Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2 (Trang 31 - 40)

Bảng 2.1. Tình hình tài sản tại thời điểm 31/12 từ năm 2011 đến năm 2013 của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

TỔNG TÀI SẢN 73.138.553.384 109.966.259.548 136.769.566.537 36.827.706.164 50,35 26.803.306.989 24,37

A – Tài sản ngắn hạn 45.147.120.262 63.908.846.494 47.609.742.823 18.761.726.232 41,56 (16.299.103.671) (25,50)

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.871.208.280 7.186.323.874 11.536.098.268 (2.684.884.406) (27,20) 4.349.774.394 60,53

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 5.500.000.000 - 5.500.000.000 - (5.500.000.000) -

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 33.188.476.658 49.158.649.010 34.057.215.384 15.970.172.352 48,12 (15.101.433.626) (30,72)

4. Hàng tồn kho 1.551.163.597 1.947.881.274 1.660.087.550 396.717.677 25,58 (287.793.724) (14,77)

5. Tài sản ngắn hạn khác 536.271.727 115.992.336 356.341.621 (420.279.391) (78,37) 240.349.285 207,21

B – Tài sản dài hạn 27.991.433.122 46.057.413.054 89.159.823.714 18.065.979.932 64,54 43.102.410.660 93,58

1. Phải thu dài hạn - 72.367.000 264.250.100 72.367.000 - 191.883.100 265,15

2. Tài sản cố định 27.991.433.122 45.944.524.054 88.589.785.265 17.953.090.932 64,14 42.645.261.211 92,82

- Nguyên giá 66.359.038.172 85.688.548.554 144.867.507.957 19.329.510.382 29,13 59.178.959.403 69,06

- Giá trị hao mòn lũy kế (38.809.923.276) (46.103.265.265) (56.277.722.692) (7.293.341.989) 18,79 (10.174.457.427) 22,07

3. Đầu tư tài chính dài hạn 40.522.000 40.522.000 43.721.482 - - 3.199.482 7,90

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 285.110.126 6.359.240.765 - 6.074.130.639 2130,45 (6.359.240.765) -

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản ngắn hạn qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, các đối tượng sử dụng có thể biết được tình trạng tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, bên cạnh đó còn theo dõi được sự biến động trong các khoản mục qua các mốc thời gian khác nhau.

Nhìn vào phần thông tin về tình hình tài sản trích từ bảng cân đối kế toán cộng với phần minh họa trực quan ở biểu đồ trên, ta có thể thấy ngay sự biến động trong tổng thể tài sản ngắn hạn. Tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2012, xong đến năm 2013 lại giảm xuống gần bằng với năm 2011. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng từ 45.147.120.262 đồng năm 2011 lên 63.908.846.494 đồng (tương đương mức tăng 41,56%.

Trong đó, Hàng tồn khoTài sản ngắn hạn khác tương đối ổn định và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản ngắn hạn, do đặc trưng của Cảng Hà Nội là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là vận tải đường sông và cho thuê kho bãi, hai nguồn thu quan trọng chủ yếu của doanh nghiệp. Sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một phân nhánh kinh doanh nhỏ, tuy nhiên xét về tổng thể, hoạt động này không đóng góp tỉ

trọng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới giá trị khoản mục này trong bảng cân đối kế toán cũng nhỏ theo.

Phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, do đó có thể thấy được sự biến động trong tình hình tài sản ngắn hạn đều xuất phát từ sự biến động của khoản mục này. Phải thu ngắn hạn tăng từ 33.188.476.658 đồng năm 2011 lên 49.158.649.010 đồng năm 2012 (ứng với mức tăng 48,12%), và đến năm 2013 thì lại giảm xuống chỉ còn 34.057.215.384 đồng (tương đương mức giảm 30,72%). Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2012, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng. Các khoản nợ này phần lớn đến từ các khách hàng thuê kho bãi của doanh nghiệp. Họ thường kí hợp đồng thuê dài hạn và số tiền thanh toán có thể được trả ngay từ đầu kì hoặc tới cuối kì tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng. Đối với các khách hàng thuê kho bãi, từ năm 2013, doanh nghiệp yêu cầu thanh toán tiền thuê ngay khi đến hạn trên hợp đồng, và với các khách hàng vận tải đường sông có nhu cầu bốc dỡ hàng thì phòng kinh doanh cũng yêu cầu thanh toán trước khi công nhân điều khiển cần cẩu bốc hàng. Do đó, vốn của doanh nghiệp đã không còn bị khách hàng chiếm dụng nhiều như trước nữa. Theo đó, khoản mục Phải thu khách hàng cũng được cải thiện.

Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, và nó có sự biến động ngược lại với Phải thu ngắn hạn. Cụ thể, khoản mục này giảm từ 9.871.208.280 đồng năm 2011 xuống còn 7.186.323.874 đồng năm 2012 (tương đương mức giảm 27,2%), và đến năm 2013 thì lại tăng lên 11.536.098.268 đồng (tương đương 60,53%). Điều này có thể giải thích là do khi doanh nghiệp thắt chặt tín dụng, sự giảm xuống của khoản mục Phải thu khách hàng sẽ giúp quỹ tiền mặt của công ty tăng lên, ngoài việc bổ sung quỹ tiền mặt ra, công ty còn có thể sử dụng số tiền đó để mua sắm tài sản cố định, chi trả các khoản nợ công nhân viên, nợ thuế, các khoản phải trả nhà cung cấp…

Đầu tư tài chính ngắn hạn bằng 0 trong năm 2011 và 2013, riêng giữa năm 2012, khoản mục này của doanh nghiệp là 5.500.000.000 đồng. Điều này có thể thấy trong năm 2012, doanh nghiệp đã huy động lượng tiền mặt nhàn rỗi đó để đầu tư chứng khoán có thời gian đáo hạn dưới 1 năm, qua đó thu được doanh thu hoạt động tài chính. Hơn nữa, việc doanh nghiệp đầu tư chứng khoán ngắn hạn trong năm 2012 cũng giải thích được lý do tại sao khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm xuống cùng thời điểm.

Hình 2.2. Tình hình tài sản cố định qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Từ bảng 2.1 và đồ thị trên, ta có thể thấy ngay tổng tài sản dài hạn tăng nhanh và đều từ năm 2011 đến năm 2012, thậm chí năm sau còn lớn gần gấp đôi năm trước. Cụ thể, tổng tài sản dài hạn năm 2012 tăng 18.065.979.932 đồng (tương đương 64,54%) so với năm 2011, và đến năm 2013, khoản mục này lại tăng thêm 43.102.410.660 đồng (tương đương 93,58%) so với năm 2012. Trong đó, hai khoản mục Phải thu dài hạn và Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỉ trọng vô cùng nhỏ, nên sự biến động của hai khoản mục này không ảnh hưởng gì đến tổng tài sản dài hạn.

Tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn qua các năm. Và sự gia tăng của khoản mục này chính là nhân tố chính đẩy giá trị tổng tài sản dài hạn tăng theo. Cụ thể, khoản mục này đã tăng từ 27.991.433.122 đồng năm 2011 lên 45.944.524.054 đồng năm 2012 (tương đương mức tăng 64,14%, gần bằng với mức tăng 64,54% của tổng tài sản cố định), và đến năm 2013, khoản mục này đã tăng thêm 42.645.261.211 đồng (tương đương 92,82%, cũng gần bằng với mức tăng 93,58% của tổng tài sản cố định) so với năm 2012. Điều này là do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, hàng năm phải đầu tư mua mới các hệ thống cần cẩu, phương tiện vận tải, xây thêm nhà kho mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trên đây là phân tích chi tiết về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nói riêng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cấu trúc tài sản của doanh nghiệp để tìm hiểu tầm quan trọng của từng khoản mục trên trong cơ cấu tài sản.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản

Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỉ lệ tài sản dài hạn/ tổng tài sản 38,27% 41,88% 65,19% Tỉ lệ tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản 61,73% 58,12% 34,81% Tỉ lệ nợ phải thu khách hàng/ tổng tài sản 45,38% 44,70% 24,90% Tỉ lệ hàng tồn kho/ tổng tài sản 2,12% 1,77% 1,21%

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản qua các năm của doanh nghiệp Cảng Hà Nội

Về cơ cấu tài sản nói chung: có xu hướng chuyển dịch từ 61,73% là tài sản ngắn hạn (năm 2011) xuống chỉ còn 35% (năm 2013). Tài sản dài hạn theo thời gian dần chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này tỏ ra khá hợp lý vì trong năm 2013, doanh nghiệp đã đầu tư mua một loạt hệ thống cần cẩu mới để phục vụ cho việc bốc dỡ hàng, nâng tổng giá trị tài sản cố định hữu hình từ 38,6 tỉ vào đầu năm lên 88,6 tỉ vào cuối năm.

Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn tại thời điểm 31/12 từ năm 2011 đến 2013 của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

TỔNG NGUỒN VỐN 73.138.553.384 109.966.259.548 136.769.566.537 36.827.706.164 50,35 26.803.306.989 24,37

A – NỢ PHẢI TRẢ 44.157.022.797 81.180.484.527 91.080.988.260 37.023.461.730 83,85 9.900.503.733 12,20

1. Nợ ngắn hạn 38.301.557.917 60.138.368.374 44.470.710.293 21.836.810.457 57,01 (15.667.658.081) (26,05)

2. Nợ dài hạn 5.855.464.880 21.042.116.153 46.610.277.967 15.186.651.273 259,36 25.568.161.814 121,51

- Vay và nợ dài hạn 4.717.207.400 20.728.616.153 46.135.652.967 16.011.408.753 339,43 25.407.036.814 122,57

- Nợ phải trả dài hạn khác 1.138.257.480 313.500.000 474.625.000 (824.757.480) (72,46) 161.125.000 51,40

B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.981.530.587 28.785.775.021 45.688.578.277 (195.755.566) (0,68) 16.902.803.256 58,72

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 27.684.181.068 27.278.848.361 30.627.403.368 (405.332.707) (1,46) 3.348.555.007 12,28

