãi), thặng dư vốn cổ phần, các quĩ đầu tư phát triển, quỹ dự phòngtài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Tuy nhiên, ở đây khi đi nghiên cứu về cơ cấu vốn, chúng ta sẽ quan tâm hơn đến

yếu tố nguồn hình thành, vì vậy nên chúng ta sẽ chọn cách phân loại thứ hai, đó là phânloại vốn dựa vào nguồn hình thành gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

1.1.3 Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu

1.1.3.1 Cơ cấu vốn

Một trong số những quyết định quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp đó

là quyết định cơ cấu vốn của công ty Vậy cơ cấu vốn là gì mà nó lại có tầm ảnh hưởngquan trọng đến vậy?

Trong cuốn Tài chính doanh nghiệp của TS Nguyễn Minh Kiều do nhà xuất bản

Thống Kê ấn hành năm 2009, cơ cấu vốn (capital structure) được định nghĩa: “Là quan

hệ về tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty.”

Còn trong cuốn The basics of finance: An introduction to financial markets,business finance, and portfolio management của Pamela Peterson Drake và Frank J

Fabozzi do nhà xuất bản John Wiley & Sons ấn hành, cơ cấu vốn được hiểu là: “Sự kết

hợp của ba nguồn vốn: nợ, vốn phát sinh nội bộ, và tiền vốn mới.”

Để tiện cho việc nghiên cứu, trong phạm vi khóa luận này chúng ta sẽ thống nhất

sử dụng khái niệm về cơ cấu vốn của TS Nguyễn Minh Kiều Tuy nhiên, trong thực tế nợphải trả lẫn vốn chủ sở hữu đều bao gồm nhiều khoản mục nhỏ (ví dụ: chiếm dụng vốncủa nhà cung cấp, nợ thuế của Nhà nước, công nhân viên hay các quỹ đầu tư phát triển,

quỹ dự phòng tài chính…) nên ở đây cơ cấu vốn của doanh nghiệp ta chỉ đề cập đến

tổng nợ vay dài hạn và vốn đầu tư của chủ sở hữu, bởi vì doanh nghiệp chỉ phải trả nợ

Trang 7

vay hoặc cổ tức cho hai đối tượng này (ngoài ra còn có nợ vay ngắn hạn) Thêm nữa, cơcấu vốn cũng không xem xét đến nợ ngắn hạn, bởi nợ ngắn hạn chỉ mang tính chất tạmthời, không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động củadoanh nghiệp Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổsung vốn lưu động của doanh nghiệp, hơn nữa, chi phí tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơnvốn dài hạn Do vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xét tới cácnguồn vốn dài hạn Và từ giờ cho tới xuyên suốt khóa luận, khi nhắc tới nợ phải trả trong

cơ cấu vốn, ta sẽ ngầm hiểu đó chính là nợ dài hạn

Tuy vậy, nếu vốn ngắn hạn có tính chất thường xuyên liên tục, trả nợ định kì món

nợ này lại vay tiếp món nợ khác, cứ thế tiếp diễn trong thời gian dài, thì nợ vay ngắn hạnnày cũng được xem là vốn dài hạn

1.1.3.2 Cơ cấu vốn tối ưu

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc ra quyết định nên vay ngân hàng baonhiêu, nên huy động vốn chủ sở hữu bao nhiêu thì hợp lý và tối đa hóa được giá trị doanhnghiệp, luôn luôn là một câu hỏi làm đau đầu các nhà quản trị Hành trình đi tìm lời giảicho bài toán này chính là hành trình doanh nghiệp đi tìm cấu trúc vốn tối ưu cho chínhmình

Cấu trúc vốn tối ưu, một các tổng quát, được hiểu là một tỷ lệ lý tưởng giữa nợphải trả và vốn chủ sở hữu mà tại đó doanh nghiệp sẽ có chi phí vốn nhỏ nhất và tối đahóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Việc huy động vốn bằng khoản nợ và vốn cổ phần làm phát sinh các loại nghĩa vụkhác nhau cho doanh nghiệp Huy động vốn bằng nợ buộc các doanh nghiệp phải trả lãivay và tiền vốn vay cho chủ nợ, thường là một khoản tiền như đã thỏa thuận Còn đầu tưbằng vốn cổ phần không buộc doanh nghiệp phải phân phối thu nhập Doanh nghiệp cóthể trả cổ tức cho các cổ đông hoặc mua lại cổ phiếu từ các cổ đông, nhưng không cónghĩa vụ bắt buộc phải làm như vậy

Nhìn chung, không có một cơ cấu vốn tối ưu nào dùng được cho tất cả các doanhnghiệp Đó là do cơ cấu vốn phụ thuộc vào ba yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, cơ cấu vốn có sự khác biệt giữa các nhóm ngành Ví dụ: các ngân hàng

thương mại thường có tỉ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn rất cao do đặc thù hoạtđộng kinh doanh ngân hàng là trung gian tín dụng, nhận tiền gửi của đối tượng này và chođối tượng khác vay Còn các ngành có nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định (máy móc, thiết

Trang 8

bị, nhà xưởng) nhiều thì khả năng dùng nợ cũng sẽ cao hơn (ví dụ như ngành xây dựng,sản xuất chế biến)… Qua bảng thống kê dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều đó Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn của một số doanh nghiệp theo ngành (số liệu ngày 31/12/2012)

Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi theo chu kỳ tăng trường của doanh nghiệp Đối với

các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưucủa họ sẽ sử dụng nhiều vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này, các cổ đông sẽ không yêucầu chi trả cổ tức ngay mà họ lại kì vọng vào thặng dư vốn trong tương lai, vì thế doanhnghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn cổ phần mà tránh được áp lực chi trả lãi vay cho ngânhàng hoặc các tổ chức tài chính Còn đối với các doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh, dưthừa tiền mặt thì một cơ cấu vốn với nợ vay chiếm phần lớn sẽ tận dụng được lợi ích củađòn bẩy tài chính Có thể lấy ví dụ ngay về cơ cấu vốn bình quân đến từ bên ngoài của cácdoanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ, với nguồn vốn phần lớn đến từ vốn vay (tín dụng ngânhàng và trái phiếu)

