1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp dạy học văn bản nhật dụng ( chương trình ngữ văn THCS )

20 8,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Với sự hướng dẫn của các tác giả SGK trong các cuốn sách giáo viên Ngữ văn 6 hoặc Ngữ văn 9 về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng , là những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản này . Tuy nhiên , những hướng dẫn ấy thực sự chưa đủ rộng và sâu . Hơn thế nữa , trước đó , lí luận dạy học văn chưa từng đề cập đến vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng . Trong khi đó , đa số giáo viên Ngữ văn đều tốt nghiệp các trường Sư phạm trước thời gian thay SGK Ngữ văn THCS năm 2002 .Đây là một trong những khó khăn cơ bản khi giảng dạy các văn bản này . Thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng cũng có sự bộc lộ những bất cập trong cả kiến thức và phương pháp , nhất là phương pháp dạy học . Chính thực trạng này cho thấy mỗi giáo viên Ngữ văn cần phải tiếp cận một cách có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng về cả kiến thức và phương pháp dạy học , từ đó đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS .

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XX thuộc tổ chức

UNESCO nêu tên bốn trụ cột của giáo dục : Học để biết , học để làm , học để chung sống và học để tồn tại … Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển con người ở

thời đại mới , trước những yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế xã hội , những tiến bộ của khoa học công nghệ , và cũng phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại , nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã không ngừng đổi mới và phát triển về cả nội dung và phương pháp giảng dạy

Không rời bỏ mục tiêu trang bị cho học sinh THCS mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ , phân tích tác phẩm văn chương , nhằm bồi đắp , nâng cao nhu cầu

và khả năng hưởng thụ thẩm mỹ cho học sinh cấp học này , giúp các em “ tiếp xúc với các giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá , cảnh vật , cuộc sống con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong những tác phẩm văn học và trong các văn bản được học” ( Bộ Giáo dục & Đào tạo ,Chương

trình THCS môn Ngữ văn , NXB Giáo dục , 2002 )

Một trong những đổi mới của nội dung chương trình Ngữ văn THCS ( từ năm 2002) là sự hiện diện của một bộ phận văn bản mà căn cứ vào nội dung cập nhật của nó , chúng ta gọi là văn bản nhật dụng

Một sự hiện diện như thế của các văn bản nhật dụng đã làm cho chương trình Ngữ văn THCS phần nào giảm bớt tính hàn lâm , tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy học gắn kết với đời sống - Một trong những mục tiêu đổi mới của việc thay sách giáo khoa Ngữ văn THCS

Với sự hướng dẫn của các tác giả SGK trong các cuốn sách giáo viên Ngữ văn 6 hoặc Ngữ văn 9 về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng , là những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản này Tuy nhiên , những hướng dẫn ấy thực sự chưa đủ rộng và sâu Hơn thế nữa , trước đó , lí luận dạy học văn chưa từng đề cập đến vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng Trong khi đó , đa số giáo viên Ngữ văn đều tốt nghiệp các trường Sư phạm trước thời gian thay SGK Ngữ văn THCS năm 2002 Đây là một trong những khó khăn cơ bản khi giảng dạy các văn bản này

Thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng cũng có sự bộc lộ những bất cập trong

cả kiến thức và phương pháp , nhất là phương pháp dạy học

Chính thực trạng này cho thấy mỗi giáo viên Ngữ văn cần phải tiếp cận một cách có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng về cả kiến thức và phương pháp

Trang 2

dạy học , từ đó đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS

Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo SGK mới và phương pháp mới , bản thân tôi đã tự tìm tòi , học hỏi , tích luỹ kinh nghiệm để giảng dạy các văn bản nhật dụng đạt hiệu quả tốt , đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục

Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ , tôi xin được trao đổi một số vấn đề liên quan tới phương pháp dạy học văn bản nhật dụng mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy của bản thân …

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Mục đích nghiên cứu :

Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm , đề tài “ Phương pháp dạy- học văn bản nhật dụng” ( Chương trình Ngữ Văn THCS ) nhằm đưa ra

những kinh nghiệm được đúc rút qua những năm trực tiếp giảng dạy Ngữ văn THCS của bản thân tác giả về những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình SGK Ngữ văn THCS trên các phương diện : nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức và nội dung của văn bản nhật dụng , đề xuất các biện pháp dạy học , các cách tổ chức dạy học , các phương tiện dạy học tương hợp với văn bản nhật dụng …

2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

Đề tài có ba nhiệm vụ cơ bản là :

- Thứ nhất : Hệ thống hoá một số lí luận của đề tài

- Thứ hai : Đề xuất phương pháp dạy học văn bản nhật dụng

( Hai nhiệm vụ này được cụ thể trong phần B.I của SKKN này )

- Thứ ba : Thiết kế 01 giáo án

( Nhiệm vụ này được cụ thể trong phần B.II của SKKN này )

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn

THCS

2 Phạm vi nghiên cứu : Vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng trong

SGK Ngữ văn THCS

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài , bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra thực trạng

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thực nghiệm

V DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Trang 3

Đề tài giúp đồng nghiệp có những định hướng cơ bản khi giảng dạy văn bản nhật dụng trên cả hai mặt : Lí thuyết và vận dụng cụ thể Từ đó , cùng với những tìm tòi , sáng tạo của bản thân , mỗi đồng nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm

để dạy tốt phần văn bản nhật dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay

Đồng thời , trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp bản thân tôi tự tìm tòi , học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG :

( Để có được thành công trong một tiết dạy văn bản nhật dụng , bản thân tôi đã thực hiện tốt các lưu ý sau đây )

1.Giáo viên cần nắm vững và giúp học sinh nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng

Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công của một bài học văn bản nhật dụng Chính vì thế , ngay từ tiết dạy , học văn bản nhật dụng đầu tiên ( đặc biệt khi dạy Ngữ văn 6 ) giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu được khái niệm của loại văn bản này và nhận diện được nó trong các bài học tiếp theo

Cần nhớ : “ Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản Đó là những bài viết có nội dung gần gũi , bức thiết

đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại

như : thiên nhiên , môi trường, năng lượng , dân số , quyền trẻ em … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản” ( Ngữ văn

6 , tập hai ) , tức là văn bản nhật dụng có thể thuộc bất cứ kiểu văn bản hoặc bất

cứ thể loại nào

Nắm rõ được điều đó , người giáo viên sẽ thiết kế được những bài giảng văn bản nhật dụng hợp lý ; tổ chức và điều khiển học sinh học tập chủ động , tích cực; đáp ứng mục tiêu của môn học và yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay

2 Mỗi giáo viên cần nắm được hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

Nắm được điều này sẽ giúp người dạy đáp ứng được yêu cầu tích hợp ( tích hợp dọc ) và cấu trúc đồng tâm của chương trình Ngữ văn THCS

Ở đây , tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm , tích hợp theo từng vấn

đề giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp , giữa lớp trước với lớp sau Khi thực hiện tích hợp dọc , các kiến thức được nhắc lại , được liên hệ với nhau giúp HS khắc sâu ,nhớ lâu nội dung bài học Ví dụ : Khi dạy văn bản “

Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” ở lớp 9 ( Đề tài nhật dụng :Quyền sống của con người đặc biệt là trẻ em )

có thể liên hệ với văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ở lớp 7 ( Đề tài nhật dụng : Quyền trẻ em ) Hay , ở lớp 7 khi dạy văn bản “Mẹ tôi” ( Đề tài

Trang 5

nhật dụng : Người mẹ ) có thể liên hệ với văn bản “Cổng trường mở ra” ( Đề tài

nhật dụng : Nhà trường ) vì nó đều có một điểm chung đó là tấm lòng bao la của người mẹ dành cho những đứa con của mình Hoặc, khi dạy văn bản “

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ở lớp 8 ( Đề tài nhật dụng : Môi trường)

có thể liên hệ với văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” ở lớp 6 ( Đề tài nhật

dụng : Quan hệ giữa thiên nhiên và con người ) vì nó đều có chung một mục tiêu giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống …

* Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS cơ bản như sau :

