1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC NHẬT DỤNG - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

39 3,9K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 9,46 MB

Nội dung

Khả năng vận dụng dạy học dự ánvận dụng được ở cả 2 hình thức: trên lớp và trong các hoạt động ngoại khóaNhận định chung: Với bất cứ dạng bài học nhật dụng của môn Ngữ văn THPTnào , GV c

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC NHẬT DỤNG - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG DẠY HỌC

CÁC BÀI HỌC NHẬT DỤNG - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: năm học 2013- 2014

4 Tác giả:

-Họ và tên: TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

-Giớí tính: Nữ

-Ngày, tháng, năm sinh: 27-01-1982

-Nơi thường trú: 85 Máy Chai- TP Nam Định

-Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền- TP Nam Định

-Chức vụ hiện nay : Giáo viên Ngữ văn

-Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sỹ sư phạm Ngữ văn

-Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Thanh Hương- Giáo viên Trường THPT Ngô Quyền

- TP Nam Định -Điện thoại: 0123.6464762

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Ngô Quyền- TP Nam Định

Trang 3

A ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

I Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng

- Sự tiến bộ kì diệu của khoa học kĩ thuật, số liệu các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cách ghê

gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡng lẫn phương pháp dạy học

(viết tắt PPDH) PPDH phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt đến

và vận dụng tri thức

- Mặt khác, trong xu thế đổi mới ngành giáo dục ở Việt Nam trong đó có môn Ngữ Văn, với việcxây dựng chương trình mở, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, …càng đặt

ra thách thức cho HS trong vai trò chủ động tiếp cận lĩnh hội và giải quyết kiến thức trong toàn

bộ quá trình học tập Do đó, việc đổi mới PPDH ở nước ta đã trở thành một yêu cầu vừa hiểnnhiên vừa bức thiết

II Xuất phát từ thực tiễn tình hình triển khai phương pháp dạy học dự án

1 Dạy học dự án là một chiến lược dạy học ở nhiều nước trên thế giới

Mầm mống đầu tiên của dạy học dự án (viết tắt DHDA) đã có trong quan niệm của cácnhà giáo dục kinh điển như Rouseau (1712-1778), H.Pestalozzi (1746-1827), F.Frobel (1782-1852) và W Humboldt Xuất hiện trước hết từ châu Âu rồi lan sang Bắc Mĩ, ngày nay, DHDAmang tính tòan cầu Đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về dạy học dự án, đó là các công trình: J.Deway, W.Kilpatrich (Mĩ), Celestin Freinet (1896-1966) vàMacarenko- nhà sư phạm tiên tiến Liên Xô cũ

2 Dạy học dự án đã được triển khai rộng rãi trong các trường THPT ở Việt Nam

Ở Việt Nam, DHDA chính thức du nhập vào năm 2003 Có rất nhiều bài viết tiếp cậnDHDA từ góc độ lý luận trên các tạp chí và website; tiêu biểu các tác giả như: PGS.TS ĐỗHương Trà, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc, TS Nguyễn Văn Cường vàTh.S Nguyễn Thị Diệu Thảo Ngoài ra, DHDA cũng được nghiên cứu trong các khóa luận vàluận văn tốt nghiệp Và hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch tập huấn rộng rãi chương

trình Dạy học cho tương lai t(dạy học của Intel, phiên bản 10.4) trong đó có DHDA cho các GV

phổ thông toàn quốc

3 Dạy học dự án là một phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều ưu thế

- Với đặc trưng: dạy học thông qua hoạt động của chính người học nhằm hình thành và pháttriển các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và dạy học dựa trên việc đánh giá, tự đánh giá và cùng

Trang 4

đánh giá, phương pháp dạy học dự án ̣̣̣̣ đã thể hiện được ưu điểm nổi bật của mình trong việc hướng tới các mục tiêu của giáo dục hiện đại mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

- DHDA được vận dụng vào thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THPTsẽ phát huy tínhtích cực, chủ động của HS trong học tập; tạo được hứng thú cho HS và góp phần đa dạng hóacác PPDH Bởi lẽ HS sẽ hứng thú hơn với việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những vấn đềphức tạp, mang tính thách thức cao và đôi khi đầy rẫy những vấn đề nhưng rất sát với thực tế đời

sống Vậy nên, DHDA đã trở thành một trong những PPDH “làm cho GV chỉ cần dạy ít mà HS học được nhiều và làm cho nhà trường bớt sự nhàm chán và bớt sự nhọc nhằn” (GI Comenski)

III Xuất phát từ thực trạng dạy học các bài học nhật dụng của môn Ngữ văn ở trường THPT Việt Nam