Trang 9

Hình 1.1 Nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ

(Nguồn: Số liệu từ cuốn The Economics of Money, Banking and Financial Markets)

Thứ ba, cơ cấu vốn còn phụ thuộc vào chính sách tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn vào phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, các đối tượng sử dụng có thể nhậnbiết về chính sách huy động vốn cũng như mức độ rủi ro (hoặc an toàn) tài chính củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp theo đuổi chính sách huy động vốn mạo hiểm sẽ có tỉtrọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao và ngược lại

1.2 Căn cứ xác lập cơ cấu vốn tối ưu

1.2.1 Chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng trong việc xác lập cơ cấu vốn tối ưu Chi phí sử dụng vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó.Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì chi phí vốn được hiểu là lãi vay và các chi phíkhác để tiếp cận với vốn vay ngân hàng Đối với doanh nghiệp sử dụng vốn từ trái phiếuthì chi phí vốn chính là chi phí bỏ ra để phát hành trái phiếu, cộng thêm với lãi suất đáohạn ghi trên mệnh giá của trái phiếu hoặc chênh lệch giữa giá phát hành với giá đáo hạncủa trái phiếu Còn đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thì chi phí vốn chính là tỷ lệchi trả cổ tức cho các cổ đông và chi phí khác liên quan đến phát hành cổ phiếu

Nó được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn

đó Hay nói cách khác, chi phí sử dụng vốn là mức lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn

sử dụng với tổng hiện giá trong tương lai

Ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ cóhai loại chi phí vốn

Trang 10

1.2.1.1 Chi phí sử dụng Nợ

Chi phí Nợ là chi phí mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng một khoản nợ vay.Khoản nợ vay đó có thể được huy động từ các định chế tài chính trung gian như công tytài chính, ngân hàng thương mại hoặc huy động trực tiếp qua việc phát hành trái phiếu.Khác với chi phí sử dụng Vốn chủ sở hữu, chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tínhthuế thu nhập doanh nghiệp, do đó nếu sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mộtkhoản tiết kiệm thuế, và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng nợ

đã được điều chỉnh thuế Trong đó, phần tiết kiệm thuế được tính bằng:

Tk = KD x TVới:

Tk: khoản tiết kiệm thuế

KD: Chi phí nợ vay trước thuế

T: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Do đó, nếu trong thực tế nếu doanh nghiệp sử dụng nợ với chi phí là KD thì mức lãisuất thực tế doanh nghiệp phải trả chỉ là: Kd x (1 – T)

Ví dụ công ty vay nợ với lãi suất 10%, nếu công ty vay $100, số tiền lãi phải trả là

$10, công ty sẽ được giảm thuế $3 (nếu thuế suất thuế thu nhập công ty là 30%), như vậythực chất công ty chỉ phải tốn $7 chi phí khi vay nợ $100, điều này cho thấy chi phí sửdụng nợ của một công ty chính là chi phí sử dụng nợ sau thuế

Nếu công ty huy động nợ bằng trái phiếu, lãi suất huy động chính là lãi suất tráiphiếu khi đáo hạn (Yield to maturity – YTM), được xác định dựa vào công thức:

Pnet =

Trong đó:

Pnet: khoản tiền ròng nhận được sau khi bán trái phiếu

I: lãi suất danh nghĩa x mệnh giá trái phiếu

KD: lãi suất thực phải trả khi huy động trái phiếu

n: kì hạn của trái phiếu

Ví dụ: Một công ty phát hành trái phiếu mệnh giá $100, lãi suất trái phiếu là 9%,kỳ hạn 3 năm, trái phiếu được bán trên thị trường với giá $96, chi phí phát hành tính bìnhquân $1 trên mỗi cổ phiếu

Trang 11

Lãi suất công ty phải trả khi huy động trái phiếu RD được xác định dựa vào côngthức sau:

96 – 1 = → KD = 11.05%

1.2.1.2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm ba bộ phận chính: cổ phiếu ưu đãi, cổ phầnthường và lợi nhuận giữ lại Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chiphí vốn chủ sở hữu, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

1.2.1.2 Chi phí của cổ phần ưu đãi

Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi chính là chi phí mà công ty phải trả cho việc huyđộng vốn bằng cổ phiếu ưu đãi Do cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi là cố định, được xácđịnh trên cơ sở chuỗi niên kim cố định từ cổ tức hàng năm Do vậy chi phí của cổ phiếu

ưu tiên Kp bằng:

Kp = D/P0

Trong đó:

D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên

P0: giá của cổ phiếu ưu tiên

1.2.1.4 Chi phí của cổ phiếu thường

Để xác định chi phí của cổ phiếu thường, chúng ta có hai cách tiếp cận cơ bản: (1)

là dùng mô hình tăng trưởng cổ tức DGM, (2) là dùng mô hình định giá tài sản vốnCAPM

a Mô hình tăng trưởng cổ tức DGM (Devidend Growth Model)

Cách đơn giản nhất để ước lượng chi phí vốn của chủ sở hữu đó là dùng mô hìnhtăng trưởng cổ tức Giả định công ty có tỉ lệ tăng trưởng cổ tức cố định g mãi mãi, giá bánmột cổ phiếu là P0 Cổ tức vừa trả là D0, suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu là KE Ta cóthể xác định KE dựa vào công thức định giá cổ phiếu như sau:

P0 = = → KE =

Nếu có một công ty có chứng khoán mua bán trên thị trường, ta có thể quan sátngay được D0, P0, chỉ có g thì phải ước lượng Có 2 cách ước lượng g: (1) sử dụng tỉ lệtăng trưởng trước đây, hoặc (2) sử dụng tốc độ tăng trưởng dự báo của các nhà phân tích

