1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty TNHH TMSX Hiếu Huyền

20 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 131,57 KB

Nội dung

. Mô hình tính toán cơ cấu vốn tối ưu Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay (TCD). Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính (y) sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay(PV của tấm chắn thuế). Một điều kiện nữa của cấu trúc vốn tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) phải vượt qua điểm bàng quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. Nay bài viết này chỉ bàn về vấn đề cấu trúc vốn tối ưu tại điểm nợ vay “một lúc nào đó” mà chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, tức là giả định trước là EBIT đã thoả mãn cho doanh nghiệp tận dụng được đòn cân nợ. Điều này có cơ sở là vì khi thành lập doanh nghiệp và ngay cả khi daonh nghiệp đã đi vào hoạt động với một qui mô nhất định ta đã phải dự tính doanh thu, chi phí và nhu cầu vốn trước, vấn đề tiếp theo là ta xác định vốn vay bao nhiêu và vốn cổ phần bao nhiêu để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp. Giả định rằng tình hình kinh doanh tiếp tục ổn định như năm 2014, chủ sở hữu bỏ ra 95000 ( triệu đồng), vốn vay dài hạn 15347 ( triệu đồng), doanh thu hàng năm là 154822 (triệu đồng), định phí 18054 ( triệu đồng), biến phí là 116672 ( triệu đồng) chiếm 75 % doanh thu, thu nhập trước thuế là 20106 ( triệu đồng), thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, lãi ròng là 16084 ( triệu đồng), thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE= 16,93 %. Giả định lãi vay dài hạn ngân hàng là 10.5 %, khoản lãi này không đổi khi tăng mức vay lên 110347 Yêu cầu đặt ra là chúng ta đi tìm cấu trúc vốn của doanh nghiệp khi vay nợ bao nhiêu và giảm vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu thì có cấu trúc vốn “ tối ưu”. Xác định giá trị doanh nghiệp khi tăng mức độ vay như thế nào? Ta biết rằng hiện giá của là chắn thuế từ nợ vay theo tỷ lệ nợ vay theo một đường thẳng như đồ thị dưới đây. Giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng Y=95000 + TCD

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-*** -BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HIẾU HUYỀN

Họ và tên sinh viên: Trần Viết Dũng

Mã sinh viên: 1211230017 Lớp: Anh 2 – QTKD Khóa: 51

Giáo viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 8 năm 2016

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT HIẾU HUYỀN 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức 2

1.3 Tổng quan tình hình hoạt động 3

Chương II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm cơ cấu vốn của doanh nghiệp 3

1.2 Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu 3

1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn tối ưu 3

1.2.2 Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu 3

1.2.3 Mô hình cơ cấu vốn tối ưu của lí thuyết M&M 3

1.2.4 Lí thuyết tĩnh về cơ cấu vồn tối ưu 3

2 Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn 3

2.1 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính 3

2.2 Chi phí phá sản 4

2.3 Chi phí trung gian 5

2.4 Các yếu tố quản lí: Nhận thức, năng lực, độ mạo hiểm của nhà quản lí 5

2.5 Chính sách thuế 6

2.6 Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trường tài chính 6

Chương III: TÍNH TOÁN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY TNHH TM&SM HIẾU HUYỀN 6

1 Mô hình tính toán cơ cấu vốn tối ưu 6

2 Chỉ số Z, Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng của doanh nghiệp 9

3 Vận dụng mô hình để tính cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty TNHH TM&SX Hiếu Huyền 13

Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT HIẾU HUYỀN

Trang 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Doanh nghiệp tư nhân Hiếu Huyền nay thành công ty TNHH SX & TM Hiếu Huyền được thành lập theo giấy phép số 035219 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/07/1999

Trụ sở làm việc tại: Quốc lộ 32 , xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Tháng 7 năm 1999 : Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực thương mại buôn bán phụ tùng máy nông nghiệp

Năm 2001: Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy cần phải chuyển đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế tháng 4 năm 2001 sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ " Thạch Thảo - Lisa " mang thương hiệu Việt đầu tiên được ra đời, phù hợp với người tiêu dùng

có mức thu nhập trung bình, từ khi sản phẩm băng vệ sinh " Thạch Thảo - Lisa " được đưa ra thị trường, đã đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp nói chung và ngành sản xuất băng vệ sinh phụ nữ tại Việt Nam nói riệng

Năm 2004 : Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực thị trường sản xuất băng vệ sinh phụ nữ Doanh nghiệp đã khẳng định mình bằng thương hiệu " Thạch Thảo - Lisa" Sản phẩm của doanh nghiệp đã được người tiêu dùng bình chọn là " Hàng Việt Nam chất lượng cao" Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống đại lý phân phối trên tất cả các tỉnh thành trong nước, hàng sản xuất ra tới đâu hết đến đó