1 Về phía người dạy

- Bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay là rất nhiều giáo viên Ngữ văn còn lúng túng trong việcxác định một PPDH nhằm gây được nhiều hứng thú cho HS và tích cực hóa hoạt động học tập

của HS Để làm rõ hơn, chúng tôi đã sử dụng Phiếu điều tra để đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy học dự án và một số phương pháp dạy học khác trong môn Ngữ Văn ở trường THPT

Ngô Quyền – Nam Định (Mẫu phiếu điều tra ở phần Phụ lục 1)

* Đồ thị biểu diễn kết quả của phiếu điều tra ở Phụ lục 1:

PP giải quyết vấn đề

PP vấn đáp tìm tòi

-PP dạy học dự án

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

- Rõ ràng, dễ nhận thấỵ ̣̣, dạy học các bài học nhật dụng môn Ngữ văn ở trường THPT còn tồn tạinhiều vấn đề như: còn thiên về chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học mà ít gắn với thực

tiễn, PPDH chiếm ưu thế vẫn là các phương pháp thuyết trình, trong đó giáo viên là trung tâm

của quá trình dạy học, như vậy sẽ hạn chế việc phát triển toàn diện, tích cực sáng tạo của học

sinh Sự bất cập này càng được thể hiện rõ trong việc dạy học các loại văn bản không hư cấu;

có tính thực tiễn và tính cập nhật cao ̣thường gọi là bài học nhật dụng Đa số giáo viên chưa

chú ý đến cái đích của loại bài học này là trau dồi kiến thức về các vấn đề cấp thiết đặt ra trongcuộc sống nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội, cuộc sống Sự mơ hồ

Trang 5

kiến thức về các bài học nhật dụng của HS, thái độ chưa thực sự quan tâm đến các bài học nhật

dụng của giáo viên đã dẫn đến khuynh hướng đồng nhất giữa phương pháp dạy học bài học nhật

dụng và bài học văn chương thuần túy Chẳng hạn: khi dạy học bài “Thái sư Trần Thủ

Độ”-SGK Ngữ văn 10, nhiều GV chỉ dừng ở phân tích nhân vật Trần Thủ Độ mà không liên hệ cách

dùng người của ông với vấn đề bồi dưỡng và sử dụng nhân tài của Đảng và nhà nước ta hiện

nay Thực tế, tần số áp dụng phương pháp dạy học dự án chưa cao do tâm lí e ngại sợ mất

nhiều thời gian và công sức chuẩn bị của GV Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả

điều tra khi đưa ra 4 bài học nhật dụng trong SGK Ngữ văn 10 và việc tổ chức dạy học dự án

mà HS được tiếp cận trong 4 bài học nhật dụng đó, chúng tôi thu được kết quả như sau:

và viết, HS cảm thấy rất khó khăn Khi được hỏi về mức độ tích cực tham gia học tập của 1nhóm học sinh trong giờ học Ngữ Văn, chúng tôi thu được kết quả sau:

Lớp- Trường Số HS

Phương án Tham gia

thảo luận đưa ý kiến

cá nhân

Lắng nghe và ghi chép, bản thân không

có ý kiến gì

Không quan tâm nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến trình lớp học

Làm việc riêng

3 Về kiểm tra đánh giá

Trang 6

Việc kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở bậc THPT vẫn có nhiều bất cập, chưa “đo” đượctoàn diện năng lực của người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của HS trong làm bài vàchưa góp phần điều chỉnh, đổi mới PPDH Các đề kiểm tra hầu như được ra theo dạng “đềđóng”, tính tích hợp (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa cao;các câu hỏi chủ yếu đánh giá HS ở hai mức nhận biết và thông hiểu Mặt khác việc đánh giá cònchưa đa chiều, vẫn thiên về kênh đánh giá từ phía giáo viên mà không quan tâm nhiều đến phía

HS tự đánh giá

Trước thực trạng còn nhiều tồn tại trên, vấn đề đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học Và cốt lõi của việc đổi mới này là chú trọng hơn nữa phương pháp tự học cho

HS, khả năng hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức

hoạt động học tập, xây dựng môi trường học tập tích cực, tương tác, thể hiện rõ đặc trưng bộmôn; tạo động lực học tập Ngữ văn cho HS, giúp HS thực sự hứng thú, say mê với môn học; sửdụng PP để giúp HS rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hình thành năng lực giao tiếp;tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn

Từ những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài:

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC NHẬT DỤNG - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

1 Khái niệm phương pháp “dạy học dự án” (viết tắt DHDA)

- Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người

học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo

ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực caotrong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự

án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Điểm cốt lõi của học tập dựa trên dự án là: học qua làm (Learning by doing) tức là thông qua làm việc (hành động có chủ