Ưu nhược điểm của mô hình:

- Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng

Trang 12

- Nhược điểm: không thể áp dụng được đối với những công ty không chia cổ tức,cũng không phù hợp khi phải giả định một tỉ lệ tăng trưởng cố định Mặt khác phươngpháp này không thể hiện một cách rõ ràng mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cũng nhưmức độ điều chính rủi ro đối với suất sinh lời yêu cầu của từng dự án của công ty

b Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model)

Mô hình định giá tài sản vốn cho rằng suất sinh lời kì vọng của một khoản đầu tưphụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

- Lãi suất phi rủi ro: Rf

- Lãi suất đền bù rủi ro thị trường (risk premium): RM – Rf

- Rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường, được gọi

là hệ số β

Suất sinh lời yêu cầu của một nhà đầu tư vào một tài sản (tài sản ở đây có thể làmột công ty, một dự án…) là RE với hệ số β tương ứng, được xác định dựa theo mô hìnhCAPM như sau:

KE = Rf + (RM – Rf) xβ

Để vận dụng mô hình này, chúng ta cần phải biết được các yếu tố: lãi suất phi rủi

ro, lãi suất đền bù rủi ro thị trường và ước lượng một hệ số β tương ứng Nếu dự án có rủi

ro tương đương rủi ro của công ty thì dùng β của công ty, nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi

ro của công ty thì phải tăng hệ số β và ngược lại

Ưu nhược điểm của mô hình CAPM:

- Ưu điểm là mô hình cho ta thấy sự điều chỉnh trực tiếp lợi nhuận và sự rủi ro củatài sản, nó được sử dụng rộng rãi hơn mô hình tăng trưởng cổ tức

- Tuy nhiên để ước lượng được β, ta phải dựa vào dữ liệu quá khứ để xác định Bêncạnh đó, trong thực tế không có danh mục đầu tư thị trường tuyệt đối Theo như mô hìnhCAPM, danh mục đầu tư thị trường bao gồm tất cả các tài sản tài chính có trong nền kinh

tế, do vậy, để xây dựng được mô hình CAPM, người ta phải quan sát và đo lường danhmục đầu tư bao gồm tất cả các tài sản tài chính này Điều này vô cùng khó vì nhiều khikhông thể kiểm soát hết được số lượng tài sản tài chính hiện có trên thị trường để xâydựng và liên tục điều chỉnh một danh mục đầu tư đầy đủ tuyệt đối Trên thực tế, người tahay sử dụng các chỉ số thị trường như Standard & Poor 500, NYSE 2000 hoặc ở ViệtNam là chỉ số VNIndex làm đại diện cho danh mục thị trường, tuy nhiên nó sẽ chứa đựngsai số khá lớn, làm giảm tính chính xác của mô hình CAPM

Trang 13

Khác với các môn khoa học tự nhiên - các thử nghiệm, tính toán đều được đolường với độ chính xác cao, nếu có sai số thì cũng chỉ rất nhỏ và trong phạm vi cho phép,tài chính là một môn khoa học mà một số kết quả đo lường, tính toán chỉ mang tính chấttương đối Dù vậy, mô hình CAPM vẫn được coi là nền móng của lý thuyết đầu tư tàichính hiện đại, và được ứng dụng rộng rãi trong việc xác định chi phí vốn của doanhnghiệp.

c Chi phí vốn trung bình có trọng số (WACC)

Chi phí vốn trung bình của công ty - WACC (Weighted Average Cost of Capital)chính là suất sinh lời yêu cầu trên tổng vốn đầu tư của công ty Nếu một công ty có vay

nợ, cơ cấu vốn của công ty bao gồm một phần là nợ, một phần là vốn chủ sở hữu, thì chiphí vốn của công ty được xác định như sau:

T: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu điểm của WACC:

V: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (V=D+E)

Kd: Chi phí sử dụng nợ

KE: Chi phí sử dụng vốn

T: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu điểm của WACC:

Giúp tìm ra chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số của công ty Do đó, nó phảnánh được sự ảnh hưởng của các chi phí vốn riêng lẻ đến với chi phí sử dụng vốn chung,nhờ vậy WACC thường được sử dụng làm chiết khấu ngưỡng để so sánh với IRR khi đưa

ra quyết định đầu tư

Trang 14

Trong cuốn Tài chính doanh nghiệp do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

xuất bản năm 2009, rủi ro kinh doanh được định nghĩa như sau: “Là loại rủi ro do sự biến

động bất lợi của thị trường làm doanh thu giảm nên EBIT của doanh nghiệp thấp hay bị lỗ.”

Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại Rủi

ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp Mỗidoanh nghiệp đều có một loại rủi ro nội tại riêng vô cùng đa dạng Còn rủi ro bên ngoàiđến từ các nhân tố nằm ngoài doanh nghiệp, ví dụ như chính sách thuế của chính phủ, cácchính sách tài khóa, tiền tệ, các biến động chu kì kinh doanh theo mùa, theo thời điểm…

Dù doanh nghiệp ở trong giai đoạn nào của chu kì sống thì vẫn phải đối phó với rủi

ro kinh doanh, nhưng mức độ rủi ro ở những giai đoạn là khác nhau và giai đoạn khởi sựluôn là giai đoạn có mức rủi ro kinh doanh cao nhất

b Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Rủi ro kinh doanh có những đặc điểm sau đây:

- Là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệpkhông thể triệt tiêu hoàn toàn mà chỉ có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh

Trang 15

- Gắn liền với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp baogồm những điều kiện không chắc chắn xung quanh các khoản chi phí hoạt động và cáckhoản thu nhập.