Năm 2006 : Ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định mở rộng diện tích nhà xưởng lên 7000m2, đồng thời trang bị thêm hai dây chuyền sản xuất băng vệ sinh tự động hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày một cao

Năm 2008 : Để đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, năm 2008 doanh nghiệp

đã mạnh dạn đầu tư thêm hai dây chuyền sản xuất Tã vệ sinh " Paby's " (tã trẻ em), Tã vệ sinh " Joycare" (tã người già) , áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000: 2001 vào quản

lý quy trình sản xuất, vì thế các sản phẩm của doanh nghiệp Hiếu Huyền đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường

Năm 2011: Sự phát triền bền và mạnh các sản phẩm của doanh nghiệp cùng với đội ngũ làm việc xuất sắc trong suốt các năm qua thì năm 2011 đã đánh dấu một bước đột phá đáng kể đó chính là doanh nghiệp đã chính thức được Nhà nước công nhận là công ty TNHHSX & TM HIẾU HUYỀN.Với sự ủng hộ của Nhà nước và khách hàng công ty sẽ phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong nước nói riêng cũng như ngoài nước nói chung.Công ty sẽ sản xuất được các sản phẩm băng vệ sinh đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng và đó chính là là niềm vinh dự của toàn công ty

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Trang 4

Sơ đồ nhân sự

Hình 1: Sơ đồ nhân sự 1 1.3 Tổng quan tình hình hoạt động

Giám đốc Nguyễn Văn Chính

Giám đốc Nguyễn Văn Chính

Phó giám đốc

Vũ Thị Phượng

Phó giám đốc

Vũ Thị Phượng

Phó giám đốc Nguyễn Văn Huynh

Phó giám đốc Nguyễn Văn Huynh

Trưởng bộ phân

điện Bùi Văn Tỉnh

Trưởng bộ phân

điện Bùi Văn Tỉnh

Kế toán trưởng Nguyễn Văn Đại

Kế toán trưởng Nguyễn Văn Đại

Giám đốc chi nhánh Nguyễn Văn Tuynh

Giám đốc chi nhánh Nguyễn Văn Tuynh

Trang 5

Chương II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm cơ cấu vốn của doanh nghiệp

1.2 Thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn tối ưu

1.2.2 Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

1.2.3 Mô hình cơ cấu vốn tối ưu của lí thuyết M&M

1.2.4 Lí thuyết tĩnh về cơ cấu vồn tối ưu

2 Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn

2.1 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

Mô hình M&M tình huống 2 đã chỉ ra rằng chí phí vốn chủ sở hữu được chia làm 2 bộ phận

Bộ phận thứ nhất RA là lãi yêu cầu trên tổng tài sản, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ra tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi

là rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì RA càng cao, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi phí sử dụng vồn của doanh nghiệp càng cao

Bộ phận thứ 2 của chi phí sử dụng vốn, (RA – RD) x D/E được xác định bởi cơ cấu vốn của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu thì bộ phận này bằng không Khi doanh nghiệp bắt đầu huy động nợ, chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng, Vì khi đó, xuất hiện rủi ro tài chính do sử dụng thêm nợ mà các cổ đông phải gánh chịu Tổng rủi ro có hệ thống của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Rủi ro kinh doanh sẽ phụ thuộc vào đa dạng hóa tài sản và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với mức rủi ro kinh doanh cho trước, bộ phận thứ hai rủi ro tài chính sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách tài chính của doanh nghiệp Chi phí vốn chủ

sở hữu sẽ tăng khi doanh nghiệp sử dụng thêm nợ, vì rủi ro tài chính đối với vốn chủ sở hữu tăng

Thước đo mức độ rủi ro thường được sử dụng là β

Trang 6

2.2 Chi phí phá sản

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp là chi phí phá sản Khi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, và cũng có nghĩa là khả năng doanh nghiệp không thanh toán được cho những trái chủ sẽ tăng Khi đó quyền sở hữu doanh nghiệp sẽ chuyển từ cổ đông sang các trái chủ

Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ phá sản khi giá trị tài sản của doanh nghiệp tương đương với giá trị các khoản nợ Giá trị vốn chủ sở hữu sẽ bằng không và các cổ đồng sẽ chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho các trái chủ Khi việc chuyển nhượng này được thực hiện, các trái chủ sẽ nắm giữ các tài sản tương đương với khoản nợ Trên thực tế khi chuyển nhượng cac trái chủ sẽ mất thêm chi phí đó là chi phí phá sản

Có hai loại chi phí phá sản là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Chi phí trực tiếp là liên quan đến việc chuyển giao tài sản cho cac trái chủ Việc chuyển giao này là quá trình pháp lí không liên quan đến vấn đề kinh tế Chi phí này bao gồm chi phí pháp lý và hành chính để làm thủ tục phá sản doanh nghiệp