định) mà hiểu biết và lĩnh hội giá trị

.- Đặc điểm của “dạy học dự án”: điểm cốt lõi của DHDA là: định hướng học sinh, định hướng

thực tiễn và định hướng sản phẩm và đưọc sơ đồ hóa như sau:

Trang 7

- Mục tiêu dạy học trong DHDA mang tính định hướng rõ ràng và được thiết kế dựa trên

chuẩn chuẩn kiến thức và nhắm tới kĩ năng tư duy bậc cao của thế kỉ 21

- Nội dung dạy học trong DHDA mang tính tổng hợp hoặc liên môn Vấn đề phải hấp dẫn, sát

với thực tiễn để thiết kế được nhiều hoạt động

- Phương tiện dạy học trong DHDA rất đa dạng và đặc biệt thuận lợi khi có sự hỗ trợ của các

phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại

- Kiểm tra, đánh giá trong DHDA mang tính đa chiều: dựa trên việc đánh giá, tự đánh giá và

cùng đánh giá Việc kiểm tra đánh giá của GV diễn ra trong toàn bộ quá trình hoàn thành nhiệm

vụ của HS Các tiêu chí đánh giá được công bố, thống nhất trước khi các em bắt tay vào làm việc

- Vai trò của giáo viên và học sinh trong DHDA

+ Vai trò của giáo viên là người định hướng (guide), một nhà tư vấn (advise), hướng dẫn viên và một học viên cộng tác (bạn cùng học)

+ Vai trò của học sinh: Là “tác giả tích cực” của quá trình học tập, nên: HS thực hiện dự

án bằng thực hiện các vai được chỉ định và tự lực triển khai dự án và tập giải quyết vấn đề có

thật trong đời sống

2 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án

2.1 Ưu điểm của DHDA

- Về nội dung kiến thức: kiến thức được mở rộng, phong phú hơn; gắn với thực tế và có tính

liên môn Có thể lí giải điều này qua Sơ đồ về tỉ lệ tiếp thu trung bình

Tính tự lực cao

Hợp tác làm việc

Định hướng sản phẩm

Định hướng thực tiễn

Mang tính phức hợp

Dạy học

dự án

Trang 8

50%

bình

- Về năng lực tư duy và kĩ năng

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự định hướng và xử lý các vấn đề phức tạp

+ Rèn các kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin; công nghệ thông tin và làm việc nhóm+ Phát triển tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình

-Về môi trường học tập: tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thoải mái và dân chủ

2.2 Nhược điểm của DHDA

- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống

- DHDA cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thể tiến hành một cách thườngxuyên trong chương trình môn học

- Mặt khác, DHDA đòi hỏi về cơ sở vật chất, tư liệu tham khảo nên ở những nơi còn thiếu vàyếu về các phương tiện dạy học thì khó triển khai DHDA

- DHDA yêu cầu phải thay đổi thói quen dạy học cũ của GV và HS

3 Quy trình của “dạy học dự án”

Tiếp cận DHDA theo chương trình dạy học của Intel, có thể chia các giai đoạn của DHDA theo

5 giai đoạn chính Cụ thể là:

1 Giai đoạn 1: Sáng kiến về dự án (Giai đoạn chuẩn bị)

2 Giai đoạn 2: Thiết kế dự án

3 Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

Nguồn: http://www.lorober.com/Resources/Images/RetentionRate

75%

90%

Trang 9

4 Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm

5 Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

II ÁP DỤNG “DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC NHẬT DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1 Điều kiện để áp dụng phương pháp “dạy học dự án”

1.1 Nội dung học tập

- Đặc điểm chủ đề nội dung bài học: gắn liền với thực tiễn và mang tính thời sự, cập nhật

- Mục tiêu cơ bản nhất của bài học: tập trung rèn luyện và phát triển kĩ năng thực hành cho HS

thông qua hoạt động của chính các em

2.2 Đối tượng người học và người dạy

- Người học: Được trang bị đầy đủ kiến thức (về môn học; liên môn và về phương pháp DHDA);

có thói quen làm việc chủ động; phương pháp học tập khoa học và có ít nhiều kĩ năng về côngnghệ thông tin

- Người dạy: Có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; phong cách làm việc chuyên nghiệp và khả năng

quản lí HS Khả năng tư duy linh hoạt và cần một bản lĩnh nghề nghiệp

1.3 Phương tiện dạy học

Đầy đủ các phương tiện dạy học cơ bản và có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại

1.4 Các điều kiện khác

- Sự đồng thuận của cấp quản lí trường học; các Ban ngành địa phương

- Cơ chế thi cử cần chú trọng đến tính thực tiễn của kiến thức

2 Khả năng vận dụng phương pháp “dạy học dự án” trong dạy học các bài học nhật dụng của môn Ngữ văn THPT

Khái niệm bài học nhật dụng (BHND) được nói đến trong bài nghiên cứu

này để chỉ những bài học mà toàn bộ hay một phần nội dung của bài học có tính

nhật dụng Như vậy, BHND bao gồm các bài đọc- hiểu các văn bản nhật dụng;

những bài học Làm văn và số ít bài tiếng Việt có hướng tới tính nhật dụng cho học sinh bằng cách sử dụng các văn bản nhật dụng làm ngữ liệu hoặc gíup HS tạo lập các văn bản nhật dụng (văn bản viết và văn bản nói)

2.1 Đối với bài đọc- hiểu các Văn bản nhật dụng

a Đặc điểm bài học

Trang 10

Đây là loại văn bản không sử dụng hư cấu, tưởng tượng Đặc điểm nổi bật của văn bản nhật

dụng là tính thực tiễn và tính cập nhật Đặc trưng này làm cho lọai bài học này có sức lôi cuốn

người học không những trong hoạt động đọc- hiểu văn bản mà còn cuốn hút họ trong việc sưutầm, tìm hiểu các thông tin có liên quan, thống kê số liệu về các vấn đề tương tự đang diễn ra

xung quanh họ Điều đó cũng đồng nghĩa với việc văn bản nhật dụng trở thành sợi dây kết nối người học với thực tiễn

bài đọc- hiểu văn bản nhật dụng phải tạo cơ hội nhiều nhất cho HS tham gia đọc- hiểu văn bảntheo hướng tự tìm hiểu, thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài học

c Khả năng vận dụng dạy học dự án vào giờ đọc- hiểu văn bản nhật dụng:

Từ những điều phân tích về đặc điểm và mục tiêu bài học nêu trên, việc áp dụng DHDA ởloại bài học này là hòan tòan có cơ sở Hướng vận dụng DHDA ở đây khá phong phú Dựa trênhoàn cảnh thực tế và bằng khả năng tổ chức, GV có thể vận dụng DHDA trong giờ đọc- hiểuVBND trên lớp Và khi cần, với những vấn đề có tính thời sự cấp thiết, có thể áp dụng DHDAtrong các hoạt động ngoại khóa để tiến hành khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp và tham gia(nếu có thể)

2.2 Đối với các bài học tạo lập các văn bản nhật dụng hay sử dụng văn bản nhật dụng làm ngữ liệu

2.2.1 Các bài học tiếng Việt

a Đặc điểm bài học

Các bài học tiếng Việt được đưa vào chương trình THPT chỉ tập trung vào một số nội dung

chính (Hoạt động giao tiếp; Phong cách ngôn ngữ; Những vấn đề chung về tiếng Việt) và chú

trọng thực hành, các đơn vị kiến thức gần gũi và liên quan tới thực tiễn giao tiếp hằng ngày của

HS

b Mục tiêu bài học

Trang 11

Chú trọng đến thực hành, không mang tính “hàn lâm”, “kinh viện” Phần tiếng Việt gồm 2 loại

bài: Loại bài thiên về hình thành kiến thức, kĩ năng mới và Loại bài thực hành để củng cố kiến

thức, kĩ năng Xét về số lượng: Loại bài thực hành có số lượng lớn hơn Có thể minh họa bằng

số liệu sau: Phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 Nâng cao, trừ 1tiết dành cho bài Ôn tập tiếng Việt, trong 18 tiết học thì nội dung có tính chất lí thuyết chiếm 7,5 tiết (hơn 40%), nội dung có

tính chất thực hành chiếm 10,5 tiết (non 60%) Còn xét về cấu trúc: Ngay ở cả các Loại bài thiên về hình thành kiến thức, kĩ năng mới thì ở cuối mỗi bài đều có phần Luyện tập và kiến

thức, kĩ năng mới chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực hành (từ khâu tìm hiểu, phântích ngữ liệu thực tế, )

- Từ 2 đặc điểm nêu trên và qua khảo sát kĩ lưỡng từng bài học tiếng Việt trong chương trình,

chúng tôi thấy ngoài nội dung các bài thực hành, một số đơn vị kiến thức là những vấn đề lýthuyết nhưng rất lại gần gũi, quen thuộc và có liên quan tới thực tiễn giao tiếp trong cuộc sốnghằng ngày của HS Cụ thể:

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với các nhân tố tham gia giao tiếp, hai quá trình giaotiếp (tạo lập và lĩnh hội), hai dạng (nói và viết trong giao tiếp), sản phẩm của giao tiếp là vănbản Đây là một hoạt động mà các em thường xuyên tiến hành trong cuộc sống gia đình, nhàtrường và ngoài xã hội