- Những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thường đối phó với các nhân tốthường gây ra rủi ro kinh doanh là tương tự nhau bởi vì các doanh nghiệp này phải đốimặt với những điều kiện kinh tế khá giống nhau Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giữmột vai trò kiểm soát quan trọng đối với mức độ rủi ro kinh doanh thông qua sự lựa chọnnhững dự án đầu tư công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể

c Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

Có nhiều nhân tố gây nên rủi ro kinh doanh cho một doanh nghiệp Trong đó baogồm các nhân tố sau đây:

- Sự biến động của doanh số theo chu kỳ kinh doanh

- Sự biến đổi của giá bán

- Sự biến đổi của chi phí

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường

- Khả năng đa dạng hóa sản phẩm

- Khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

Ngoài ra, rủi ro kinh doanh còn chịu ảnh hưởng bởi sự dự báo về mức cầu tươnglai của sản phẩm sản xuất ra, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng lực trình độ về quản

lý doanh nghiệp, trình độ nhân lực, tiềm lực về tài chính, vị trí địa lý, chính sách của nhànước, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái…

1.2.2.2 Rủi ro tài chính

a Khái niệm

Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài chính của doanh nghiệp

Nó là hậu quả của việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc tài chính Rủi ro tài chính có thểtriệt tiêu được nếu trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được tài trợ 100% bằng vốnchủ sở hữu

Trong cuốn Tài chính doanh nghiệp do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

xuất bản năm 2009, rủi ro tài chính được định nghĩa như sau: “Là rủi ro xảy ra khi doanh

nghiệp không có khả năng chi trả các khoản chi phí tài chính cố định như lãi vay, cổ tức

cổ phần ưu đãi, chi phí thuê mua tài chính.”

Trang 16

b Đặc điểm

- Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải đối phó với rủi ro tài chính mà rủi rotài chính chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp có sử dụng những nguồn vốn có chi phí tàichính cố định như lãi vay, lợi tức cổ phần ưu đãi

- Rủi ro tài chính gắn liền với quyết định tài trợ của doanh nghiệp cụ thể hay phụthuộc vào cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3 Các lý thuyết chung về cơ cấu vốn

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 đã buộc các nhà kinh tế tài chínhphải có một cái nhìn phê phán về học thuyết cơ cấu vốn, bởi hầu hết những khó khăn cácdoanh nghiệp gặp phải đều bắt nguồn từ quyết định nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong kinh tế học tài chính, đã có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các quyết định

về cơ cấu vốn Trong phạm vi khóa luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu ba lý thuyết tiêu biểunhất về cơ cấu vốn, sau đó so sánh để tìm ra lý thuyết phù hợp nhất áp dụng tính toán cơcấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp

1.3.1 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)

Lý thuyết này cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu mà tại đó doanh nghiệp có thể giatăng giá trị của mình bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy tài chính phù hợp

Theo cách tiếp cận này, công ty trước tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông

qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ có thể thấp hơn do có khoản tiết

kiệm thuế Điều này hàm ý sẽ có những công ty mà chi phí sử dụng nợ sau thuế lớn hơnchi phí sử dụng vốn cổ phần, và có những công ty mà chi phí sử dụng nợ sau thuế lại nhỏhơn chi phí sử dụng vốn cổ phần Đối với những công ty ở vế sau, việc gia tăng tỉ lệ nợ sẽgiúp công ty hạ thấp chi phí sử dụng vốn Tuy nhiên, khi tỉ lệ nợ gia tăng thì rủi ro tàichính cũng theo đó mà gia tăng Rủi ro càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tưcũng tăng theo, dẫn đến tỉ suất sinh lợi của vốn cổ phần thường (KE) cũng tăng theo Việcgia tăng tỉ lệ nợ vẫn sẽ hạ thấp được chi phí vốn cho đến khi khoản tiết kiệm thuế không

đủ để bù đắp cho sự gia tăng chi phí sử dụng vốn bình quân, khi đó lợi ích của việc sửdụng nợ sẽ không còn nữa

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 17

(Nguồn: Từ cuốn Tài chính doanh nghiệp, TS Nguyễn Minh Kiều)

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy, khi lúc đầu KE tăng khi tỉ số đòn bẩy gia tăngtrong khi KD vẫn không đổi và do có lợi ích của việc tiết kiệm thuế khi gia tăng sử dụng

nợ nên chí phí sử dụng vốn bình quân WACC giảm Nhưng khi tỉ số đòn bẩy gia tăng đếnmột điểm nhất định X nào đó thì WACC tăng lên do khoản tiết kiệm thuế từ nợ vaykhông đủ để bù đắp khoản gia tăng chi phí vốn bình quân, dẫn đến KE và KD tăng lên Do

đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, còn gọi là cách tiếp cận truyền thống, ngầm hiểu rằng:

- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu vốn của công ty

- Có một cơ cấu vốn tối ưu

a Quyết định cơ cấu vốn tối ưu

Giả sử một doanh nghiệp có cơ cấu vốn gồm 100% là vốn chủ sở hữu Điều đóđem đến thuận lợi là doanh nghiệp đó sẽ chủ động trong nguồn vốn (không bị phụ thuộcvào nguồn vốn bên ngoài) và không chịu áp lực trả nợ, nhưng mặt khác doanh nghiệpcũng có thể phải chịu chi phí sử dụng vốn bình quân cao do chi phí sử dụng vốn chủ sởhữu thường cao hơn chi phí sử dụng nợ vay (cổ tức chi trả cho cổ đông không được khấutrừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó sử dụng 100% nguồnvốn nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi đó có thể giảm chi phí sử

Trang 18

dụng vốn bình quân của doanh nghiệp nhưng lại làm tăng rủi ro tài chính trong trườnghợp mất khả năng chi trả nợ vay.