CỦA VĂN BẢN

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

6

Ngữ văn 6

1.Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

2 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

3 Động Phong Nha

- Di tích lịch sử

- Quan hệ giữ thiên nhiên

và con người

- Danh lam thắng cảnh

- Thuyết minh

- Biểu cảm

- Thuyết minh

7

Ngữ văn 7

1.Cổng trường mở ra 2.Mẹ tôi

3 Cuộc chia tay của những con búp bê

4.Ca Huế trên sông Hương

- Nhà trường

- Người mẹ

- Quyền trẻ em

- Văn hoá dân tộc

- Biểu cảm

- Biểu cảm -Tự sự

- Thuyết minh

8

Ngữ văn 8

1 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

2 Ôn dịch thuốc lá

3 Bài toán dân số

- Môi trường

- Tệ nạn xã hội

- Dân số

-Thuyết minh

- Thuyết minh

- Nghị luận

9

Ngữ văn 9

1 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

2 Phong cách Hồ Chí Minh

3 Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ

và phát triển của trẻ em

- Bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh

- Hội nhập văn hoá thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

- Quyền sống của con người

- Nghị luận

- Thuyết minh

- Nghị luận

3 Nắm vững phương hướng dạy học văn bản nhật dụng

Ở vấn đề này , mỗi giáo viên Ngữ văn cần lưu ý hai điểm sau :

- Một là : Không nên quan niệm đây là những sáng tác tiêu biểu cho các tác

phẩm văn học …để đặt ra đòi hỏi quá cao yêu cầu về nghệ thuật của văn bản Nên khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản , từ đó mà liên

Trang 6

hệ , giáo dục tư tưởng , tình cảm và ý thức cho học sinh trước các vấn đề mà cả

xã hội đang quan tâm

- Hai là : Nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi văn

bản nhật dụng để hướng dẫn học sinh tự liên hệ , rút ra được bài học cho chính bản thân mình

Ví dụ : Khi dạy văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo

vệ và phát triển của trẻ em”( Ngữ văn 9 ) , đây là một văn bản nghị luận tiêu

biểu , lập luận chặt chẽ hợp lí … ; tuy nhiên khi dạy văn bản này , giáo viên cần chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay , thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em , hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em …

4 Xác định mục tiêu dạy học

Mục đích giáo dục kiến thức , kĩ năng và thái độ của mỗi môn học trong nhà trường đòi hỏi mỗi bài học phải có đích riêng của nó Đích riêng này không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của môn học , phân môn mà thậm chí là đặc trưng của mỗi phần học , mỗi bài học cụ thể

Điều này được bộc lộ rất rõ rệt trong môn Ngữ văn Mục tiêu dạy học của môn Ngữ văn yêu cầu cần hoà hợp ba phân môn trong một chỉnh thể bài học với các mục tiêu tích hợp của nó lại vừa tách tương đối mỗi phân môn thành từng bài học đảm bảo các mục tiêu cụ thể do đặc trưng mỗi phân môn này đòi hỏi Hơn thế nữa , ở phân môn Văn học , yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn bản đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong xác định mục tiêu bài học

Như chúng ta đã biết , văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại hoặc kiểu văn bản , điều đó không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại Nhưng sự nhìn nhận một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng yêu cầu cập nhật về đề tài , gợi quan tâm chú ý của người đọc về những vấn đề thời sự

xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cộng đồng , đã khiến sự có mặt của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần

là sự hiện diện của các hiện tượng thẩm mĩ tiêu biểu , mà cần hơn là trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng văn bản ngôn từ Xuất phát từ những lí do trên , chúng tôi đề xuất hai điểm nhấn mà bài học văn bản nhật dụng cần tác động tới người học :

- Một là : Mục tiêu trang bị kiến thức

- Hai là : Mục tiêu trau dồi tư tưởng , tình cảm , thái độ

Trang 7

Về kiến thức , bài học văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu đúng ý nghĩa xã hội ( chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi ) qua việc tự nắm bắt vấn đề được đề cập đến trong văn bản