- Các phong cách chức năng: trừ PCNN nghệ thuật thì PCNN sinh hoạt, PCNN báo chí,

PCNN hành chính cũng không phải là những vấn đề quá xa lạ với HS Chẳng hạn: ở PCNN sinh hoạt, ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày để thông tin, trao đổi ý nghĩ, đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người trong cuộc sống Còn với PCNN báo chí, ngôn ngữ báo chí là

ngôn ngữ được dùng trong các thể loại báo chí (tin tức, phóng sự) thì các em cũng được thấythường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, truyền hình,

Trang 12

Tập trung vào một số nội dung sau: Trình bày một vấn đề; Phát biểu theo chủ đề; Kế hoạch cá

nhân; Văn bản quảng cáo; Văn bản tổng kết; Bản tin; Tiểu sử tóm tắt, Mặt khác, Đề làm văn

trong chương trình mở rộng phạm vi hơn, có huy động hiểu biết về đời sống của HS, gắn liền vớicác tri thức trong phần Văn học và tiếng Việt Về cơ bản, nội dung phần Làm văn THPT gần gũi,thiết thực với đời sống

b Mục tiêu bài học: Chủ yếu rèn luyện và nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản: tạo lập các kiểu văn bản viết và văn bảndạng nói Nguyên tắc chỉ đạo trong dạy học Làm văn là: bằng thực hành, thông qua thực hành vàhướng tới thực hành

c Khả năng vận dụng dạy học dự án

vận dụng được ở cả 2 hình thức: trên lớp và trong các hoạt động ngoại khóa

Nhận định chung: Với bất cứ dạng bài học nhật dụng của môn Ngữ văn THPTnào , GV cũng

có thể tìm thấy đơn vị kiến thức phù hợp để vận dụng phương pháp DHDA và nhân tố có ýnghĩa quyết định là sự nhạy cảm, bản lĩnh và kinh nghiệm của GV Và có 2 khả năng vận dụng

DHDA trong dạy học các bài học nhật dụng của môn Ngữ văn ở trường THPT có tính khả thi

nhất Đó là: Vận dụng phương pháp DHDA trong các giờ học bình thường và Vận dụng DHDA trong các hoạt động ngoại khóa.

3 Quy trình áp dụng phương pháp “dạy học dự án” trong dạy học các bài học nhật dụng của môn Ngữ văn THPT

3.1 Quy trình chung

Gồm 3 Giai đoạn cơ bản

Giai đoạn1: Hoạt động trước giờ học (Sáng kiến về dự án và thiết kế dự án)

Hoạt Hoạt động 1: Chuẩn bị dự án, định hướng bài học

 Xây dựng ý tưởng dự án và kịch bản dự án

Trang 13

 Lập kế hoạch bài dạy và soạn giáo án

 Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến dự án

 Chia nhóm học sinh và phân công nhiệm vụ cho các nhóm

 Cung cấp bộ công cụ đánh giá và tài liệu hỗ trợ dự án

 Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện tốt dự án

 tự nghiên cứu các nội dung bài học; thu thập các tài liệu

 Đóng góp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụHoạt động nhóm

 Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm

Nhận nhiệm vụ nhóm; chia nhiệm vụ nhóm thành nhiệm vụ nhỏ hơn

Họp nhóm, bàn bạc lên kế hoạch thực hiện dự án

Giai đoạn 2: Hoạt động trong giờ học (Thực hiện dự án, báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án)

- Nêu lại ý tưởng dự án và nhiệm

vụ đã bàn giao

- Chỉ dẫn cách thực hiện và hạnđịnh thời gian

- Kiểm tra tiến độ và hỗ trợ kịpthời khi HS gặp vướng mắc

- Họp nhóm, tập hợp lại tài liệu

- Nhóm trưởng thiết lập các vai, giao nhiệm

vụ cho từng thành viên trong nhóm và tiếnhành thực hiện dự án

- Hòan thiện sản phẩm; thống nhất cách thứctrình bày sản phẩm

- GV phát Phiếu tham vấn, Phiếu

tự đánh giá

- Địnhhướng kiến thức bài học

- Bốc thăm thứ tự trình bày

- Trình diễn sản phẩm và thảo luận

- HS điền vào các phiếu

- Các nhóm điều chỉnh sản phẩm nhóm

- HS tự rút ra và bổ sung kiến thức Hoạtđộng3:

Trang 14

Giai đoạn3: Hoạt động sau giờ học

GV  Bàn giao nhiệm vụ mới cho các nhóm (có chỉ dẫn cụ thể)

