Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2 (Trang 40 - 42)

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Cảng Hà Nội từ năm 2011 đến 2013

Các chỉ tiêu Công thức 2011Năm Năm 2012 Năm 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn

(Đơn vị: lần)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn =

Tổng nợ ngắn hạn 1,18 1,06 1,07

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tiền & các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu khách hàng

=

Tổng nợ ngắn hạn

1,12 1,03 1,03

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền & các khoản tương đương tiền =

Tổng nợ ngắn hạn

0,26 0,12 0,26

Khả năng thanh toán dài hạn (Đơn vị: lần)

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

0,60 0,74 0,67

Hệ số tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

0,40 0,26 0,33

Hệ số nợ phải trả/ vốn

Tổng vốn chủ sở hữu

Phản ánh chu kì vận động của vốn (Đơn vị: ngày)

Thời gian lưu kho hàng bình quân

Giá trị hàng tồn kho bình quân x 365 =

Giá vốn hàng bán 4,28 4,59 3,51

Kì thu tiền bình quân = Nợ phải thu khách hàng bình quân x 365

Doanh thu thuần 81,07 102,84 64,18

Số vòng quay hàng tồn kho (Đơn vị: Vòng)

Giá vốn hàng bán =

Giá trị hàng tồn kho bình quân 85,25 79,59 103,96 Từ bảng tính các chỉ tiêu về khả năng thanh toán trên. có thể rút ra một vài nhận xét ngắn gọn như sau:

Về khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều > 1, tuy có xu hướng giảm nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở ngưỡng an toàn, thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Cảng Hà Nội có giảm hơn một nửa vào năm 2012, tuy nhiên đến năm 2013 đã lấy lại mức 0,26 - thể hiện doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì một lượng tiền mặt ổn định, cụ thể là từ 7 đến 11 tỉ đồng để chi trả cho các nhu cầu trong ngắn hạn.

Tuy nhiên đó chỉ là xét về mặt lý thuyết, còn trên thực tế các số liệu này được lấy dựa trên bảng cân đối kế toán với các hạng mục tài sản được phản ánh theo giá gốc mà không phải là giá thị trường; trong khi giá trị thị trường mới là cơ sở hợp lý để đánh giá khả năng bù đắp cho các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản.

Về chu kì vận động của vốn

Thời gian lưu kho hàng bình quân được tính từ thời điểm mua hàng đến thời điểm bán hàng, hệ số này của doanh nghiệp dao động từ 3 đến 4 ngày qua các năm, con số này khá thấp do như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp Cảng Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên con số này sẽ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Cũng chính vì thời gian hàng lưu kho ngắn nên số vòng quay hàng tồn kho trong năm sẽ cao, thể hiện mức độ luân chuyển vốn nhanh và hiệu quả.

Kì thu tiền bình quân được tính từ thời điểm bán hàng cho đến thời điểm thu tiền bán hàng, con số này ở Cảng Hà Nội đạt 81,07 ngày (năm 2011) sau đó tăng lên thành 102,84 ngày (năm 2012) và đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 64,18 ngày - điều này được giải thích là do chính sách thắt chặt tín dụng của doanh nghiệp, đã được nói đến ở những phần phân tích trước.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty Cổ phần Cảng Hà Nội 2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w