Chính điều này khiến cho doanh nghiệp phải cân nhắc tìm ra một cơ cấu vốn tối ưu

là quyết sao cho cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận, giảm chi phí sử dụng vốn bìnhquân, do đó, tối đa hóa được giá trị của công ty

b Các giả định

Hầu hết các mô hình tính toán trong tài chính luôn bắt đầu bằng những giả địnhcần thiết Những giả định có tác dụng làm đơn giản hóa vấn đề nhưng vẫn đảm bảo khônglàm thay đổi tính chất của vấn đề

Khi áp dụng lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu để tính toán cơ cấu vốn tối ưu cho doanhnghiệp, ta cần thống nhất những giả định sau đây

- Đầu tiên, cần tạm thời quên đi cơ cấu vốn hiện tại Do đó, ta sẽ giả định tổngnguồn vốn của công ty đều đến từ vốn chủ sở hữu Tức tỉ lệ nợ phải trả dài hạn = 0%trong toàn bộ cơ cấu vốn Dần dần, ta sẽ nâng tỉ lệ đó lên từ 0%, 10%, 20% cho đến 100%hay tùy ý, và khảo sát sự biến thiên của giá trị doanh nghiệp lẫn chi phí sử dụng vốn bìnhquân WACC ứng với sự thay đổi trong cơ cấu vốn đó

- Để dễ dàng trong việc tính toán, ta giả định giá trị sổ sách bằng giá trị thị trường

vì trong thực tế, mô hình tính toán này có thể áp dụng cả cho những doanh nghiệp mới cổphần, chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán nên chưa biết được mức giá thị trường sẵnsàng trả cho cổ phiếu đó là bao nhiêu, do đó giá trị thị trường sẽ được giả định trên cơ sởgiá trị sổ sách

- Toàn bộ lợi nhuận sau thuế đều dùng để chia cổ tức Hay nói cách khác: EPS(Earning Per Share – Thu nhập trên mỗi cổ phần) bằng với DPS (Devidend Per Share –Mức chia cổ tức trên mỗi cổ phần)

c Ví dụ

Để làm rõ hơn lý thuyết này, hãy cùng xem xét một ví dụ nhỏ sau đây:

Anh An là giám đốc tài chính của công ty bánh kẹo Sweet Candy Sắp tới, anh sẽphải đưa ra quyết định xem công ty nên vay ngân hàng bao nhiêu và huy động vốn chủ sởhữu là bao nhiêu sao cho cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận, do đó tối đa hóa được giátrị của công ty và chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là nhỏ nhất Công ty của anh

An có những số liệu như sau (đã giả định tỉ lệ nợ = 0% và đơn vị tiền tệ: 1.000.000 đồng)

Bảng cân đối kế toán

Trang 19

Dự kiến doanh thu

Như thế, doanh thu thuần kỳ vọng mỗi năm sẽ là:

DT = 15% x 10.000 + 70% x 20.000 + 15% x 30.000 = 20.000

Dự kiến chi phí

Tổng định phí mỗi năm: 4.000

Biến phí: chiếm 60% doanh thu thuần

Vậy lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = 20.000 – 4.000 – 60% x 20.000 = 4.000

Trang 20

Lợi nhuận ròng (EAT) 2.880 2.304 2.016 1.584

Qua tính toán trên ta có thể thấy, khi công ty của anh An không sử dụng nợ, giá cổphiếu của công ty chỉ bằng 2, tuy nhiên nếu cơ cấu vốn có tới 50% là nợ, thì giá cổ phiếulên tới 2,8 Điều này xảy ra là do yếu tố đòn bẩy tài chính khiến cho EPS gia tăng từ 0,288đến 0,4032

Tuy nhiên qua tính toán trên, chỉ tối đa hóa giá trị công ty (qua yếu tố giá cổ phiếu)

là vẫn chưa đủ, ta phải xét đến thêm một mục tiêu nữa đó là làm sao để chi phí vốn củacông ty là nhỏ nhất Một cơ cấu vốn tối ưu phải đáp ứng được cùng lúc hai yếu tố đó Vớibài toán trên của công ty Sweet Candy, ta thấy tại tỉ lệ nợ bằng 40% thì chi phí vốn bìnhquân đạt mức nhỏ nhất (12,63%)

Để thấy được tác động của rủi ro (kinh doanh và tài chính) tác động đến giá trị cổphiếu và giá trị doanh nghiệp có thể tiếp tục giả định rằng lãi suất phi rủi ro rf = 6%, lãisuất bình quân trên thị trường rm = 10% và hệ số bê-ta của công ty tương ứng với các mức

Trang 21

Như vậy, cơ cấu vốn tối ưu của công ty Sweet Candy là 40% nợ vay và 60% vốnchủ sở hữu Với cơ cấu này chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất (WACC =11,28%) và giá cổ phiếu cao nhất (P0 = 2,7429)

1.3.2 Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (Net Operating Income Approach - NOI)

Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình và giátrị của công ty vẫn không đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính thay đổi Để hiểu rõ hơn về lýthuyết này, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau đây: Giả sử công ty có khoản nợ 1,000 triệuđồng với lãi suất 10%, lợi nhuận hoạt động ròng hay EBIT là 1,500 triệu đồng và tỉ suấtsinh lợi nói chung k0 là 15% Với những thông tin đã cho, chúng ta có bảng tính sau đây:

Trang 22

Đơn vị: triệu đồng

Lãi trả cho nợ vay I = 1.000 x 10% = 100 (triệu đồng) Lợi nhuận dành cho cổđông E = O – I = 1.500 – 100 = 1.400 (triệu đồng) Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:

Ke = = = 15,55%

Bây giờ giả sử công ty gia tăng nợ từ 1.000 triệu đồng lên đến 3.000 triệu đồng và

sử dụng số nợ huy động thêm để mua lại cổ phiếu thường Khi đó giá trị của công ty sẽnhư sau:

Đơn vị: triệu đồng

Lãi trả cho nợ vay I = 3.000 x 10% = 300 triệu đồng Lợi nhuận dành cho cổ đông

E = O – I = 1,500 – 300 = 1.200 triệu đồng Tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông:

Ke = = = 17,14%

Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng khi công ty gia tăng sử dụng nợ hay tăngtỷ số đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông tăng lên trong khi tỷ suất

Trang 23

lợi nhuận nói chung và tỷ suất lợi nhuận dành cho chủ nợ không thay đổi Bởi vì tỷ suấtlợi nhuận nói chung không đổi nên giá trị của công ty có thể xem như không bị ảnh hưởngbởi sự thay đổi của cơ cấu vốn Điều này được minh họa bởi hình sau.