Hoạt

động

củaHS

 Nhận nhiệm vụ mới và hoàn thiện sản phẩm nhóm

 Các nhóm rút kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức về bài học

3.2 Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học bài: “Phỏng vấn

và trả lời phỏng vấn” (SGK Ngữ văn 11, tập1)

3.2.1 Giai đoạn 1: Hoạt động trước giờ học

- Hoạt động 1: Chuẩn bị dự án, định hướng bài học

+ Xây dựng ý tưởng dự án và kịch bản dự án:

Để thu thập thông tin cho chuyên mục “Trang vàng truyền thống” của tờ báo Đòan

TNCSHCM trườngnhân dịp kỉ niệm ngày 20/11, em được giao nhiệm vụ phỏng vấn các nhân vật(Thầy (cô) hiệu trưởng; Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường; bác lao công đã gắn

bó với trường từ ngày thành lập đến nay và Anh (chị) bí thư Đoàn trường)

+ Chuẩn bị trang thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện tốt dự án

3.2.2 Giai đoạn 2: Hoạt động trong giờ học

- Hoạt động 1: Tổ chức thực hiện dự án, thu thập kết quả hòan thành dự án

- Nêu lại ý tưởng và kịch bản dự

án; nhiệm vụ đã bàn giao

- Họp nhóm, tập hợp lại tài liệu, các thành viên đề xuất ý

tưởng thực hiện dự án

Trang 15

- Từng thành viên báo cáo kết quả và nhóm tổng hợp kết quả,

hòan thiện sản phẩm

- Hoạt động 2: Tổ chức báo cáo sản phẩm

+ GV nêu lại nhiệm vụ nhóm, chỉ dẫn về cách thức, thời gian trình bày sản phẩm

+ Các nhóm trình bày sản phẩm và chọn ra sản phẩm ấn tượng nhất

+ GV tổ chức cho HS phân tích cuộc phỏng vấn vừa được chọn

+ Các nhóm trình diễn một hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng

+ GV tổ chức cho HS phân tích cuộc phỏng vấn được chọn và định hướng kiến thức

- Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận, đánh giá dự án

3.2.3 Giai đoạn 3: Hoạt động sau giờ học

GV: Bàn giao nhiệm vụ mới: Cung cấp choHS 1đoạn video (đã xóa lời) ghi lại hình ảnh trangphục của giới trẻ hiện nay Dựa trên đoạn phim này hãy thực hiện một cuộc phỏng vấn một thầy(cô) giáo trong trường theo chủ đề:“Về trang phục HS và thanh niên hiện nay”

HS: Nhận nhiệm vụ mới; Rút kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức

III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1.Mục đích thực nghiệm

Kiểm nghiệm tính khả thi của DHDA khi dạy học bài học nhật dụng của môn Ngữ văn ởtrường THPT và đánh giá triển vọng của phương pháp này trong việc tạo ra nhiều hứng thú, tíchcực hóa hoạt động của HS

2 Địa điểm, đối tượng và thời gian thực nghiệm

Phương pháp dạy học dự án được thực nghiệm tại trường THPT Ngô Quyền- TP NamĐịnh với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: có phòng học đa chức năng Đối tưọng lớp10D với45

HS có ý thức học tập tốt, đa số có kiến thức về tin học …

Thời gian thử nghiệm sư phạm diễn ra trong 1 tuần từ 07/4/2014- 15/ 4/2014

3 Tiến trình thực nghiệm

3.1 Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm

Trang 16

- Xây dựng kế hoạch bài dạy và giáo án

- Làm việc với tập thể học sinh

- Tiếp xúc, làm quen với tập thể HS lớp 10D trước khi bắt đầu bài học 1 tuần

- Giới thiệu cho các em về Dạy học dự án

- Giới thiệu bài học “Viết quảng cáo” (SGK Ngữ văn 10, Tập 2)

- Giới thiệu về dự án để học bài “Viết quảng cáo” (SGK Ngữ văn 10, Tập2)

Tham dự cuộc thi “Tuyển dụng nhân sự cho phòng kinh doanh” của một công ty chuyên cung cấp hàng tiêu dùng, em nhận được một chủ đề như sau:“Trong vai một nhân viên marketting của công ty, hãy thiết kế một quảng cáo cho một trong các sản phẩm của công ty để thu hút được nhiều nhất khách hàng lựa chọn và tin dùng sản phẩm” Em sẽ làm như thế nào để chiến thắng trong cuộc thi này.