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - 11.305.597.372 - - 11.305.597.372 -

3. Quỹ đầu tư phát triển 742.222.905 742.222.905 742.222.905 - - - -

4. Quỹ dự phòng tài chính 555.126.614 764.703.755 764.703.755 209.577.141 37,75 - -

5. LN sau thuế chưa phân phối - - 2.248.650.877 - - 2.248.650.877 -

Biểu đồ 2.4. Tình hình nợ phải trả qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Dựa vào bảng thông tin tình hình nguồn vốn 2.2 và nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy quy mô nợ phải trả tăng nhanh từ năm 2011 đến năm 2012, và đến năm 2013 thì tăng ở mức độ nhỏ hơn so với mức tăng của năm trước đó. Cụ thể, nợ phải trả năm 2012 là 81.180.484.527 đồng, tăng 37.023.461.730 đồng so với năm 2011 (tương đương 83,85%). Đến năm 2013, mức tăng thu hẹp lại, chênh lệch giữa hai năm đạt 9.900.503.733 đồng (tương đương 12,2%).

Trong đó, tại thời điểm năm 2011 và 2012, Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ phải trả, tuy nhiên đến năm 2013, tỉ trọng của Nợ ngắn hạn đã co lại, trở nên cân bằng với nợ dài hạn. Về sự biến động, ta có thể thấy Nợ ngắn hạn năm 2012 là 60.138.368.374 đồng, tăng 21.836.810.457 đồng so với năm 2011 (tương đương 57,01%), và đến năm 2013 thì giảm 15.667.658.081 đồng(tương đương 26,05%), xuống còn 44.470.710.293 đồng. Cụ thể, khi xem xét các khoản mục chi tiết của Nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán đầy đủ, có thể thấy nợ ngắn hạn tăng lên trong năm 2012 là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, nợ lương công nhân viên và khách hàng trả tiền trước. Còn đến năm 2013, khoản mục này giảm đi là so sự sụt giảm trong ba khoản mục trên.

Nợ dài hạn tăng mạnh mẽ từ năm 2011 cho đến 2013. Cụ thể, nợ dài hạn năm 2012 là 21.042.116.153 đồng, tăng 15.186.651.273 đồng (tương đương 259,36%) so với năm

2011, và đến năm 2013 thì nợ dài hạn lại tăng thêm 25.568.161.814 đồng (tương đương 121,51%) so với năm 2012. Khi soi xét kĩ hơn vào khoản mục này trên bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy ngay sự biến động đó đến từ Vay và nợ dài hạn, cụ thể là các khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp năm 2012 đã tăng gấp bốn lần so với năm 2011, và đến năm 2013 thì tăng gấp 2 lần so với năm trước. Chính vì vậy, vay và nợ dài hạn đã góp phần quan trọng trong sự gia tăng về quy mô của nợ dài hạn, và giúp nợ dài hạn ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu nợ phải trả.

Biểu đồ 2.5. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm của Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội

Về tình hình Nguồn vốn chủ sở hữu, dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ trên có thể thấy vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu. Khoản mục này biến động không đáng kể trong năm 2012, chỉ đạt 28.785.775.021 đồng, giảm 0,68% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng vốn chủ sở hữu tăng 16.902.803.256 đồng (tương đương 58,72%) so với năm 2012.

Riêng Vốn đầu tư của chủ sở hữu thì khá ổn định, dao động trong khoảng 27 tỉ đồng từ năm 2011 đến 2012, và đến năm 2013 thì tăng lên 30,6 tỉ đồng, do công ty mẹ của doanh nghiệp là Tổng Công ty Vận tải Đường sông Miền Bắc rót thêm vốn vào để chi cho mua sắm thiết bị sản xuất và cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, trụ sở chính, nhà ăn của công ty.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính

Đơn vị: %

Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cấu trúc vốn

Tỉ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn 60.37% 73.82% 66.59% Tỉ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn 39.63% 26.18% 33.41% Tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 152.36% 282.02% 199.35% Tỉ lệ vay ngắn hạn/ tổng nguồn vốn 52.37% 54.69% 32.52% Tỉ lệ nợ ngắn hạn/ tổng nợ phải trả 86.74% 74.08% 48.83%

(Nguồn: tự tính)

Về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Cảng Hà Nội có đặc trưng là tỉ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khá cao, dao động từ 60% đến 74% qua các năm. Biểu đồ dưới đây sẽ mô tả rõ hơn sự biến động đó.

Biểu đồ 2.1. Cấu trúc vốn qua qua các năm của doanh nghiệp Cảng Hà Nội

Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả cũng khá cao, cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã thu nhỏ dần và đến năm 2013 chỉ còn 49%. Ở doanh nghiệp Cảng Hà Nội, vay ngân hàng chỉ dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn dài hạn, còn nguồn vốn ngắn hạn không đến từ vốn vay ngân hàng mà chủ yếu được tài trợ từ tín dụng thương mại (phải trả người bán, người mua trả tiền trước), nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và Phải trả người lao động.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2 (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w