Vì các chi phí này liên quan đến thủ tục phá sản do vậy , trái chủ không thể nhận được toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Một số tài sản sẽ mất đi trong quá trình phá sản

Chi phí phá sản trực tiếp không khuyến khích việc sử dụng nợ Nếu doanh nghiệp bị phá sản, một phần tài sản doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm, phần sụt giảm gọi là “ thuế” phá sản

Do vậy doanh nghiệp đứng trước một sự đánh đổi, vay nợ nhiều hơn để hưởng ưu đãi thuế nhờ lãi vay nhưng khi doanh nghiệp vay mượn nhiều thì khả năng phá sản cũng sẽ tăng, khi đó “ thuế phá sản doanh nghiệp” sẽ tăng

Chi phí phá sản gián tiếp: Vì chi phí phá sản rất lớn nên, cac doanh nghiệp thường trích lập một khoản dự phòng để tránh nguy cơ phá sản Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về khả năng thanh toán, hay khủng hoảng tài chính sẽ phát sinh chi phí này

Chi phí khủng hoảng tài chính sẽ tăng nếu cổ đông và trái chủ là hai nhóm khác nhau Cho đến khi doanh nghiệp phá sản, các cổ đông vẫn nắm giữ quyền sở hữu doanh nghiệp

Do đó họ sẽ đưa ra các quyết định dựa trên quyền lợi của họ Các cổ đông sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất nên họ sẽ đưa ra các quyết định nhằm tránh phá sản doanh nghiệp Cac trái chủ thì ngược lại tìm mọi cách bảo vệ tài sản của doanh nghiệp mà nắm giữ quyền kiểm soát từ các cổ đông nên họ có động lực để đưa doanh nghiệp phá sản

Trong khi đó giá trị tài sản của doanh nghiệp có thể bị giảm vì lãnh đạo doanh nghiệp tìm mọi cách để tránh phá sản thay vì điều hành hoạt động kinh doanh Do đó hoạt động kinh

Trang 7

doanh có thể ngừng trệ, doanh thu sụt giảm, các nhân viên tốt có thể bỏ việc, các dự án tiềm năng bị bỏ qua

Tất cả các chi phí trên là chi phí phá sản gián tiếp, cho dù doanh nghiệp có rơi vào tình trạng phá sản hay không thì giá trị ròng của daonh nghiệp sẽ bị giảm do doanh nghiệp sử dụng nợ Các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản lớn hơn sẽ sử dụng nợ lớn hơn

Tóm lại, chi phí kiệt quệ tài chính sảy ra khi doanh nghiệp không đáp ứng các hứa hẹn với chủ nợ, hay đáp ứng một cách khó khăn Như vậy khi vay nợ doanh nghiệp có thêm phần lá chắn thuế nhưng lại bị bù trừ với chi phí kiệt quệ tài chính Ta có đẳng thức sau: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị nếu được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + PV ( lá chắn thuế) – PV ( chi phí kiệt quệ tài chính)

2.3 Chi phí trung gian

2.4 Các yếu tố quản lí: Nhận thức, năng lực, độ mạo hiểm của nhà quản lí

Năng lực quản lí của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Để có thể xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu, đòi hỏi lãnh đạo phải am hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp như: lãi suất thị trường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro của ngành, sự thay đổi các chính sách kinh tế,…Hơn nữa lãnh đạo doanh nghiệp còn phải dự báo được sự thay đổi của các yếu tố này để lường trước được sự ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn cũng như cơ cấu vốn

Mức độ mạo hiểm của nhà quản lý cũng ảnh hưởng đến tính chủ quan của họ đến việc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu Bên cạnh cơ sở xác định cơ cấu vốn là chi phí vốn thì yếu

tố thứ hai là mức độ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận Nếu lãnh đạo doanh nghiệp chấp nhận rủi ro thì việc sử dụng nợ sẽ tận dụng được đòn bẩy tài chính, làm cho EPS tăng Tuy nhiên khi đòn bảy tài chính có tác dụng tiêu cực sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, và cả khả năng thanh toán

2.5 Chính sách thuế

Thuế là một công cụ điều tiết nền kinh tế rất quan trọng của nhà nước Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hiểu và vận dụng linh hoạt sẽ vận dụng tác động tích cực của thuế trong việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu Mô hình M&M cũng nghiên cứu tác động của thuế đến

cơ cấu vốn Theo mô hình này, cơ cấu vốn tối ưu sẽ được thiết lập nếu cơ cấu đó có chi phí vốn nhỏ nhất Khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ, do tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí nợ sẽ được điều chính thành chi phí nợ sau thuế, doanh nghiệp được hưởng phần tiêt kiệm từ thuế