Nội dung văn bản nhật dụng là những vấn đề gần gũi , bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại , nên mục tiêu bài học văn bản nhật dụng còn là sự mở rộng nhận thức của học sinh tới đời sống xã hội và bản thân về những vấn đề được đặt ra từ văn bản

Về đích giao tiếp , các văn bản nhật dụng chủ yếu thoả mãn đích truyền thông xã hội hơn là sự thoả mãn giao tiếp thẩm mĩ

Tuy nhiên về hình thức thể hiện , các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của phương thức biểu đạt nào đó Chính vì thế , chúng tôi đề xuất

dạy học văn bản nhật dụng sẽ theo nguyên tắc chung của dạy học văn là : dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá ra nội dung biểu đạt của văn bản

( Điều này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau )

Như vậy , cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi , bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại , từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi học sinh , đó sẽ là định hướng mục tiêu chung của các bài học văn bản nhật dụng

5 Coi trọng khâu chuẩn bị ở cả hai phía giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị về kiến thức : Giáo viên thu thập , đồng thời giao cho các nhóm

học sinh cùng sưu tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh , truyền hình , mạng Intenet , báo chí , sách vở, tranh ảnh , âm nhạc …) làm chất liệu cho dạy học văn bản gắn kết với đời sống

b Chuẩn bị phương tiện dạy học :

Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các hình thức dạy học đáp ứng và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học Các phương tiện dạy học truyền thống như : sách giáo khoa , bảng đen , phấn trắng , tranh ảnh minh hoạ …là cần thiết những tự chúng chưa thể đáp ứng được hết các yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên Ở đây, nếu hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó bên ngoài văn bản ( báo chí , mĩ thuật , điện ảnh … ) được thu thập , thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng …

6 Phương pháp dạy học

a Cần phù hợp với phương thức biểu đạt ( PTBĐ) của mỗi văn bản :

(Có thể tham khảo tại bảng hệ thống các văn bản nhật dụng , trang 4 của SKKN này)

Trang 8

Mục tiêu của dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thức các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản Nhưng trong bất kì văn bản nào , nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó Cho nên , hoạt động

đọc- hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc : đi từ các dấu hiệu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức

ấy, cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng Trong dạy học văn bản , không thể hiểu đúng nội dung tư tưởng của văn bản nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng ….

Ví dụ : Nếu văn bản được tạo theo PTBĐ tự sự như “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ( Ngữ văn 7 ) thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo

các yếu tố tự sự đặc trưng như : sự việc , nhân vật , lời văn , ngôi kể ; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống phức tạp của gia đình thời hiện đại Khi văn bản được tạo ra theo phương

thức biểu cảm như “ Cổng trưởng mở ra” ( Ngữ văn 7 ) nhằm mục đích nhận

thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người , thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ là dạy học theo các dấu hiệu của văn biểu cảm , biểu hiện qua lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả

và nhiều hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc …

b Cần đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp :

Khi dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng PTBĐ , nghĩa là chúng ta đã đáp ứng yêu cầu tích hợp kiến thức và kĩ năng của hai phân môn Văn ( đọc -hiểu ) với Tập làm văn ( kiểu văn bản ) Hơn nữa , với đặc trưng của văn bản nhật dụng còn đòi hỏi sự kết nối tri thức của nhiều môn học , nhiều lĩnh vực nghệ thuật và các kiến thức đời sống khi dạy học các văn bản này ( Tích hợp

mở rộng ) Có thể hình dung mối liên hệ giữa các kiến thức đó như sau

* Sơ đồ :

KHOA HỌC CÁC LĨNH

TỰ NHIÊN VỰC VĂN NGHỆ

BÀI HỌC

VĂN BẢN

NHẬT DỤNG

Trang 9

KIẾN THỨC KHOA HỌC

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Ví dụ : Khi dạy văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ( Ngữ văn

8 )cần tích hợp với kiểu văn bản thuyết minh ( phần Tập làm văn ) , và tích hợp

mở rộng với các kiến thức khoa học tự nhiên như : vật lí , hoá học …, các kiến thức đời sống xã hội khác như : nạn chặt phá rừng , lũ lụt , các loại rác thải chưa được xử lí gây ô nhiễm , hệ thống thoát nước , ý thức sử dụng bao bì ni lông của người dân …Hoặc sự xuất hiện của phần trình chiếu VCD tiếng hát trên sông Hương xứ Huế , cùng các làn điệu dân ca đặc sắc trên các miền đất nước