Hình 1.3 Quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ số đòn bẩy tài chính

(Nguồn: Cuốn Tài chính doanh nghiệp, TS Nguyễn Minh Kiều)

Không những giá trị công ty không bị ảnh hưởng mà giá cổ phiếu của công ty cũngkhông bị ảnh hưởng Giả sử công ty có 1 triệu cổ phần thường đang lưu hành Do đó, giátrị mỗi cổ phần sẽ là: 9.000 triệu đồng/1 triệu cổ phần = 9.000 đồng/cổ phần Bây giờcông ty tăng nợ lên từ 1.000 đến 3.000 triệu đồng, tức là phát hành thêm 2.000 triệu đồng

nợ để mua lại cổ phần thường Số lượng cổ phần công ty có thể mua lại từ nợ phát hànhthêm là: 2.000 triệu đồng/9.000 = 222.222 cổ phần Như vậy số cổ phần đang lưu hànhcủa công ty bây giờ còn: 1.000.000 – 222.222 = 777.778 cổ phần Mặt khác, giá trị thịtrường của vốn cổ phần sau khi thay đổi cơ cấu vốn là 7.000 triệu đồng Do đó, giá mỗi cổphần sau khi thay đổi cơ cấu vốn sẽ là: 7.000.000/777.778 = 9.000 đồng, tức là vẫn nhưtrước khi thay đổi cơ cấu vốn

Trang 24

Trên đây là hai lý thuyết căn bản về cơ cấu vốn của công ty Lý thuyết cơ cấu vốntối ưu dựa vào lá chắn thuế để kết luận là có một cơ cấu vốn tối ưu trong khi cách tiếp cậnNOI dựa vào giả định công ty hoạt động trong điều kiện không có thuế để kết luận làchẳng có cơ cấu vốn nào là tối ưu và giá cổ phiếu cũng như giá trị công ty không phụthuộc vào cơ cấu vốn Phần tiếp theo sẽ xem xét lý thuyết hiện đại hơn về cơ cấu vốn

1.3.3 Lý thuyết M&M hiện đại về cơ cấu vốn công ty

Lý thuyết này do hai nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miller đưa ratrong bài báo có tựa đề: “The Cost of Capital, Corporate Finance and the Theory ofInvestment”, Tạp chí American Economic Review số 48, tháng 6 năm 1958 (thường đượcgọi tắt là lý thuyết M&M)

Lý thuyết M&M đi nghiên cứu cơ cấu vốn của công ty trong hai trường hợp: trongmôi trường có thuế và môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp Trong môi trường cóthuế, lý thuyết M&M cũng đi đến kết luận tương tự như lý thuyết lợi nhuận ròng NOI:công ty không thể thay đổi giá trị hay chi phí sử dụng vốn bằng cách sử dụng đòn bẩy tàichính

Tuy nhiên trong thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đều phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp, nên trong phạm vi khóa luận này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu lý thuyết M&Mtrong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp không sử dụng nợ vay, 100% cơ cấu vốn đều đến từ vốn chủ sởhữu, thì thu nhập ròng rành cho chủ sở hữu là: Pr = EBIT(1 – t’)

Doanh nghiệp không sử dụng nợ nên: WACC = re

Và giá trị doanh nghiệp: P0 = (*)

P0: Giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ

Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ vay:

Thu nhập dành cho chủ sở hữu là: Pr = (EBIT - I)(1 – t’)

Và tổng lãi dành cho chủ sở hữu và chủ nợ sẽ là:

Trang 25

Giá trị doanh nghiệp:

POD = (**)

Hay: P OD = P 0 + PV tax

PV tax = D t’ = D r d t’

POD: Giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ (tài trợ hỗn hợp)

PVtax là hiện giá tấm chắn thuế do sử dụng vốn vay

Hình 1.4 Đồ thị giá trị doanh nghiệp

(Nguồn: Cuốn Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Từ công thức trên có thể thấy rằng giá trị doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nợ (chứkhông phải đòn cân nợ) Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng giá trị của doanh nghiệptăng tuyến tính khi số lượng nợ trong cấu trúc tăng Nói cách khác, giá trị thị trường củadoanh nghiệp được tối đa hóa và cơ cấu vốn tối ưu đạt được khi cấu trúc vốn gồm toàn bộ

là nợ

Tuy nhiên trên thực tế, không có doanh nghiệp nào chỉ tài trợ toàn bằng nợ Đó là

do các nguyên nhân sau:

Trang 26

- Đối với chủ nợ: Không có chủ nợ nào đồng ý cho vay khi chủ doanh nghiệpkhông có vốn chủ sở hữu vì rủi ro rất cao

- Đối với chủ doanh nghiệp: Trong quá trình đầu tư có thể còn phát sinh một sốyếu tố ảnh hưởng như chi phí phá sản, chi phí giao dịch…

Vì thế công thức định giá chứng khoán của M&M có thể điều chỉnh như sau:

POD = P0 + PVtax – PVps - PVcpk

PVps: Hiện giá của chi phí phá sản

PVcpk: Hiện giá của các chi phí khác có liên quan đến giá trị doanh nghiệp

Hình 1.5 Đồ thị gia trị của doanh nghiệp khi có thêm chi phí phá sản và chi phíkhác

(Nguồn: Cuốn Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Tại điểm D* giá trị doanh nghiệp là cao nhất

Trang 27

Tóm lại, doanh nghiệp có thể tài trợ tất cả mọi hoạt động của mình từ nguồn vốnđầu tư của các chủ sở hữu hoặc nguồn vay nợ Trong môi trường có thuế, cấu trúc tàichính có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau nên không có mô hình chung trong việcxây dựng cấu trúc vốn, bản thân các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể củamình mà tự hoạch định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý, tối ưu làm giảm chi phí sửdụng vốn và tăng giá trị doanh nghiệp với mức rủi ro chấp nhận được

1.4 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

Bảng 2 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Trong 100 đồng tổng vốn thì doanhnghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, tỷ

số nợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấuvốn nghiêng về nợ

2 Tỷ số vốn chủ sở hữu = x 100%

Trong 100 đồng tổng vốn thì có baonhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tựtài trợ lớn hơn 50% cho biết trong cơcấu vốn doanh nghiệp sử dụng nhiềuvốn chủ sở hữu hơn so với nợ

3 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

=

Cho biết một đồng nợ được đảm bảobởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu,nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là cơcấu vốn nghiêng về nợ, khả năngđảm bảo thanh toán nợ thấp và ngượclại

Trang 28

cơ cấu vốn nghiêng về nợ.