- Chuyển giao nhiệm vụ cho HS

+ Chia nhóm học sinh: thành 4 nhóm và đảm bảo mỗi nhóm có HS giỏi (khá), HS trungbình, HS yếu và có lưu ý đến hứng thú của HS

+ Phân công nhiệm vụ và chỉ dẫn cụ thể : mỗi nhóm nhận 2 nhiệm vụ như nhau:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm một số VBQC về sản phẩm dầu gội đầu (văn bản trên báo chí, đoạnvideo hoặc có minh họa hình ảnh); phân tích và thẩm định các VBQC này Nhiệm vụ 2: Trongvai một nhân viên marketting của một công ty chuyên cung cấp hàng tiêu dùng, hãy thiết kế mộtquảng cáo cho một trong các sản phẩm của công ty Thiết kế quảng cáo được trình diễn trênPowerPoint

+ Cung cấp cho HS các tài liệu in sẵn và 1số địa chỉ trang web; Tiêu chí đánh giá sảnphẩm, Phiếu hướng dẫn nghiên cứu dự án và Kế hoạch dự án (xem phụ lục)

+ Thống nhất với HS kế hoạch thực hiện

Giáo viên Học sinh (làm việc theo hình thức nhóm)

- Nêu lại ý tưởng và kịch bản

dự án đã thống nhất và các - Họp nhóm, tập hợp lại tài liệu được lựa chọn - Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các

Trang 17

nhiệm vụ đã bàn giao cho

các nhóm

- Chỉ dẫn cách thực hiện và

hạn định thời gian

- Thường xuyên kiểm tra

tiến độ thực hiện dự án của

từng nhóm

- Quan sát bao quát thái độ

làm việc của các thành viên

trong các nhóm

- Hỗ trợ kịp thời khi HS

gặp vướng mắc

thành viên thiết kế quảng cáo trong các vai:

+ Nhà nghiên cứu: Mọi thành viên trong nhóm đều phải

tham gia tìm kiếm thông tin và nghiên cứu ý tưởng thiết kếquảng cáo cho sản phẩm mà nhóm lựa chọn

+ Nhà thiết kế: đề xuất ý tưởng quảng cáo, lên kế hoạch chi

tiết cho văn bản quảng cáo (VBQC) quảng cáo như: bố cục,nội dung lời quảng cáo và dự kiến hình thức trình bày

+Chuyên viên công nghệ: thực hiện nghiên cứu trên

Internet, tải thông tin và sau khi bàn bạc với nhà thiết kếquyết định hình thức trình bày VBQC (lựa chọn cách thứctrình bày sản phẩm sao cho ấn tượng như: định dạng tờ rơi, ápphích hay văn bản viết có minh họa hình ảnh)

+ Biên tập viên: ghi chép quá trình làm việc của nhóm + Người thuyết trình: giới thiệu quá trình nghiên cứu của

nhóm, trình bày kết quả (có thể kết hợp nhiều cá nhân) vàthuyết minh về ý đồ quảng cáo của nhóm mình

- Các thành viên thực hiện dự án trên cơ sở Kế hoạch dự án,

Phiếu hướng dẫn nghiên cứu dự án và Tiêu chí đánh giá sản phẩm do GV cung cấp trước giờ lên lớp.

- Sau thời gian hạn định, từng thành viên báo cáo kết quả vàthảo luận trước nhóm

- Nhóm cùng chỉnh sửa, hòan thiện sản phẩm; bàn bạc vềcách thức trình bày Quá trình làm việc này sẽ được Thư kínhóm ghi chép vào Biên bản làm việc nhóm

3.2.3 GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm (35 phút )

- Hoạt động 1: GV nêu lại nhiệm vụ, chỉ dẫn về cách thức và thời gian trình bày cho các nhóm

- Hoạt động 2: Các nhóm trình bày sản phẩm và chọn ra sản phẩm ấn tượng nhất

+ Mỗi nhóm có 4 phút để giới thiệu VBQC mà nhóm mình sưu tầm

+ 4 VBQC cùng được trình bày trên PowerPoint và ở một vị trí của lớp học

+ Các nhóm nhận xét, phân tích, đánh giá và chọn ra VBQC hay nhất và kết quả VBQC

về xe máy của nhóm 2 được các nhóm đánh giá là độc đáo nhất

- Hoạt động 3: GV tổ chức cho các nhóm HS phân tích VBQC hay vừa được chọn và trên cơ sởnhận xét của các nhóm, GV tổng hợp và định hướng kiến thức bài học về: Vai trò và yêu cầuchung của VBQC

- Hoạt động 4: Các nhóm trình bày sản phẩm quảng cáo mà nhóm đã thiết kế được với tư cách lànhân viên Marketting (thời gian 5- 7 phút):

+ Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm quảng cáo mà nhóm đã thiết kế; còn các nhómcòn lại đóng vai là các khách hàng, người tiêu dùng