(như chèo , dân ca quan họ , lí Nam Bộ…) trong thiết kế bài học “Ca Huế trên sông Hương” … sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt , đơn điệu , từ đó hiệu

quả dạy học văn bản nhật dụng sẽ tăng thêm

c Cần đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực :

Giáo viên cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học , các cách tổ chức dạy học , các phương tiện dạy học … sao cho có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của học sinh Sự gần gũi , thiết thực của các chủ đề nhật dụng trong bài học , mục đích giúp học sinh hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng cần thể hiện nhiều hơn tính dân chủ và hào hứng trong hoạt động dạy , nhất là hoạt động học Giáo viên cần tạo

cơ hội nhiều nhất cho mọi học sinh tham gia tìm hiểu văn bản theo cách tự sưu tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề văn bản , tự bộc lộ ý kiến khi đọc - hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học tập; hoặc cũng có thể

tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ , thiết thực minh hoạ cho chủ đề văn bản

7 Với các yêu cầu trên , việc quan trọng là giáo viên cần thiết kế được những giáo án văn bản nhật dụng theo hướng dạy - học gắn với cuộc sống cộng đồng

Sau mỗi bài học văn bản nhật dụng , học sinh không chỉ được mở rộng nhận thức về đời sống xã hội mà còn có ý thức và hành động thiết thực đóng góp vào

một vấn đề nào đó mà các em đã được học Tức là , các em không chỉ học để biết mà còn học để làm , học để chung sống và học để tồn tại …

Ví dụ : Ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên trong bài học “ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” có thể gợi học sinh liên tưởng tới nhiều cây

cầu chứng nhân lịch sử khác trên đất nước trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ( như cầu Nậm Rốm , cầu Hàm Rồng …) và hoà bình dựng xây ( như cầu Thăng Long , cầu Mỹ Thuận … ), khơi dậy trong các em tình yêu, niềm tự hào về những “chứng nhân lịch sử” của dân tộc Bài học

Trang 10

“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” và “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” sẽ gợi

cho học sinh liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khoẻ con người ở mỗi làng quê , thành phố , đất nước đang bị chính con người huỷ hoại … Từ đó học sinh sẽ có ý thức hơn trong các hành động của mình trong việc bảo tồn các di tích lịch sử và bảo vệ môi trường

II VẬN DỤNG DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

( Ngữ văn 8 - Tập Một )

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức : Giúp HS

- Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì nilông

- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì nilông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất

- Tích hợp với phần Tập làm văn về phương pháp thuyết minh và tích hợp với các môn học khác có liên quan như : Hoá học , Vật lí , Sinh học … để hiểu

rõ và làm sáng tỏ vấn đề văn bản đặt ra

2 Kỹ năng : Đọc , tìm hiểu , phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học

3 Thái độ : Giúp HS

- Thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề khó giải quyết trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và xử lí rác thải đó là : Việc

sử dụng và xử lí rác thải bao bì nilông

- Biết tự mình hạn chế sử dụng bao bì nilông và tuyên truyền , vận động mọi người thực hiện việc làm cần thiết này

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên :

- Các kiến thức , tư liệu ( tranh , ảnh , vidio clip …) về rác thải đặc biệt là rác thải bao bì nilông

- Phương tiện dạy học : máy chiếu Projector

2 Học sinh : Chuẩn bị theo nhóm

- Nhóm 1,2 : Tìm hiểu tình hình dùng bao bì nilông ở địa phương , thực trạng

sử dụng bao bì nilông ở nước ta ( qua báo chí , truyền hình , internet …)

- Nhóm 3, 4 : Sưu tầm một số tranh , ảnh về rác thải bao bì nilông …

- Cả lớp đọc văn bản , soạn bài trước khi đến lớp

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ngày đăng: 24/10/2014, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w