Trang 8

2.6 Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trường tài chính

Chương III: TÍNH TOÁN CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY TNHH

TM&SM HIẾU HUYỀN

1 Mô hình tính toán cơ cấu vốn tối ưu

Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất

Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay) Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ Trong trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay (TCD)

Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và

“một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính (y) sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay(PV của tấm chắn thuế)

Một điều kiện nữa của cấu trúc vốn tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) phải vượt qua điểm bàng quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ Nay bài viết này chỉ bàn về vấn

đề cấu trúc vốn tối ưu tại điểm nợ vay “một lúc nào đó” mà chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, tức là giả định trước là EBIT đã thoả mãn cho doanh nghiệp tận dụng được đòn cân nợ Điều này có cơ sở là vì khi thành lập doanh nghiệp và ngay cả khi daonh nghiệp đã đi vào hoạt động với một qui mô nhất định ta đã phải dự tính doanh thu, chi phí và nhu cầu vốn trước, vấn đề tiếp theo là ta xác định vốn vay bao nhiêu và vốn cổ phần bao nhiêu để tối

ưu hoá giá trị doanh nghiệp

Giả định rằng tình hình kinh doanh tiếp tục ổn định như năm 2014, chủ sở hữu bỏ ra

95000 ( triệu đồng), vốn vay dài hạn 15347 ( triệu đồng), doanh thu hàng năm là 154822 (triệu đồng), định phí 18054 ( triệu đồng), biến phí là 116672 ( triệu đồng) chiếm 75 %

Trang 9

doanh thu, thu nhập trước thuế là 20106 ( triệu đồng), thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, lãi ròng là 16084 ( triệu đồng), thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE= 16,93 %

Giả định lãi vay dài hạn ngân hàng là 10.5 %, khoản lãi này không đổi khi tăng mức vay lên 110347 Yêu cầu đặt ra là chúng ta đi tìm cấu trúc vốn của doanh nghiệp khi vay nợ bao nhiêu và giảm vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu thì có cấu trúc vốn “ tối ưu”

Xác định giá trị doanh nghiệp khi tăng mức độ vay như thế nào?

Ta biết rằng hiện giá của là chắn thuế từ nợ vay theo tỷ lệ nợ vay theo một đường thẳng như đồ thị dưới đây Giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng Y=95000 + TCD

85000

90000

95000

100000

105000

110000

115000

120000

Giá trị doanh nghiệp

Tất nhiên là không thể phát biểu rằng doanh nghiệp càng vay nợ thì giá trị doanh nghiệp càng cao, vậy giá trị doanh nghiệp phải được bù trừ với hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính

Cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp

Giả sử hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính là một đường cong của paraboll quay ngược

và ta chỉ lấy giá trị phần bên phải tính từ đỉnh của Paraboll Đỉnh của nó sẽ nằm trên trục

x (trục đại diện cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) Chúng ta sẽ đi tìm những giá trị của nó:

,

Trang 10

sẽ đạt giá trị nhỏ nhất khi ,

Ý nghĩa kinh tế là khi vay nợ 100% (một công ty chỉ có vay nợ, không có vốn chủ sở hữu) thì hiện giá của lá chắn thuế từ vay nợ sẽ không có ý nghĩa nữa

Ta có đẳng thức , và parabol có đỉnh tại:

Ý nghĩa kinh tế là khi vay nợ từ $0 đến tỷ lệ nợ vay (đỉnh của Paraboll) này ta chưa có ảnh hưởng của chi phí kiệt quệ tài chính, nhưng nếu ta tăng nợ lên (cho chạy) thì hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính cũng bắt đầu xuất hiện và tăng lên nhưng nó sẽ tăng nhanh hơn hiện giá của tấm chắn thuế từ nợ vay

Để có thể lập mô hình tổng quát ta lập hệ phương trình sau:

a+b+c= -TCD (1) b+2ax=0 (2) b2-4ac=0 (3)

Từ (1) => c=- TCD -a-b, thế vào (3)

b2-4a(-TCD -a-b)=0

b2+4a TCD +4a2+4ab=0

mà b=-2ax =>

4a2x2+4a TCD +4a2+4a(-2ax)=0

hay

4a2x2+4a TCD +4a2-8a2x=0

4a(ax2+ TCD +a-2ax)=0

lúc này ta có hai nghiệm; a=0 (không có ý nghĩa kinh tế, ta bỏ qua nghiệm này);

ax2+ TCD +a-2ax=0 =>

ax2+a-2ax= - TCD

a(1+x2-2x)= - TCD

a= - TCD /(1+x2-2x)

Ngày đăng: 22/09/2015, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w