Trang 29

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Cảng Hà Nội là một doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước.Cảng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 928 QĐ/TCCB - LĐ ngày 14/5/1993 của

Bộ Giao thông vận tải

Giấy chứng nhận kinh doanh số: 108815 ngày 10/7/1993 của trọng tài kinh tếthành phố Hà Nội

Tên đơn vị : Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường sông, ngành nghềkinh doanh chủ yếu của Cảng Hà Nội bao gồm:

 Bốc xếp hàng hóa đường sông

 Kinh doanh kho bãi cảng

 Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng

 Vận tải hàng hóa bằng đường sông và đường bộ

 Duy tu sửa chữa các công trình vừa và nhỏ

2.1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hà Nội

Cảng Hà Nội là 1 cảng sông lớn bên bờ sông Hồng, nằm ở phía Nam thành phố HàNội Cảng ra đời những năm đầu thế kỉ 20, còn gọi là bến Phà Đen, do Pháp xây dựng đểbốc xếp hàng hóa từ Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận bằng các phương tiệnvận tải sông, việc bốc xếp hoàn toàn bằng thủ công Năm 1942 Pháp đã xây dựng 1 cầncẩu Portique để bốc xếp than cho Cảng Hà Nội điện Yên Phụ Trong những năm phục hồikinh tế sau chiến tranh, Sở vận tải đã cho quy hoạch lại bến bãi, lập nên các đoàn bốc xếp

tự quản Sau đó do yêu cầu kiến thiết đất nước nên hàng hóa lương thực vật tư thiết bị

Trang 30

phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh tế của Thủ đô và các vùng lân cận ngày càng lớn vìvậy ngày 6/1/1965 Xí nghiệp Cảng Hà Nội được chính thức thành lập theo quyết định số6254/QĐ - TCTD của UBHC Thành phố Hà Nội trực thuộc Sở GTVT Hà Nội Khi đó tàisản của Cảng chỉ có 1 cẩu Portique, 1 cẩu “rùa”, 3 đường băng chuyền tải than, 2 cần cẩu

ô tô K – 162 và 2 đầu kéo Zetor - 3011

Năm 1967, để đáp ứng nhu cầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, chi viện cho côngcuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cảng Hà Nội cần thiết phải được tậptrung đầu tư, nâng cấp Vì vậy, Nhà nước chính thức chuyển giao Cảng Hà Nội sang bộGTVT quản lý Cơ cấu quản lý và điều hành trực tiếp là Cục đường sông Giai đoạn từ

1968 đến 1978 là giai đoạn mà toàn bộ mọi hoạt động SXKD của Cảng theo chế độ mệnhlệnh, chỉ thị của cấp trên giao, hoạt động tài chính theo chế độ bù lỗ, nhiệm vụ chính trị làhoàn thành nhiệm vụ được giao Mặc dù bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt, kho tàng nhàcửa bị phá hoại nhưng CBCNV vẫn kiên cường bám trụ “vừa sản xuất vừa chiến đấu” đãhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhà nước giao cho Vì vậy, Đảng và Chính phủ đã traotặng Cảng phần thưởng cao quý “ Huân chương kháng chiến hạng 2”

Từ năm 1991 trở đi là giai đoạn Cảng phải đương đầu với những khó khăn lớn nhất

để ổn định và phát triển sản xuất, trong điều kiện xóa bỏ bảo cấp, nền kinh tế chuyển dầnsang kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, nhất là tìnhhình chính trị trên thế giới có những biến đổi sâu sắc, hệ thống các nước XHCN ở Đông

Âu đặc biệt là Liên Xô, thành trì của XHCN bị tan rã Toàn bộ hàng hóa viện trợ khôngcòn, hàng hóa lương thực chiếm 1 tỉ trọng lớn trước đây nay cũng không còn tập trung vềCảng nữa sản lượng chỉ còn bằng 50% năm 1988 Hàng trăm công nhân phải nghỉ dokhông có việc, thiết bị phương tiện hầu hết phải ngừng hoạt động Đứng trước tình hình

đó, với tinh thần quyết tâm, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, tập thể CBCNV dưới sự lãnhđạo của Đảng ủy, Giám đốc, Công đoàn đã từng bước tìm ra nhưng phương cách làm việcphù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình như tìm mọi cách khai thác thêm nguồn hàng,

mở rộng dịch vụ, liên doanh liên kết để có đủ việc làm cho công nhân Qua những năm

đó nhìn lại thì thấy thắng lợi cũng nhiều mà thất bại cũng có Qua đó Cảng đã rút ra nhiềubài học kinh nghiệm bổ ích cho giai đoạn những năm sau này để tự khẳng định vị trí củamình trên thương trường

Năm 1993, Cảng Hà Nội được Nhà nước công nhận là 1 doanh nghiệp theo quyếtđịnh 388 của Chính phủ và từ đó đến nay Cảng Hà Nội liên tục phát triển xứng đáng là 1

Trang 31

đầu mối giao thông quan trọng phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế của Thủ đô vàcác tỉnh lân cận.

Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Cảng đã có trên 10.000 m2 kho chứahàng, trong đó có ½ là kho mới, gần 10.000 m2 bãi chứa hàng và hệ thống đường giaothông bằng bê tông nối liền các khu vực với nhau, thuận tiện cho xe ra vào vận chuyểnbốc xếp hàng kể cả đối với container

Trong những năm gần đây Cảng đã có nhiều biện pháp cải tiến trong công tác tổchức quản lý, sản xuất, tổ chức san lấp mở rộng bãi, xây thêm nhiều khu kho mới chấtlượng cao Cảng đã giải quyết đủ việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động

và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước

2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ

Do doanh nghiệp Cảng Hà Nội là đơn vị kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau,

mà mỗi ngành nghề lại có 1 đặc điểm về quy trình công nghệ SXKD khác nhau đòi hỏicác yêu cầu về chuyên môn kĩ thuật khác nhau

Ví dụ về quy trình SXKD ở xí nghiệp xếp dỡ thì công việc chủ yếu là bốc xếp cácmặt hàng nguyên vật liệu như: xi măng, sắt, thép, cát, đá, sỏi, than từ sà lan lên cácphương tiện vận tải chuyên chở Muốn làm được như vậy đòi hỏi phải có hệ thống cầutàu, cần cẩu, máy xúc, máy ủi trợ giúp trong việc bốc xếp Sản phẩm của xí nghiệp là tấnhoặc m3 vật liệu bốc xếp được

Còn đối với xí nghiệp xây dựng và dịch vụ tổng hợp thường xuyên nhận thầu xâydựng, sửa chữa các công trình nhà kho, bến bãi trong địa bàn Cảng Hà Nội

Quy trình công nghệ gắn với quy trình công nghệ của các đơn vị kinh doanh xâylắp như khi nhận thầu công trình xây dựng nhà kho cho Cảng thì xí nghiệp phải lập dựtoán thiết kế, bản vẽ kĩ thuật, phương án xây dựng sản phẩm của xí nghiệp là công trìnhhoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư

2.2 Khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp Cảng Hà Nội

Để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phảiphân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó trên ba phương diện: cấu trúc tài chính,khả năng thanh toán, và hiệu quả kinh doanh Phân tích cấu trúc tài chính là việc xem xét

cơ cấu tài sản, nguồn vốn, qua đó đánh giá ưu, nhược điểm của cấu trúc tài chính doanhnghiệp Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng tạo tiền để thực hiện cácnghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn Số liệu trên bảng cân đối kế toán sẽ là nguyên

Trang 32

liệu chính trong phân tích cấu trúc tài chính và khả năng thanh toán Phân tích hiệu quả kinh doanh là đánh giá về khả năng sinh

lời của doanh nghiệp, và để phân tích được hiệu quả kinh doanh, ta cần đến số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh cộng thêm một

vài khoản mục lấy từ bảng cân đối kế toán Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích dần từng phương diện đó

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Bảng 2.1 Tình hình tài sản tại thời điểm 31/12 từ năm 2011 đến năm 2013 của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % TỔNG TÀI SẢN 73.138.553.384 109.966.259.548 136.769.566.537 36.827.706.164 50,35 26.803.306.989 24,37

A – Tài sản ngắn hạn 45.147.120.262 63.908.846.494 47.609.742.823 18.761.726.232 41,56 (16.299.103.671) (25,50)

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 9.871.208.280 7.186.323.874 11.536.098.268 (2.684.884.406) (27,20) 4.349.774.394 60,53

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn - 5.500.000.000 - 5.500.000.000 - (5.500.000.000)

-3 Các khoản phải thu ngắn hạn 33.188.476.658 49.158.649.010 34.057.215.384 15.970.172.352 48,12 (15.101.433.626) (30,72)

4 Hàng tồn kho 1.551.163.597 1.947.881.274 1.660.087.550 396.717.677 25,58 (287.793.724) (14,77)

5 Tài sản ngắn hạn khác 536.271.727 115.992.336 356.341.621 (420.279.391) (78,37) 240.349.285 207,21

B – Tài sản dài hạn 27.991.433.122 46.057.413.054 89.159.823.714 18.065.979.932 64,54 43.102.410.660 93,58

2 Tài sản cố định 27.991.433.122 45.944.524.054 88.589.785.265 17.953.090.932 64,14 42.645.261.211 92,82

- Nguyên giá 66.359.038.172 85.688.548.554 144.867.507.957 19.329.510.382 29,13 59.178.959.403 69,06

- Giá trị hao mòn lũy kế (38.809.923.276) (46.103.265.265) (56.277.722.692) (7.293.341.989) 18,79 (10.174.457.427) 22,07

3 Đầu tư tài chính dài hạn 40.522.000 40.522.000 43.721.482 - - 3.199.482 7,90

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 285.110.126 6.359.240.765 - 6.074.130.639 2130,45 (6.359.240.765)

-(Nguồn: Phòng Kế toán)

Ngày đăng: 26/10/2014, 18:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Tình hình tài sản cố định qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Hình 2.2. Tình hình tài sản cố định qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội (Trang 34)
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản (Trang 35)
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 48)
Bảng 2.6. Bảng cân đối kế toán tóm lược - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.6. Bảng cân đối kế toán tóm lược (Trang 50)
Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ và lãi suất - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ và lãi suất (Trang 50)
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của đòn bẩy nợ lên EPS và giá cổ phiếu - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của đòn bẩy nợ lên EPS và giá cổ phiếu (Trang 52)
Bảng 2.10. Suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư khi có rủi ro - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.10. Suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư khi có rủi ro (Trang 53)
Bảng 2.11. Chi phí sử dụng vốn bình quân khi tính đến yếu tố rủi ro - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.11. Chi phí sử dụng vốn bình quân khi tính đến yếu tố rủi ro (Trang 54)
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của đòn bẩy nợ lên EPS và giá cổ phiếu - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của đòn bẩy nợ lên EPS và giá cổ phiếu (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w