Trang 18

+ Đại diện các nhóm sáng tỏ ý tưởng quảng cáo của nhóm mình về các mặt: Mục đích vàđối tượng quảng cáo; Phân tích các yếu tố hấp dẫn của VBQC

- Hoạt động 5: GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo về các bước tiến hành viết một văn bảnquảng cáo mà nhóm đã thực hiện (5-6 phút) GV tổng hợp và định hướng cho HS kiến thức về

Cách viết một VBQC

- Hoạt động 6: GV đưa thêm một số lưu ý để giúp HS thiết kế được một sản phẩm quảng cáo hấpdẫn và thu hút nhất

3.2.4 GV tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá dự án (10 phút)

- Tổ chức thảo luận: các nhóm cử đại diện đưa ra các nhận xét và câu hỏi chất vấn (nếu có) về dự

án của các nhóm khác GV đóng vai “trọng tài” điều hành cuộc thảo

- Đánh giá dự án:

+ HS điền vào các phiếu (Phiếu tham vấn, Phiếu đánh giá (xem phụ lục)

+ Cùng với việc trực tiếp quan sát thái độ làm việc và sự cộng tác, GV tập hợp các kếtquả kết hợp với Biên bản làm việc nhóm, Phiếu đánh giá để xem xét tính điểm cho tổng điểmtòan nhóm Từ việc nhận điểm tổng của GV, các nhóm HS đã căn cứ vào quá trình làm việc vàphân chia điểm hợp lý trong nhóm rồi báo cáo lại cho GV

3.2.5 Dặn dò HS, bàn giao nhiệm vụ mới (10 phút cuối)

- GV yêu cầu các nhóm chỉnh sửa, hòan thiện sản phẩm quảng cáo đã thiết kế

- Đưa ra nhiệm vụ mới: Cung cấp cho HS 1 đoạn video quảng cáo về sản phẩm bột ngọt

Miwon đã bị xóa âm thanh, yêu cầu các nhóm viết lời quảng cáo cho sản phẩm này

- Cuối tiết học, HS làm bài kiểm tra 5 phút đánh giá kiến thức HS thu nhận được sau tiết học

C HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh Việc tạo ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức sẽ kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình học tập Phương pháp dạy học dự án sẽ khơi dậy ở học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìm tòi, bồi dưỡng năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống

Điều này có thể được minh chứng qua một số kết quả sau:

I Kết quả bài kiểm tra

Trang 19

Câu hỏi trong đề kiểm tra gồm 7 câu, nội dung chủ yếu bám sát 4 nội dung chính của bài học

nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của HS và giúp các em nhớ bài học ngay trên lớp HS làm bàikiểm tra với thái độ nghiêm túc

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Thời gian làm bài: 5phút)

1 Lựa chọn từ đúng để hòan thiện khái niệm về văn bản quảng cáo:

Văn bản quảng cáo là loại văn bản [ ] về một sản phẩm dịch vụ nhằm [ ] và thuyết phục khách hàng về chất lượng, tiện ích, của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích [ ] và [ ] dịch

vụ đó

a Thông tin/ thu hút/ mua hàng/ sử dụng

b Miêu tả/ thu hút/ sản phẩm/ sử dụng

c Cung cấp thông tin/ giới thiệu/ mua hàng/ sử dụng

d Miêu tả/ giới thiệu/ mua hàng/ sử dụng

2 Mục đích nào sau đây không phù hợp cho một văn bản quảng cáo?

a Giới thiệu một cuốn sánh mới hay một bộ phim mới chiếu

b Trình bày, giới thiệu một mặt hàng mới

c Chào mời mọi người cùng đến khai trương một cửa hàng

d Giới thiệu nội dung một hội thảo về môi trường

3 Nội dung nào sau đây là cần thiết nhất trong một văn bản quảng cáo?

a Tên sản phẩm và nhà sản xuất

b Tên sản phẩm và chất lượng sản phẩm

c Tên sản phẩm và quy trình sản xuất

d Tên sản phẩm và địa chỉ liên hệ

4 Khâu khó khăn nhất khi phải xây dựng một văn bản quảng cáo là gì?

a Xác định đối tường mà quảng cáo cần hướng tới

b Thiết kế được một ý tưởng có khả năng diễn đạt được hết tính ưu việt của sản phẩmbằng một kịch bản độc đáo

c Xác định xem cần đưa vào quảng cáo thông tin nào về sản phẩm

d Nên sử dụng hình thức nào cho quảng cáo

5 Để khẳng định chất lượng của sản phẩm quảng cáo, cần sử dụng kiểu câu nào?

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w